• Trang chủ
  • Feedback ba mẹ
    • Feedback về Khoá học Dạy con song ngữ
    • Feedback về cuốn sách DẠY CON SONG NGỮ
    • Chia sẻ của ba mẹ về HP JUNiOR
  • Khoá học
  • Tài khoản
  • 0 sp0VND

HP JUNiOR

Tự dạy con học tiếng Anh

  • Nghiên cứu dạy con song ngữ
    • Dịch báo song ngữ
    • Phương pháp tương tác với con
  • Videos dạy con song ngữ
    • SHORT SENTENCES – Các mẫu câu ngắn giao tiếp với con
    • Hiểu lầm phổ biến và các phương pháp dạy con song ngữ
    • BABYTaLK – đoạn hội thoại giữa ba mẹ và con
    • PARENTESE- Các mẫu câu tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ
    • BOOK REVIEW – Dự án review sách cho trẻ
  • Tải tài liệu dạy con song ngữ và phương pháp tương tác với con
  • Hành trình của Mỡ
Trang chủ » Dịch báo song ngữ » TẠI SAO TRẺ NHỎ CÓ THỂ DỄ DÀNG TRỞ THÀNH SONG NGỮ?

TẠI SAO TRẺ NHỎ CÓ THỂ DỄ DÀNG TRỞ THÀNH SONG NGỮ?

20/02/2021 20/02/2021 hpjunior 0 Bình luận

University of Washington News – Tạp chí Trường đại học Washington

Mỗi ngôn ngữ có một bộ âm riêng biệt. Các nhà khoa học biết được rằng em bé mới sinh có khả năng phân biệt tất cả các âm đó, nhưng khả năng này sẽ bắt đầu yếu đi khi trẻ biết nói, khoảng 1 tuổi.

Tiến sĩ Patricia Kuhl của trường Đại học Washington đưa ra ví dụ: Người Nhật không thể phân biệt được âm “L” và “R” trong tiếng Anh, ví dụ người Nhật sẽ nghe “rake” và “lake” là có âm giống nhau. Nghiên cứu đã chứng minh được rằng trẻ 7 tháng tuổi ở Tokyo (Nhật) và ở Seattle (Mỹ) phản ứng giống nhau khi nghe được 2 âm ở trên. Nhưng khi em bé Nhật được 11 tháng tuổi thì đã mất đi phần lớn khả năng phân biệt âm đó.

Nghiên cứu tiến hành bằng cách theo dõi ánh mắt của trẻ. Bất cứ khi nào có 1 âm thanh cụ thể, 1 món đồ chơi vui nhộn sẽ được xuất hiện ở bên này hoặc bên kia. Em bé sẽ nhanh chóng học được cách nhìn về phía đó mỗi khi nghe được âm thanh, mới nhưng tương tự âm thanh ban đầu. Máy quét sẽ ghi lại cách não bộ xử lý và ghi nhớ ngôn ngữ.

Kuhl giải thích: “Bạn đang thiết lập một cấu trúc não bộ hoàn toàn phù hợp cho tiếng Nhật hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Pháp,” hoặc, nếu bạn là một đứa trẻ may mắn, não có hai bộ mạch thần kinh dành riêng cho hai ngôn ngữ khác nhau.

  • Một nghiên cứu tương tự đã chứng minh: Trẻ sơ sinh có thể học cùng lúc 2 ngôn ngữ
  • Sơ đồ ngôn ngữ trong não bộ của trẻ sơ sinh là như thế nào?

Em bé có thể học 2 ngôn ngữ nhanh như học 1 ngôn ngữ 

Điều đáng chú ý là em bé được nuôi dạy song ngữ có thể học cả 2 ngôn ngữ trong cùng khoảng thời gian những em bé khác học 1 ngôn ngữ chỉ bằng cách nói chuyện với trẻ bằng 2 ngôn ngữ. Trung bình trẻ đơn ngữ và song ngữ bắt đầu nói khi được khoảng 1 tuổi và có thể nói được khoảng 50 từ khi được 18 tháng. (Ba mẹ xem thêm: Liệu trẻ có đang phát triển kĩ năng ngôn ngữ bình thường?)

Những nhà nghiên cứu người Italia cho biết thêm việc trở thành song ngữ dường như giúp não bộ linh hoạt hơn. 

Việc học ngôn ngữ mới là dễ dàng nhất cho tới khi trẻ lên 7, nhưng khả năng này giảm rõ rệt sau tuổi dậy thì. Tiến sĩ Kuhl cho biết: “Não bộ sẵn sàng để tạo ra các mạch mới cho ngôn ngữ trước khi trẻ dậy thì hơn so với sau dậy thì. Khi trưởng thành, đó sẽ là một quá trình hoàn toàn khác. Bạn không học ngôn ngữ theo cách tương tự được và cũng sẽ không giống hoàn toàn được như người bản xứ.” 

Não bộ trẻ nhỏ cần tương tác người với người để học ngôn ngữ mới – chỉ TV hay CD thì không đủ. Kuhl và các nhà khoa học tại Đại học Tokyo Denki và Đại học Minnesota đã giúp phát triển chương trình máy tính hình ảnh con người nói bằng “parentese”, cách nói chậm, lên tông giọng và kéo dài âm mà ba mẹ sử dụng với em bé. 

Bài viết được lược dịch từ: http://ilabs.washington.edu/news/MSNBC_UW_I-LABS.pdf

Bài viết liên quan:

  • Những điều ba mẹ cần biết về song ngữ (câu hỏi)
  • Việc HỌC 1 ngôn ngữ khác việc TIẾP THU 1 ngôn ngữ như thế nào?
  • Sự tiếp xúc với ngôn ngữ thứ 2 từ sớm tác động tới khả năng của trẻ sơ sinh như thế nào?

Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.


Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?

Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây

Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.

⬇️ Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-

➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
🔓 Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
🔓 Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/

Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/

Bài viết liên quan

https://hpjunior.vn/2021/05/5-nhom-tu-dau-tien-bo-me-nen-day-tre-la-gi/
5 NHÓM TỪ “ĐẦU TIÊN” BỐ MẸ NÊN DẠY TRẺ LÀ GÌ?
https://hpjunior.vn/2021/02/bat-chuoc-buoc-dau-de-tre-hoc-hoi-phan-ung-nao-bo-tre-so-sinh-voi-nhung-hanh-dong-cua-nguoi-lon/
BẮT CHƯỚC – BƯỚC ĐẦU ĐỂ TRẺ HỌC HỎI. PHẢN ỨNG NÃO BỘ TRẺ SƠ SINH VỚI NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI LỚN
https://hpjunior.vn/2021/01/cac-mau-cau-giao-tiep-voi-con-bang-tieng-anh-reading-doc-sach/
CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP VỚI CON BẰNG TIẾNG ANH| READING: ĐỌC SÁCH

Chuyên mục: Dịch báo song ngữ Thẻ: dạy con song ngữ/ dịch báo song ngữ/ HP JUNiOR/ não bộ trẻ

Bài viết trước « CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP VỚI CON BẰNG TIẾNG ANH| READING: ĐỌC SÁCH
Bài viết sau BẮT CHƯỚC – BƯỚC ĐẦU ĐỂ TRẺ HỌC HỎI. PHẢN ỨNG NÃO BỘ TRẺ SƠ SINH VỚI NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI LỚN »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Kết nối

       

Bài viết mới nhất

  • CÁC GIAI ĐOẠN CHƠI CỦA TRẺ NHỎ
  • TRẺ EM NÊN NÓI BAO NHIÊU TỪ LÀ ĐỦ? (P2)
  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SONG NGỮ 3-4 TUỔI- CHIA SẺ KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ
  • TRẺ EM NÊN NÓI BAO NHIÊU TỪ LÀ ĐỦ? (P1)
  • HIỂU VỀ VIỆC CÁC BÉ LẪN LỘN ĐẠI TỪ (Phần 2)
  • HIỂU VỀ VIỆC CÁC BÉ LẪN LỘN ĐẠI TỪ (Phần 1)

Bình luận mới nhất

  • Lê Huyền trong CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP VỚI CON KHÔNG-PHẢI-AI-CŨNG-BIẾT (PHẦN 5)
  • ucretsiz trong Dạy song ngữ cho trẻ: NHỮNG HIỂU LẦM VÀ SỰ THẬT (Phần 2)
  • Nguyen Huyen trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • kim Vân trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)

Footer

Tìm kiếm

Copyright by Dạy con song ngữ - HP JUNiOR © 2023 · Đăng nhập