NCBI – Trung tâm công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ
Nghiên cứu tiến hành trên 21 trẻ sơ sinh 40 tuần tuổi đến từ gia đình song ngữ tiếng Anh. Trẻ sơ sinh sẽ tham gia 12 tiết học (4 tuần) tiếng Tây Ban Nha, mỗi tiết học 25 phút. Trong mỗi tiết, một gia sư gốc Tây Ban Nha đọc sách ảnh (10 phút) và miêu tả đồ chơi (15 phút). Một phụ huynh ngồi đằng sau, giữ trẻ ngồi đối diện với gia sư và giữ im lặng trong suốt tiết học. Tất cả những em bé đều tham gia tiết học 1-1 và 1-2 (2 trẻ và 1 gia sư) với gia sư. Tất cả những tiết học đều được camera ghi lại.
Mỗi em bé được tiếp xúc với 3 tới 5 người bản xứ trong suốt 12 tiết học để đảm bảo trẻ nhận được lượng đầu vào với đa dạng các giọng nói và những phương thức giao tiếp khác nhau.
Nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng tương tác xã hội hỗ trợ cho việc học ngữ âm trong ngôn ngữ thứ hai (Kuhl và cộng sự, 2003). Kết quả nghiên cứu hiện tại lần đầu tiên cho thấy sự chú ý chung dự đoán một giới hạn thần kinh trong việc học ngôn ngữ thứ hai ở trẻ. Trẻ sơ sinh tương tác bằng cách thay đổi hướng nhìn, nhìn người gia sư rồi nhìn đồ chơi và ngược lại, học được nhiều hơn về ngôn ngữ được cung cấp bởi gia sư. Vì vậy trong những giai đoạn đầu tiên của việc học ngôn ngữ, hành vi xã hội của trẻ sơ sinh có liên quan chặt chẽ đến việc học ngữ âm.
Hơn nữa, hành vi xã hội của trẻ sơ sinh có tương quan với việc phân biệt âm vị trong tiếng Tây Ban Nha chứ không phải sự phân biệt âm vị ngôn ngữ bản địa của trẻ (tiếng Anh). Điều này có thể chỉ ra rằng đây không chỉ dừng lại là khả năng ngôn ngữ chung.
Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng từng trẻ sơ sinh được cung cấp bối cảnh xã hội tương tự có thể học ở các cấp độ khác nhau. Những trẻ sơ sinh có nhiều sự thay đổi hướng nhìn giữa người gia sư Tây Ban Nha và đồ chơi cho thấy việc học ngữ âm mạnh mẽ hơn, trong khi đó những trẻ chủ yếu chỉ tập trung vào đồ chơi yếu hơn khi phân biệt các âm tiếng Tây Ban Nha (Xem thêm Ảnh hưởng của loại đồ chơi đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ). Việc cho rằng chỉ cần ghép âm thanh lời nói với hình ảnh trên video là đủ để trẻ học ngôn ngữ thì được chứng minh là không hiệu quả trong thực nghiệm (Kuhl et al., 2003). Thay vào đó, những phát hiện cho thấy trẻ sơ sinh thông qua việc nhìn qua lại giữa một người thật và một đối tượng của cuộc trò chuyện (đồ chơi) giúp tăng cường việc học ngữ âm.
Tương tác xã hội giúp tăng cường học ngôn ngữ theo hai cách, thông qua việc tăng các yếu tố tạo động lực trong quá trình tương tác xã hội (Roseberry & Kuhl, 2013) và thông qua sự gia tăng lượng thông tin được đưa ra bởi những hành động xã hội. Nghiên cứu hiện tại cho thấy thông tin lượm lặt được từ sự thay đổi hướng nhìn của trẻ sơ sinh trong quá trình tương tác xã hội có liên quan đến việc học.
Tóm lại, nghiên cứu hiện tại cho thấy mối quan hệ đáng kể giữa mức độ trẻ sơ sinh chuyển ánh mắt giữa khuôn mặt gia sư và chủ đề của cuộc trò chuyện (đồ chơi) và mức độ trẻ sơ sinh học ngữ âm khi đo bằng các biện pháp thần kinh. Mối tương quan giữ hành vi và não bộ này có ý nghĩa thống kê và dựa trên lý thuyết. Chúng tôi lập luận rằng bối cảnh xã hội cung cấp những thông tin quan trọng mà những thông tin này có thể không tồn tại hoặc bị giảm đáng kể trong các tình huống phi xã hội, chẳng hạn như xem video hoặc các bài thuyết trình chỉ nghe mà không tạo ra việc học ngữ âm (Kuhl et al., 2003). Kuhl và cộng sự cũng đã tiến hành nghiên cứu để đưa ra phương pháp giúp con học ngoại ngữ 1 tiếng mỗi ngày.
Ảnh hưởng của việc tương tác xã hội – tương tác giữa người với người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một nghiên cứu khác cũng đã tiến hành thí nghiệm để khẳng định tầm quan trọng của tương tác xã hội. Ba mẹ xem thêm tại đây. Đồng thời việc tương tác tích cực bằng mắt, gương mặt và giọng nói có tác động tích cực đến việc học của trẻ cũng được chứng minh qua nghiên cứu sau.
Tìm hiểu thêm về Sơ đồ ngôn ngữ trong não bộ của trẻ.
Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4824050/
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Lan Hương – mẹ của Mỡ
Thạc sĩ Giáo dục – ĐH Queensland, Australia
Trả lời