• Trang chủ
  • Feedback ba mẹ
    • Feedback về Khoá học Dạy con song ngữ
    • Feedback về cuốn sách DẠY CON SONG NGỮ
    • Chia sẻ của ba mẹ về HP JUNiOR
  • Khoá học
  • Tài khoản
  • 0 - 0VND

HP JUNiOR

Tự dạy con học tiếng Anh

  • Nghiên cứu dạy con song ngữ
    • Dịch báo song ngữ
    • Phương pháp tương tác với con
  • Videos dạy con song ngữ
    • SHORT SENTENCES – Các mẫu câu ngắn giao tiếp với con
    • Hiểu lầm phổ biến và các phương pháp dạy con song ngữ
    • BABYTaLK – đoạn hội thoại giữa ba mẹ và con
    • PARENTESE- Các mẫu câu tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ
    • BOOK REVIEW – Dự án review sách cho trẻ
  • Tải tài liệu dạy con song ngữ và phương pháp tương tác với con
  • Hành trình của Mỡ
Trang chủ » Dịch báo song ngữ » NÓI 2 NGÔN NGỮ CÓ THỂ GIÚP CẢI THIỆN QUÁ TRÌNH LÃO HOÁ CỦA NÃO BỘ

NÓI 2 NGÔN NGỮ CÓ THỂ GIÚP CẢI THIỆN QUÁ TRÌNH LÃO HOÁ CỦA NÃO BỘ

19/09/2020 19/09/2020 hpjunior 0 Bình luận

The Washington Post – một trong những nhật báo lớn nhất ở Hoa Kỳ.

Tác giả Ramin Skibba

Kể cả khi bạn thông thạo hai ngôn ngữ, việc chuyển ngữ một cách mượt mà vẫn là một trở ngại cho người nói. Không có gì lạ khi nhiều người học ngôn ngữ dùng sai giới từ trong tiếng Anh hoặc mất liên kết giữa phần đầu và phần cuối của một câu tiếng Đức dài. Vậy việc làm chủ ngôn ngữ thứ hai có trau dồi cho con người về kỹ năng hay chỉ làm chúng ta thêm xáo trộn?

Câu hỏi này đã dấy lên một cuộc tranh luận không hồi kết giữa những nhà ngôn ngữ học và các nhà tâm lý học kể từ năm 1920, trong khi nhiều chuyên gia cho rằng trẻ song ngữ có thể bị suy giảm nhận thức khi lớn lên. Nhưng khoa học thì phát triển không ngừng.

Nhà tâm lý học ngôn ngữ Mark Antoniou từ đại học Tây Sydney tại Úc cho rằng song ngữ – hay việc sử dụng ít nhất hai ngôn ngữ trong đời sống hằng ngày – sẽ có lợi cho bộ não của người nói, đặc biệt là khi đến tuổi già. Trong một bài báo gần đây, ông đã đề cập đến cách tốt nhất để dạy ngôn ngữ cho trẻ em và đưa ra bằng chứng cho thấy việc sử dụng nhiều ngôn ngữ thường xuyên có thể giúp trì hoãn sự khởi phát của bệnh Alzheimer – hội chứng suy giảm trí nhớ. Sau đây là bài phỏng vấn nhà tâm lý học ngôn ngữ Mark Antoniou, đã được chỉnh sửa để nội dung rõ ràng và dễ hiểu hơn.

Hỏi: Dư luận trái chiều nói gì?

Trả lời: Những phát hiện ban đầu vào những năm 1960 về lợi ích của song ngữ đối với chức năng điều hành đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông và báo chí. Hẳn là những lợi ích của song ngữ đã bị phóng đại hoặc hiểu sai. Không phải người học song ngữ nào cũng có bộ não khỏe mạnh hơn người chỉ nói một ngôn ngữ. Nhiều câu hỏi về vấn đề này được giải thích tại Nhữngcâu hỏivề nuôi dạy trẻ song ngữ (P.1).

Nghiên cứu cho thấy bằng chứng về lợi thế song ngữ ở trẻ em, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Khi trẻ bước sang tuổi thanh niên, ở độ tuổi 20 chẳng hạn, sẽ khó khăn hơn để phát hiện được những lợi thế này. Điều này nói gì về sự thoái hóa của não bộ? Khi ta còn nhỏ, não bộ sẽ liên tục phát triển, nhưng đến tuổi trưởng thành thì não bộ đã đến phát triển đến cực đại, nên song ngữ sẽ không đem lại lợi ích rõ rệt. Tại sao trẻ sơ sinh có thể học cùng lúc 2 ngôn ngữ?

Hỏi: Việc học một ngôn ngữ mới có giúp ngăn ngừa tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer không?

Trả lời: Đây là một giả thuyết có thể tạm thời chấp nhận. Gần đây, có một nghiên cứu về việc dạy ngoại ngữ cho những người từ 65 tuổi trở lên với mục tiêu thúc đẩy chức năng não, kể cả khi đó được xem là một thời điểm khá muộn. Điều mà các nhà khoa học đang thử nghiệm là: Liệu ta có thể giúp người già bằng cách cho họ học ngôn ngữ không? Việc dùng phương pháp tiếp cận “dùng ngay kẻo mất” có đem lại lợi ích thật sự?

Những dấu hiệu ban đầu rất đáng mừng vì các dữ liệu sơ bộ cho thấy sự khả quan. Có vẻ như việc học một ngôn ngữ khi lớn tuổi giúp mang lại nhận thức tích cực cho người tham gia thí nghiệm.

Bởi vì việc học và sử dụng ngôn ngữ rất phức tạp – được xem là việc làm phức tạp nhất mà con người có thể tham gia – và có nhiều cấp độ. Ngôn ngữ gồm có âm thanh, âm tiết, từ ngữ, ngữ pháp, câu, cú pháp. Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có thể kiểm soát ngôn ngữ từ khi còn rất nhỏ. Có rất nhiều điểm ta cần phải lưu ý đến nỗi học ngôn ngữ được là một bài tập luyện cho cả mạng lưới não bộ to lớn. Và những vùng não đã qua luyện tập đó sẽ dần chồng lấn lên các vùng não lão hóa, từ đó cho thấy sự suy giảm đáng kể về nhiều bệnh lý thần kinh. Do đó, các nhà khoa học tin rằng học ngôn ngữ thứ hai sẽ là một hoạt động ưu việt để thúc đẩy quá trình khỏe lại của bộ não lão hóa.

Hỏi: Lời khuyên gì cho ba mẹ đang nuôi dạy con theo phương pháp song ngữ?

Trả lời: Ba mẹ hãy giữ kiên nhẫn và cố gắng khuyến khích bé thật nhiều. Trẻ song ngữ có một nhiệm vụ khó khăn hơn so với những trẻ chỉ học một ngôn ngữ duy nhất. Đó là trẻ phải học hai bộ từ vựng và hai ngữ điệu. Bên cạnh đó, việc lo lắng khi sử dụng ngôn ngữ thứ 2 của ba mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ, xem Sự lo lắngcủa ba mẹ ảnh hưởng tới việc học ngoại ngữ của trẻ. Việc ứng dụng ngôn ngữ thứ hai có thể là một thách thức với những người đang sống ở những đất nước nói ngôn ngữ chính (majority language). Và trẻ cần thấy rằng ngôn ngữ là thiết thực và có ích, nên rất cần thiết để xây dựng một môi trường, nơi có các sự kiện văn hóa hoặc trường học, để trẻ em có thể đắm mình trong ngôn ngữ thứ hai. 

Một mối quan tâm khác mà các bậc cha mẹ đưa ra là lo lắng rằng con họ có thể đang bị chứng “trộn ngôn ngữ”, xem Tổng quan về trộn ngôn ngữ và chuyển đổi ngôn ngữ ở trẻ em. Trên thực tế, đó là một phần hoàn toàn bình thường trong sự phát triển song ngữ. Nói đúng hơn, trẻ không hề nhầm lẫn, mà thay vào đó, đây là cách để trẻ thể hiện trình độ song ngữ hoặc khả năng kết hợp các ngôn ngữ của mình. Thêm nữa, Tương tác tích cựcbằng mắt, gương mặt và giọng nói có tác động gì đến việc học từ ở trẻ?

Bài báo được xuất bản lần đầu trên tạp chí Knowable.

Bài viết được lược dịch từ: https://www.washingtonpost.com/national/health-science/speaking-two-languages-may-help-the-aging-brain/2018/12/07/

Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.


Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?

Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây

Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.

⬇️ Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-

➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
🔓 Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
🔓 Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/

Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

https://hpjunior.vn/2021/02/tai-sao-tre-nho-co-the-de-dang-tro-thanh-song-ngu/
TẠI SAO TRẺ NHỎ CÓ THỂ DỄ DÀNG TRỞ THÀNH SONG NGỮ?
https://hpjunior.vn/2021/01/viec-hoc-1-ngon-ngu-khac-viec-tiep-thu-1-ngon-ngu-nhu-the-nao/
VIỆC HỌC 1 NGÔN NGỮ KHÁC VIỆC TIẾP THU 1 NGÔN NGỮ NHƯ THẾ NÀO?
https://hpjunior.vn/2021/01/nhung-cau-hoi-ve-nuoi-day-tre-song-ngu/
NHỮNG CÂU HỎI VỀ NUÔI DẠY TRẺ SONG NGỮ

Chuyên mục: Dịch báo song ngữ Thẻ: dịch báo song ngữ/ não bộ

Bài viết trước « CÙNG TRẺ CHIA SẺ NHỮNG TRẢI NGHIỆM BẰNG ĐỒ CHƠI
Bài viết sau LÀM GÌ KHI TRẺ KHÔNG CHƠI VỚI ĐỒ CHƠI? »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Kết nối

       

Bài viết mới nhất

  • BỘ TÀI LIỆU TỔNG HỢP TRÒ CHƠI CHO BÉ TỪ 1.5-3 TUỔI
  • Tóm tắt hành trình phát triển song ngữ của trẻ từ 4-5 tuổi (Dựa trên kinh nghiệm thực tế khi Hương dạy song ngữ cho Mỡ)
  • TÀI LIỆU SONG NGỮ HỮU ÍCH DO CÔ LAN HƯƠNG SỬ DỤNG TRONG 4 NĂM QUA
  • THẾ GIỚI KỲ DIỆU CỦA ÂM THANH – BƯỚC ĐỆM ĐẦU TIÊN CHO TRẺ TẬP NÓI
  • NHỮNG THÓI QUEN TUYỆT VỜI ĐỂ LUYỆN TẬP NÓI VÀ NGÔN NGỮ TẠI NHÀ
  • NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM KHI CON LUYỆN TẬP NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ

Bình luận mới nhất

  • Lê Huyền trong CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP VỚI CON KHÔNG-PHẢI-AI-CŨNG-BIẾT (PHẦN 5)
  • Nguyen Huyen trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • kim Vân trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • Trần Thị Huế trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)

Copyright by Dạy con song ngữ - HP JUNiOR © 2025 · Đăng nhập