Định nghĩa “Chơi có chủ đích” có thể hiểu là chơi với đồ chơi hoặc những đồ vật dựa trên chức năng chính của nó (Ví dụ, lăn quả banh, đẩy một chiếc xe ở trên sàn nhà, hoặc chơi giả vờ bón ăn cho búp bê).
Tại sao kiểu chơi này lại quan trọng như vậy? Việc chơi chính là cách mà trẻ em học hiểu được thế giới xung quanh mình. “Chơi có chủ đích” là một công cụ tuyệt vời, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Việc chơi giúp phát triển kĩ năng xử lý tình huống (Problem-solving skill) của trẻ nhờ sự khám phá tính chất của một hành động hay một đồ vật nào đó (ví dụ, hard/soft – cứng/mềm, fast/slow – nhanh/chậm, và cách mà mọi thứ vận hành).
“Chơi có chủ đích” còn đóng một vai trò quan trọng trong tương tác xã hội. Trẻ em giao tiếp với nhau thông qua việc chơi đồ chơi, chơi dụng cụ, và những chuỗi hành động khác. Sự sẻ chia niềm vui trong cuộc chơi giúp phát triển cảm giác gắn kết giữa trẻ.
Mẹo để hỗ trợ cho trò chơi:
- Tạo sẵn môi trường thích hợp để trẻ có thể tập trung hơn.
- Thu hút trẻ với những điều trẻ thích và quan tâm.
- Dần dần cho trẻ thêm nhiều đồ chơi mới với những trải nghiệm về giác quan vì một số trẻ em cần phải tiếp xúc với đồ chơi mới một thời gian trước khi bắt đầu tương tác có chủ đích.
- Làm mẫu cho trẻ về cách chơi đồ chơi và dần dần loại bỏ đi sự hỗ trợ của ba mẹ trong cuộc chơi.
- Cho con những phần thưởng hoặc những hoạt động thú vị xen kẽ những lần chơi thắng cuộc.
- Khuyến khích trẻ bắt chước bạn bè đồng trang lứa.
- Tổng quát chuỗi hoạt động chơi bằng một bối cảnh cụ thể (ví dụ, hợp tác với anh/chị/em của con).
Các hoạt động gợi ý cho ba mẹ thử tại nhà:
1.Xe đồ chơi/ Tàu lửa đồ chơi
Có rất nhiều trẻ em thích chơi xe hơi đồ chơi hoặc tàu lửa đồ chơi, nhưng thường chỉ quay bánh xe hay chỉ chơi với một số ý tưởng hạn hẹp cũng như “chơi có chủ đích” một cách giới hạn, không phong phú. Sau đây là một số mẹo dùng để khuyến khích phát triển kỹ năng “chơi có chủ đích” tại nhà trong từng lĩnh vực khác nhau:
- Giao tiếp: Sử dụng ngôn ngữ đơn giản để diễn tả trò chơi với trẻ. Ba mẹ hãy làm mẫu về việc mở rộng những gì trẻ nói bằng cách thêm 1-2 từ. Ví dụ, ba mẹ nói “train” hoặc “go”, rồi sau đó kết hợp cả hai từ lại với nhau “Go train!” kèm theo sự di chuyển của con tàu lửa đồ chơi.
- Vận động tinh (Fine Motor Skill): Dựng nên chuỗi đường ray xe lửa cũng giống như trò giải đố một-bước (one-step puzzle) vậy, nó khuyến khích phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề (problem-solving skill) và khả năng kiểm soát vận động tinh (Fine Motor Skill). Sử dụng phấn để vẽ đường ray xe lửa hoặc con đường sẽ là một kiểu chơi thú vị, góp phần vào buổi chơi và cũng có thể khuyến khích sự tập trung của trẻ chú ý đến sự di chuyển của con tàu.
- Vận động thô (Gross Motor Skill): Sắp xếp vị trí ngồi cho con khi tham gia trò chơi cũng là một cách thích hợp, góp phần làm tăng hiệu quả cho việc “chơi có chủ đích”. Khuyến khích con ngồi thẳng lưng mà không phải tựa vào hoặc nằm chống tay bằng cùi chỏ. Ba mẹ hãy chắc chắn rằng con sẽ ngẩng cao đầu để tăng cường hiệu quả toàn thân! Kết hợp thêm trò chơi rượt đuổi với chiếc xe hơi đồ chơi trong tư thế bồ sẽ thúc đẩy hoạt động tương trợ (làm giống nhau), độ ổn định của vai và tư thế, và các trò chơi xã hội. Ba mẹ cũng có thể cho con uốn người thành hình một cây cầu (để con tự giữ tay và chân) và lăn chiếc xe hay con tàu ở phía dưới nó.
- Cảm xúc xã hội (Social-Emotional): Sử dụng đồ chơi ưa thích của con sẽ rất hiệu quả trong việc thúc đẩy sự chú ý chung (joint attention) cũng như luyện tập phương pháp lần-lượt (turn-taking) và là bước đầu chuẩn bị cho sự tương tác xã hội (social play). Lăn chiếc xe đồ chơi qua lại giữa ba mẹ và con cũng là một cách để thực hành phương pháp lần-lượt (turn-taking) và luyện tập độ tập trung của con – kỹ năng nền trong việc học. Ngoài ra, ba mẹ còn có thể luyện tập phương pháp lần-lượt (turn-taking) bằng cách hỏi con trao đổi các món đồ chơi ưa thích của con và tham gia chơi song song cùng với con, khuyến khích sự sáng tạo ý tưởng thông qua việc làm mẫu. Ba mẹ cũng có thể giúp con thực hiện những kỹ năng này với bạn bè hay anh chị em của mình khi con đã biết chơi một cách thành thạo với bố mẹ, hướng tới việc định hướng kỹ năng, chia sẻ và tương tác xã hội.
- Nhận thức: Ba mẹ cũng có thể giúp con làm theo những hiệu lệnh một-bước (one-step commands ví dụ như “Stop!” hoặc “Go!” kèm theo những món đồ chơi, và cuối cùng là mở rộng thành “Red light” – đèn đỏ, “Green light” – đèn xanh. Làm mẫu các giới từ chỉ vị trí của món đồ chơi (under the table – dưới bàn, on top of the book – đầu cuốn sách, over the track – trên đường ray) kèm theo hành động sẽ giúp con hiểu được các khái niệm này.
- Mở rộng trò chơi có chủ đích:
- Ba mẹ hãy soạn sẵn chủ đề và chuẩn bị những món đồ chơi khác (Ví dụ như con tàu di chuyển để thu hoạch thức ăn và vận chuyển chúng đến cho một buổi dã ngoại, những chiếc xe đồ chơi thì đi đến chỗ của các thành viên trong gia đình, con tàu lửa đồ chơi thì phải đưa những con thú đến chỗ của bác sĩ thú y.)
- Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề (Chiếc xe hơi đồ chơi bị hỏng bánh, “How we can fix it?” – Chúng ta nên sửa như thế nào đây?)
2. Sách:
Sách cũng là một vật dụng hữu ích cho việc “chơi có chủ đích”. Tùy thuộc vào khả năng ngôn ngữ của con mà việc đọc từng chữ trong sách là điều không bắt buộc phải thực hiện!
- Giao tiếp: Bàn luận nhiều hơn về các hình minh họa có trong sách bằng ngôn ngữ đơn giản nhưng hiệu quả sẽ làm con cảm thấy thích thú hơn và khuyến khích sự tham gia của con. Ví dụ: Nói “Look!” kèm theo hành động chỉ tay vào, cũng như đặt tên cho các bức tranh trong sách. Đối với những đứa trẻ có kĩ năng ngôn ngữ tốt hơn, ba mẹ có thể tương tác bằng cách suy luận hoặc dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo trong câu chuyện và hãy hỏi Wh- questions (Câu hỏi bắt đầu bằng từ Wh-) để khuyến khích khả năng đọc hiểu của con.
- Vận động tinh: Ba mẹ hãy để con giữ cuốn sách, lật trang sách và tự mình chỉ tay vào những bức tranh trong sách. Nâng cao cách tương tác này bằng việc sử dụng cuốn sách có giấy mỏng hơn.
- Vận động thô: Ba mẹ hãy tập trung vào tư thế chơi: tư thế thẳng đứng (không tựa lưng), quỳ nửa vời hoặc nằm sấp và chống tay khi đọc sách, làm quen với việc kiểm soát tư thế khi đang tham gia hoạt động tĩnh này.
- Cảm xúc xã hội: Tìm hiểu về Cảm xúc và Cảm giác của các nhân vật trong câu chuyện. Ba mẹ có thể bắt đầu bằng việc giới thiệu cảm xúc, nói mẫu cảm xúc mà ba mẹ muốn nhắc tới “He’s sad. Show me a sad face.” (Anh ấy đang buồn. Con làm mặt buồn cho ba/mẹ xem nào.) Khi con đã hiểu được hoạt động này, ba mẹ nên thảo luận thêm về cảm giác của các nhân vật có trong câu chuyện để mở rộng sự tương tác.
- Nhận thức: Định hướng cuốn sách hoặc bức ảnh (lật sách từ phải qua, đọc sách từ trái sang phải), thúc đẩy sự tập trung của con bằng cách tìm và định tên cho các vật có trong sách, chỉ cho con các ý chính của phần đầu, phần giữa và phần cuối của cuốn sách, và gợi nhớ cho con về những gì đã xảy ra trong câu chuyện sau khi đọc xong cuốn sách.
- Mở rộng việc chơi có chủ đích:
- Trả lời những câu hỏi về câu chuyện có trong sách (what happened, what do you think will happen).
- Dẫn những sự kiện cá nhân vào câu chuyện hoặc những câu chuyện ngoài lề.
- Đặt bản thân dưới các góc nhìn của nhân vật trong câu chuyện (how would you feel, what would you do).
3. Lego hoặc những khối gỗ/gạch đồ chơi:
Lego (khối lắp ráp) là một món đồ chơi tuyệt vời dành cho trẻ em với nhiều kỹ năng đa dạng.
- Giao tiếp: Diễn tả hình dạng của vật mà con sắp dựng nên. Ba mẹ có thể chỉ cho con biết tên màu của lego, và nhóm chúng lại với các cụm động từ (on top – ở trên, fall down – rơi xuống). Ba mẹ cũng có thể cải thiện khả năng tiếp thu ngôn ngữ của con (receptive language), chẳng hạn như làm theo hướng dẫn về mẫu của màu sắc và kích thước.
- Vận động tinh: Việc chơi mẫu sẽ hình thành độ tập trung mức độ thấp ở midline (đường chính giữa phân chia cơ thể thành hai phần bằng nhau) và sự kết hợp giữa hai phần của cơ thể (bilateral coordination). Ba mẹ sẽ bắt đầu bằng cách ghép hai khối lại với nhau và tách chúng ra cùng với các từ đơn giản (apart – kéo ra, together – ghép lại). Ba mẹ cũng có thể nâng cao mức độ lên bằng cách để con dựng nên một tòa nhà, hay một ngôi nhà, và phối hợp với trò chơi giả vờ.
- Vận động thô: Dựng các mảnh ghép lego từ mặt đất cao đến thắt lưng, nhắc con giữ tư thế quỳ gối cao trong khi chơi. Nếu con cực kỳ ưa thích legos, ba mẹ có thể đặt thùng chứa đồ chơi legos cách bề mặt 10-15 feet, cho con thực hiện các hoạt động đi dạo, lăn, nhảy hoặc động tác khác để thu gom các mảnh ghép. Ba mẹ có thể nhón chân lên để tạo hình một tòa tháp cao và đạp đổ nó!
- Cảm xúc xã hội: Khi chơi xây dựng tòa tháp cùng con, ba mẹ cũng nhớ kết hợp phương pháp “chơi theo lượt” (turn-taking) và “chơi hợp tác” (cooperative play). Bạn cũng có thể nhắm khả năng chịu đựng trước tình huống khó khăn (frustration tolerance) của con và các chiến lược đối phó bằng cách vô tình làm đổ tháp trước khi nó được hoàn thành, an ủi rằng sẽ không sao cả nếu con phạm sai lầm và làm mẫu cho con cách giải quyết vấn đề.
- Nhận thức: Chơi legos và các khối gỗ là một cách tuyệt vời để thực hiện trò chơi “Nguyên nhân-Kết quả”. Chẳng hạn như đập các khối gỗ vào nhau để tạo ra âm thanh hoặc xây tháp, sau đó đánh đổ nó. Legos có thể thu hút sự chú ý lâu dài của con, trang bị cho con các kỹ năng nền tảng trước khi đổi cách học tập tại chỗ. Khi các kỹ năng của con ngày càng phát triển, ba mẹ hãy cố gắng cho con làm theo những gì mình đã làm mẫu. Nó có thể là một mô hình tô màu hai-bước hoặc một cái gì đó phức tạp hơn như kim tự tháp vậy!
- Mở rộng việc chơi có chủ đích:
- Kết hợp các đồ chơi khác (làm nhà, vườn thú, thành phố, kết hợp câu truyện của riêng ba mẹ sáng tạo).
- “Bộ lego” có level cao hơn .
- Đưa cho con một bức ảnh mẫu và để con tạo thành hình theo mẫu.
4. Baby Doll / Ngôi nhà búp bê
Khi các kỹ năng chơi của con bạn bắt đầu phát triển, bạn có thể bắt đầu kết hợp “chơi giả vờ” (relational play) và “chơi tưởng tượng đồ vật này là một món đồ gì đó” (symbolic play). Chơi búp bê em bé và nhà búp bê là một cách tuyệt vời để con khám phá vai trò của chúng trong trò chơi và mở rộng cách chơi của con theo nhiều cách khác nhau.
- Giao tiếp: Ba mẹ nên làm theo sự dẫn dắt của con và cố gắng mở rộng lời nói của con bằng cách làm mẫu nghĩa của các động từ hoặc tính từ. Kết hợp âm thanh với trò chơi, chẳng hạn như âm thanh thở khò khè khi cho em bé búp bê nằm ngủ để diễn tả giấc ngủ, có thể giúp thúc đẩy sự tương tác và tham gia trò chơi. Nói các từ đơn giản, từ một đến hai từ có thể giúp thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ trong khi chơi.
- Vận động tinh : Kết hợp các thói quen mà trẻ tự thực hiện được như ăn uống, đi vệ sinh hoặc mặc quần áo để thực hành các kế hoạch vận động quen thuộc. Sử dụng búp bê trẻ em để làm mẫu các thói quen tự chăm sóc bản thân này giúp thúc đẩy các kỹ năng vận động tinh cũng như tăng cường sự tự tin của con về khả năng tự hoàn thành các thói quen này.
- Vận động thô: Tiếp tục theo dõi vị trí của con trong khi chơi .
- Cảm xúc xã hội: Búp bê có thể được sử dụng để làm ví dụ cho các biểu hiện cú cảm xúc, giúp con hiểu được những cảm xúc đơn giản (buồn, hạnh phúc) cũng như những cảm xúc ngày càng phức tạp (thất vọng, ghen tị) . Nó cũng cho con hiểu rằng người khác có cảm xúc khác với con, tạo cơ hội cho một đứa trẻ học cách quan tâm đến người khác và là nền tảng cho các kỹ năng săn sóc và cảm thông.
- Nhận thức : Việc hình thành và mở rộng các ý tưởng chơi cũng như trình tự của các ý tưởng có thể thúc đẩy sự phát triển nhận thức. Cung cấp ví dụ về các ý tưởng chơi đơn giản phản ánh cuộc sống hàng ngày (ngủ, thức dậy, ăn, đi vệ sinh), có thể giúp con bạn bắt đầu rút ra mối liên hệ giữa búp bê và bản thân, thúc đẩy khả năng hiểu vai trò, thói quen và môi trường của con.
- Mở rộng việc chơi có chủ đích:
- Các kế hoạch chơi phức tạp hơn.
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Trả lời