Teach me to talk – Laura Mize, pediatric speech-language pathologist – nhà âm ngữ trị liệu, chuyên khoa nhi tại Kentucky
Nhiều trẻ mới biết đi bị chậm nói có thể sẽ gặp khó khăn khi trả lời các câu hỏi.
Những vấn đề thường gặp gồm có:
- Lặp lại câu hỏi hay những từ cuối trong câu hỏi thay vì trả lời những gì được hỏi
- Trả lời không đúng cách. Ví dụ như trẻ sẽ gật đầu để trả lời “YES” khi ba mẹ hỏi trẻ dạng câu hỏi có hoặc không
- Trả lời lạc đề. Ví dụ trẻ trả lời: “Two” (2) khi ba mẹ hỏi “What’s your name?” (Con tên là gì?)
- Không trả lời và lờ đi câu hỏi
Khi trẻ được 30 tháng tuổi, hầu hết trẻ với sự phát triển bình thường sẽ liên tục trả lời các câu hỏi Yes/ No (có/ không), hay câu hỏi có 1 trong 2 phương án được cho sẵn để trả lời (“Do you want your Dora shirt or flower shirt?” (con muốn áo Dora hay áo hoa nè?)) và trả lời những câu hỏi đơn giản về “What” (cái gì) và “Where” (ở đâu) (“What do you want to eat?” (Con muốn ăn cái gì?) hay “Where did Daddy go?” (Bố con đi đâu rồi?)).
Khi được 3 tuổi, hầu hết trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường trả lời đúng cách những câu hỏi phổ biến liên quan đến chính trẻ ví dụ như “What’s your name?” (Con tên là gì?) và “Are you a boy or a girl?” (Con là bé trai hay bé gái?)
Bên dưới chính là những cách đúng đắn và đáng để thử để ba mẹ giúp trẻ ở nhà.
1. Đưa ra những câu hỏi cơ bản
Trẻ nhỏ học cách để trả lời dạng câu hỏi “What’s that?” (cái gì đây nhỉ?) để nhận biết những đồ vật trước khi trẻ bắt đầu trả lời những dạng câu hỏi khác. Nếu trẻ không trả lời được dạng câu hỏi này một cách nhất quán, ba mẹ hãy để trẻ luyện tập nhiều hơn với những từ mà trẻ sử dụng được trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ như khi ba mẹ muốn nói về “shoes” (đôi giày), ba mẹ hãy hỏi trẻ “What’s that” (cái gì đây con?) trong khi chỉ tay vào đôi giày của trẻ, khi xem các bức hình về đôi giày, khi đọc sách, và khi chơi với những nhân vật đồ chơi.
Trẻ mới biết đi cũng bắt đầu trả lời những câu hỏi cần đưa ra những sự lựa chọn ví dụ “Do you want milk or juice? (con muốn uống sữa hay nước trái cây), Which one should we play -blocks or cars? (Con muốn chơi gì nè-khối hộp hay xe hơi), Should we read Good Night Moon or the Elmo book? (Giờ mình nên đọc truyện Good Night Moon hay quyển the Elmo nhỉ?), Do you want a hug or a kiss? (Con muốn mẹ ôm hay hôn con nhỉ), Does the cow want to eat or sleep? (Con bò muốn ăn hay ngủ hả con)”. Nếu trẻ vẫn chưa nói được từ vựng, trẻ có thể trả lời bằng cách chỉ vào vật, nhìn vào hay thậm chí cầm đồ vật mà trẻ muốn. Khi trẻ đang nói hoặc chỉ trỏ, ba mẹ nên chờ trẻ nói ra, đặc biệt là những từ mà ba mẹ biết trẻ có thể nói được. Xem thêm 100 từ vựng đầu tiên của trẻ.
Một cách để chắc chắn là trẻ hiểu được việc lựa chọn sẽ bao gồm những thứ trẻ không thích. Đây là một cách đặc biệt hiệu quả với những trẻ chỉ lặp lại những từ cuối mà trẻ nghe được. Ví dụ khi ba mẹ hỏi trẻ muốn chơi với bong bóng (bubbles) hay chiếc tất (sock), nếu trẻ nói lại chữ tất (sock), ba mẹ hãy đưa cho trẻ chiếc tất. Ba mẹ cũng có thể sử dụng cách này với món đồ ăn nhẹ ưa thích và món mà trẻ không thích lắm. Nếu trẻ lặp lại và nói sai tên món đồ ăn trẻ thích, ba mẹ hãy đưa cho trẻ thứ trẻ nói ra cho dù việc này làm trẻ cảm thấy buồn hay nuối tiếc. Ba mẹ có thể đưa ra chơi trẻ cơ hội thứ 2 bằng cách nói “You said, ….. What do you want, ….. or……?”. Thỉnh thoảng ba mẹ có thể cầm món trẻ thích về phía trước và lắc nhẹ nó để thu hút sự thu hút của trẻ với món đồ. Đồng thời, ba mẹ nói to món trẻ thích và nói thầm thì món trẻ không thích.
Ba mẹ hãy hỏi những câu hỏi “Where” – ở đâu mà trẻ có thể trả lời bằng cách chỉ vào đồ vật, nhìn vào hoặc là cầm đồ vật lên. Ví dụ, mẹ có thể nắm quả bóng trong tay và hỏi trẻ quả bóng ở đâu rồi. Ba mẹ hãy hỏi trẻ những đồ vật quen thuộc trong nhà để trẻ có thể đến và lấy món đồ đó; yêu cầu trẻ hãy chỉ hoặc nhìn vào các thành viên trong gia đình khi được hỏi trong các bữa ăn. Mẹ hãy nhờ ba hoặc anh chị em lớn trong nhà để làm mẫu cho trẻ. Luyện tập những hoạt động này thường xuyên là tiền đề cho sự phát triển lời nói của trẻ.
Khi trẻ có thể trả lời được câu hỏi nhưng không nói ra, ba mẹ hãy nói từ mô tả vị trí cho đồ vật mà bé chọn. Nếu trẻ trả lời bằng cách chỉ vào các thành viên trong gia đình khi được hỏi câu hỏi ở đâu “where’s____”, ba mẹ hãy nói lại câu trả lời thông qua việc gọi tên của thành viên trong gia đình hoặc trả lời “Right there” (ở đó). Khi trẻ trả lời câu hỏi chỉ vị trí, ba mẹ hãy trả lời lại bằng câu đúng “Yes! It’s in the box” (Đúng rồi, nó ở trong cái hộp đó).
2. Tiếp tục cải thiện
Ba mẹ hãy hỏi những câu hỏi có hoặc không (Yes/ No questions) ví dụ như “Do you want cookies – yes or no?” đồng thời gật đầu hoặc lắc đầu để gợi ý cho trẻ khi ba mẹ muốn nói có hoặc không. Như vậy trẻ có thể liên hệ những hành động đó với lời nói và sử dụng những hành động nếu trẻ vẫn đang không thể hay không muốn nói gì.
Khi trẻ trả lời câu hỏi chỉ vị trí “Where” chính xác nhưng không phải bằng cách nói ra, ba mẹ hãy nói để làm mẫu câu trả lời bằng cách hỏi lại những câu hỏi phức tạp hơn: “Is your hat on your head or on your feet?” (Cái mũ của con ở trên đầu con hay ở trên chân con?), “Is the ball on the couch or the floor?” (Quả bóng ở trên ghế hay trên sàn vậy con?), “Is the dog eating or sleeping?” (Con chó đang ăn hay đang ngủ vậy con?). Một lần nữa, ba mẹ hãy dùng những hành động thực tế để giúp gợi ý cho trẻ trả lời một cách chính xác.
3. Hỏi những câu hỏi khó hơn
Nếu ba mẹ muốn hỏi trẻ về những kinh nghiệm của trẻ, ba mẹ có thể hỏi trẻ “What did you do at school today?” (Hôm nay con làm gì ở trường thế?)
Sử dụng phương pháp chọn lựa để giúp trẻ trả lời dễ hơn nếu trẻ không trả lời được câu hỏi đầu tiên bên trên. Ba mẹ có thể thử với câu hỏi “Did you paint or play in sand?” (Hôm nay con học vẽ hay con chơi cát thế?)
Ba mẹ nên cố gắng đa dạng hoá thứ tự các sự lựa chọn để khiến trẻ lắng nghe để có thể trả lời một cách chính xác. (Ba mẹ nên biết trước chút ít về những việc trẻ đã làm để câu hỏi hiệu quả hơn)
Gia đình hãy luyện tập phương pháp gợi nhắc trong lịch trình hàng ngày và đặc biệt là khi trẻ mới chơi xong. Ba mẹ hãy thuật lại những việc đã làm và sau đó hãy hỏi trẻ những câu hỏi liên quan, ví dụ “Today we ate Oreos, and blew whistles.” (Hôm nay mình ăn bánh Oreo và thổi sáo). Sau đó ba mẹ hỏi trẻ về những việc trẻ đã làm hôm nay và chỉ vào hoặc cầm đồ vật khi trẻ trả lời.
Khi mẹ và trẻ đi chơi ở ngoài về, hãy để trẻ kể lại cho ba những gì trẻ đã làm. Mẹ bắt đầu kể trước khi nói “We played on the slide and the swings.” (2 mẹ con chơi cầu trượt rồi sau đó chơi xích đu đó.). Sau đó ba hãy hỏi trẻ “What did you play?” (Con đã chơi những gì?). Nếu trẻ không trả lời được, ba mẹ hãy làm mẫu câu trả lời đúng cho trẻ.
Một thời điểm tuyệt vời khác để luyện tập là trong các bữa ăn. Thuật lại những món trẻ đã ăn trong bữa tối bằng cách nói “You ate chicken, macaroni, and peas” (Con ăn thịt gà, mì ống và đậu Hà Lan). Sau đó ba mẹ hãy hỏi lại trẻ “What did you eat for dinner?” (Tối nay con đã ăn gì?). Chỉ vào chỗ đồ ăn của trẻ để gợi ý cho trẻ.
Một cách khác vô cùng hiệu quả là một người hỏi và một người khác có thể nhắc câu trả lời cho trẻ nếu trẻ cần trợ giúp.
Đối với việc học để trả lời những câu hỏi quen thuộc về tên, tuổi, giới tính, thực hành luôn là cách tốt nhất.Một cách tốt cho việc này là hỏi anh/chị lớn trước để trẻ nhỏ có thể nghe câu mẫu và đó sẽ trở thành một trò chơi. Ba mẹ cũng có thể hỏi những câu hỏi Yes/ No: “Is your name Daddy/ sibling’s name/ pet name/ character name?” (Tên của con là Daddy hả?/ tên anh chị em họ/ tên thú cưng/ tên nhân vật?). Mẹ hãy lắc đầu và cười thật vui để mô tả cho “KHÔNGGG” và sau đó tiếp tục hỏi những câu hỏi trả lời là “Không” rồi đổi lại với những câu hỏi với câu trả lời là “Yes” (đúng/ có).
Giới tính thường là một khái niệm rất khó với những trẻ chậm nói. Để giúp trẻ học về giới tính, ba mẹ hãy chỉ cho trẻ về giới tính “Trai/ gái” ở mọi nơi. Ba mẹ thậm chí có thể sử dụng những tờ báo thời trang trẻ em với những hình ảnh dù là rập khuôn như bé gái thì mặc váy và tóc dài, bé trai thì mặc quần. Ba mẹ hãy chắc chắn rằng luyện tập cho trẻ thường xuyên trước khi thực sự hỏi câu hỏi “Is he a boy or a girl?” (Đó là bạn trai hay bạn gái vậy con?).
Vậy với ba mẹ, ba mẹ nên làm gì khi trẻ hỏi “What’s that?” (Cái này là cái gì ạ?). Ba mẹ xem thêm Lời khuyên khi dạy trẻ mới biết đi hỏi “What’s that?”
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời