• Trang chủ
  • Feedback ba mẹ
    • Feedback về Khoá học Dạy con song ngữ
    • Feedback về cuốn sách DẠY CON SONG NGỮ
    • Chia sẻ của ba mẹ về HP JUNiOR
  • Khoá học
  • Tài khoản
  • 0 sp0VND

HP JUNiOR

Tự dạy con học tiếng Anh

  • Nghiên cứu dạy con song ngữ
    • Dịch báo song ngữ
    • Phương pháp tương tác với con
  • Videos dạy con song ngữ
    • SHORT SENTENCES – Các mẫu câu ngắn giao tiếp với con
    • Hiểu lầm phổ biến và các phương pháp dạy con song ngữ
    • BABYTaLK – đoạn hội thoại giữa ba mẹ và con
    • PARENTESE- Các mẫu câu tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ
    • BOOK REVIEW – Dự án review sách cho trẻ
  • Tải tài liệu dạy con song ngữ và phương pháp tương tác với con
  • Hành trình của Mỡ
Trang chủ » Dịch báo song ngữ » NHỮNG CÂU HỎI VỀ NUÔI DẠY TRẺ SONG NGỮ

NHỮNG CÂU HỎI VỀ NUÔI DẠY TRẺ SONG NGỮ

15/01/2021 15/01/2021 hpjunior 0 Bình luận

Antonella Sorace, Bob Ladd. Raising Bilingual Children. The Linguistic Society of America.

  1. Tại sao ba mẹ lại muốn nuôi dạy trẻ song ngữ?

Có rất nhiều lí do, nhưng có 2 lí do chính là:

  • Ba mẹ nói những ngôn ngữ khác nhau (Ví dụ như: mẹ người Việt, ba người Mỹ)
  • Ba mẹ nói chung 1 ngôn ngữ, nhưng sống trong một cộng đồng nói bằng ngôn ngữ khác (Ví dụ: Ba mẹ người VIệt Nam sống ở Mỹ)

Trong trường hợp đầu tiên, cả ba và mẹ hẳn là đều mong muốn con nói ngôn ngữ mẹ đẻ của bản thân, và đó là trường hợp gia đình song ngữ (bilingual home). Với lí do thứ 2, ba mẹ có lẽ muốn sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình ở nhà, mặc dù vậy trẻ vẫn cần phải thích ứng với các hoạt động bên ngoài, thì đây là trường hợp môi trường song ngữ (bilingual setting). 

  1. Liệu trẻ có bị rối khi trẻ nghe 2 ngôn ngữ cùng lúc?

Câu trả lời là không. Trẻ nhỏ nhạy cảm một cách đáng kinh ngạc với những điểm khác biệt trong cách người khác nói chuyện. Thậm chí khi trẻ chỉ nghe 1 ngôn ngữ, trẻ cũng có thể nhận thức một cách nhanh chóng những điểm khác biệt trong cách nói chuyện giữa nam và nữ, giữa cách nói lịch sự và không lịch sự,… Đối với trẻ nhỏ, những tình huống song ngữ chỉ là vấn đề về sự khác nhau giữa người với người!

Một vài nhà nghiên cứu cho rằng việc tiếp xúc sớm với 2 ngôn ngữ sẽ gây bất lợi cho trẻ. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây đã phủ định điều đó, và có lẽ có nhiều những lợi ích cho việc trở thành song ngữ. Ngoài việc biết nhiều hơn 1 ngôn ngữ, người song ngữ có suy nghĩ linh hoạt hơn. …

Thỉnh thoảng sự phát triển song ngữ dẫn đến sự chậm hơn trong việc phát triển từng ngôn ngữ so với những trẻ phát triển đơn ngữ. Một vài trẻ song ngữ khi được 4 tuổi rưỡi vẫn nói những câu tiếng Anh như “Where you are?” (sai) thay vì “Where are you? “ (đúng). Với 1 đứa trẻ đơn ngữ, thì việc nhận thức để nói “Where are you?” khi được 3,4 tuổi là 1 giai đoạn phát triển bình thường. Còn với trẻ song ngữ, việc này chỉ là tốn thêm chút ít thời gian mà thôi.

Câu hỏi thường đặt ra: Việc học song ngữ ở trẻ em (có nguy hại không, khi nào bắt đầu)?

  1. Liệu trẻ song ngữ có trộn lẫn ngôn ngữ không?

Cũng giống như một người song ngữ trưởng thành, trẻ em song ngữ thường sử dụng những từ ngữ của ngôn ngữ này khi đang nói 1 ngôn ngữ khác (việc này được gọi là chuyển đổi ngôn ngữ – code switching). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ đang bị rối về việc lựa chọn ngôn ngữ trong khi nói. Trong gia đình song ngữ Italia- tiếng Anh, có rất nhiều từ vựng về thực phẩm là tiếng Italia, các thành viên trong gia đình vẫn dùng tiếng Italia cho những từ đó dù họ đang nói chuyện bằng tiếng Anh (dù có tiếng Anh dùng cho từ đó). Ví dụ họ vẫn sử dụng từ pollo thay vì nói chicken (gà) và sugo thay vì sauce (nước sốt). Tuy nhiên, khi trẻ nói chuyện với những người đơn ngữ, trẻ em song ngữ sẽ cẩn thận trong việc chỉ nói ngôn ngữ phù hợp với người đối thoại.

  1. Vậy chúng ta sẽ bắt đầu dạy trẻ 2 ngôn ngữ bằng cách nào?

Điều quan trọng mà ba mẹ phải ghi nhớ đó là đừng thực sự “dạy” trẻ nói. Thứ quan trọng nhất trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ là sự tiếp xúc (exposure) và nhu cầu (need). Nếu trẻ có cơ hội tiếp xúc với 1 ngôn ngữ trong nhiều ngữ cảnh, nhiều tình huống với nhiều người khác nhau từ khi được sinh ra, và nếu trẻ cảm thấy rằng bản thân mình cần ngôn ngữ đó để giao tiếp với thế giới xung quanh, trẻ sẽ học được ngôn ngữ đó. Và tương tự, nếu trẻ được tiếp xúc với 2 ngôn ngữ trong bối cảnh đa dạng và với nhiều người khác nhau từ khi được sinh ra, và đồng thời cảm thấy cần cả 2 ngôn ngữ để giao tiếp với những người xung quanh, trẻ sẽ học cả 2 ngôn ngữ.

Bài viết liên quan:

  • Những điều ba mẹ cần biết về song ngữ
  • Tại sao trẻ sơ sinh có thể học cùng lúc 2 ngôn ngữ?
  • Sự tiếp xúc với ngôn ngữ thứ 2 từ sớm tác động tới khả năng của trẻ sơ sinh như thế nào?
  • Giúp trẻ học ngoại ngữ 1 tiếng mỗi ngày

Bài viết được lược dịch từ: https://www.linguisticsociety.org/sites/default/files/Bilingual_Child.pdf

Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.


Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?

Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây

Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.

⬇️ Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-

➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
🔓 Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
🔓 Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/

Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/

Bài viết liên quan

https://hpjunior.vn/2021/02/bat-chuoc-buoc-dau-de-tre-hoc-hoi-phan-ung-nao-bo-tre-so-sinh-voi-nhung-hanh-dong-cua-nguoi-lon/
BẮT CHƯỚC – BƯỚC ĐẦU ĐỂ TRẺ HỌC HỎI. PHẢN ỨNG NÃO BỘ TRẺ SƠ SINH VỚI NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI LỚN
https://hpjunior.vn/2021/02/tai-sao-tre-nho-co-the-de-dang-tro-thanh-song-ngu/
TẠI SAO TRẺ NHỎ CÓ THỂ DỄ DÀNG TRỞ THÀNH SONG NGỮ?
https://hpjunior.vn/2021/01/phuong-phap-day-song-ngu-tieng-anh-cho-tre-0-12-thang-tuoi/
PHƯƠNG PHÁP DẠY SONG NGỮ – TIẾNG ANH CHO TRẺ 0-12 THÁNG TUỔI

Chuyên mục: Dịch báo song ngữ Thẻ: dịch báo song ngữ/ phương pháp/ Q&A/ trộn ngôn ngữ

Bài viết trước « BA MẸ CÓ BIẾT? 21 từ vựng mở rộng – chủ đề THỨC ĂN – MEAL TIME
Bài viết sau NHỮNG CÂU HỎI VỀ NUÔI DẠY TRẺ SONG NGỮ (PHẦN 2) »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Kết nối

       

Bài viết mới nhất

  • CÁC GIAI ĐOẠN CHƠI CỦA TRẺ NHỎ
  • TRẺ EM NÊN NÓI BAO NHIÊU TỪ LÀ ĐỦ? (P2)
  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SONG NGỮ 3-4 TUỔI- CHIA SẺ KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ
  • TRẺ EM NÊN NÓI BAO NHIÊU TỪ LÀ ĐỦ? (P1)
  • HIỂU VỀ VIỆC CÁC BÉ LẪN LỘN ĐẠI TỪ (Phần 2)
  • HIỂU VỀ VIỆC CÁC BÉ LẪN LỘN ĐẠI TỪ (Phần 1)

Bình luận mới nhất

  • Lê Huyền trong CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP VỚI CON KHÔNG-PHẢI-AI-CŨNG-BIẾT (PHẦN 5)
  • ucretsiz trong Dạy song ngữ cho trẻ: NHỮNG HIỂU LẦM VÀ SỰ THẬT (Phần 2)
  • Nguyen Huyen trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • kim Vân trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)

Footer

Tìm kiếm

Copyright by Dạy con song ngữ - HP JUNiOR © 2023 · Đăng nhập