• Trang chủ
  • Feedback ba mẹ
    • Feedback về Khoá học Dạy con song ngữ
    • Feedback về cuốn sách DẠY CON SONG NGỮ
    • Chia sẻ của ba mẹ về HP JUNiOR
  • Khoá học
  • Tài khoản
  • 0 sp0VND

HP JUNiOR

Tự dạy con học tiếng Anh

  • Nghiên cứu dạy con song ngữ
    • Dịch báo song ngữ
    • Phương pháp tương tác với con
  • Videos dạy con song ngữ
    • SHORT SENTENCES – Các mẫu câu ngắn giao tiếp với con
    • Hiểu lầm phổ biến và các phương pháp dạy con song ngữ
    • BABYTaLK – đoạn hội thoại giữa ba mẹ và con
    • PARENTESE- Các mẫu câu tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ
    • BOOK REVIEW – Dự án review sách cho trẻ
  • Tải tài liệu dạy con song ngữ và phương pháp tương tác với con
  • Hành trình của Mỡ
Trang chủ » Phương pháp tương tác với con » HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH DÀNH CHO TRẺ TỪ KHI MỚI CHÀO ĐỜI

HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH DÀNH CHO TRẺ TỪ KHI MỚI CHÀO ĐỜI

30/08/2021 30/08/2021 hpjunior 0 Bình luận

Dành cho trẻ từ 0-12 tháng

Tại sao việc đọc sách với con lại quan trọng đến như vậy

Kể chuyện, nói chuyện hay hát hò sẽ giúp ích trong sự phát triển của trẻ theo nhiều cách khác nhau.

Bố mẹ thực hiện những hoạt động đọc sách hàng ngày sẽ giúp cho con làm quen với những âm thanh, từ vựng, ngôn ngữ và, cuối cùng, sự quan trọng của sách và niềm vui có được khi đọc sách. Tất cả đều sẽ hình thành nên kỹ năng đọc từ sớm cho con và giúp con biết đọc một cách thành thạo trong tương lai.

Hành động đọc truyện với con cũng giúp kích thích trí tưởng tượng và giúp con biết thêm nhiều hơn về thế giới quan xung quanh con. Thời gian đọc sách cùng con cũng chính là một cơ hội tốt để gia đình có thể cùng quây quần lại với nhau, chia sẻ những câu chuyện cho nhau. 

Bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách đọc sách thật to cho con nghe từ khi còn nhỏ – càng sớm càng tốt. Một số tài liệu về “đọc truyện cho con” (reading stories with babies and children ) và “phát triển khả năng biết chữ của con” (developing literacy) mà bố mẹ có thể tham khảo.

Đọc sách cùng con

Trẻ nhỏ có thể học được nhiều điều từ những trải nghiệm đọc sách cùng bố mẹ. Đây là một số cách mà bố mẹ có thể giúp con học:

  • Đọc thật chậm và dành nhiều thời gian hơn để bàn luận về từng trang sách sau khi bố mẹ đã đọc hết chữ trong sách cho con nghe. Điều này sẽ giúp cho con tập trung quan sát nhiều hơn về hình dạng của chữ và hình ảnh minh họa trong sách.
  • Lật trang sách khi đọc cùng con. Điều này cho con biết cách sử dụng sách.
  • Chỉ ra và đặt tên cho những thứ mới lạ và quen thuộc mà con thấy trong trang sách, thay vì chỉ đọc mỗi chữ. Khi con càng được nghe bố mẹ nói nhiều hơn, thì con sẽ càng học được nhiều từ vựng hơn trong các câu nói của bố mẹ. 
  • Thay đổi tông giọng (tone) khi bố mẹ đang đọc sách. Bằng cách này, con sẽ dễ dàng nhận ra những âm tiết khác nhau. Đây chính là một bước quan trọng để giúp con chuẩn bị cho việc hình thành âm thanh hoặc nói.

Sau đây là một vài cách giúp bố mẹ đọc sách hiệu quả cùng con:

  • Tạo không gian đọc sách tại nhà – ví dụ, một chiếc ghế, một căn phòng, chiếc ghế lười to và đủ thoải mái cho con ngồi, cùng với một hộp đựng sách hoặc treo kệ sách gần đó.
  • Tạo thói quen đọc sách cho con, và cố gắng đọc cùng nhau một quyển sách mỗi ngày. Ví dụ, đọc một cuốn sách vào mỗi cuối ngày cũng là một cách hay để kết thúc một ngày làm việc và học tập mệt mỏi.
  • Tắt TV (ti-vi) hoặc đài phát thanh, chuyển điện thoại sang chế độ im lặng, và tìm một không gian yên tĩnh để con có thể nghe rõ được những gì bố mẹ nói.
  • Thêm vào câu chuyện những âm anh hoặc tiếng kêu ngộ nghĩnh – để giờ đọc sách trở nên thú vị hơn!
  • Để con ở gần bố mẹ hoặc ở trên đùi trong khi đọc sách cùng con, để con có thể nhìn thấy quyển sách và cả khuôn mặt của bố mẹ.
  • Hãy để sở thích của con làm chủ đề cho buổi đọc sách. Sẽ có những ngày trẻ sẽ không muốn đọc sách, và điều đó sẽ không sao đâu nhé bố mẹ ơi.

Bố mẹ nên đọc sách gì cùng với con?

Nhìn chung, trẻ em thường thích đọc những quyển sách có âm tiết thú vị, nhịp vần và sự lặp lại. Sự lặp lại và nhịp vần sẽ giúp trẻ học tốt hơn.

Từ khi con mới sinh, bố mẹ sẽ có thể tìm đọc những cuốn sách:

  • có nhiều màu sắc đẹp với những hình ảnh lớn, có độ tương phản cao như ảnh trắng-đen – những loại hình như thế này sẽ giúp cho trẻ dễ tập trung và hứng thú hơn.
  • có nhiều chất liệu khác nhau để con có thể vừa nghe, vừa có thể nhìn được và vừa cảm nhận được.
  • có nhiều hình em bé và khuôn mặt
  • chất liệu nhựa mềm và không thấm nước hay những cuốn sách vải mà con có thể cho vào miệng hay đem theo khi tắm

Và sau đây là một số cuốn sách mà con có thể thích:

  • Aussie babies can by Magabala Books
  • Aussie toddlers can by Magabala Books
  • Boo! by Margaret Wild
  • Brown bear brown bear, What do you see? by Bill Martin Junior
  • Crocodile beat by Gail Jorgensen and Patricia Mullins
  • Everywhere babies by Susan Meyers
  • How many kisses do you want tonight? by Varsha Bajaj
  • I went walking by Sue Machin
  • Moo, baa, la la la! by Sandra Boynton
  • Polar bear polar bear, What do you hear? by Bill Martin Junior
  • Ten little fingers and ten little toes by Mem Fox
  • Ten little owls by Renee Treml
  • Walking through the jungle by Julie Lacome
  • Who? A celebration of babies by Robie Harris.

Nguồn tham khảo: 

Centre for Community Child Health (2008). Policy brief no. 13 2008: Literacy in early childhood. Melbourne: Royal Children’s Hospital. Retrieved 11 November from https://www.rch.org.au/uploadedFiles/Main/Content/ccch/PB13_Literacy_EarlyChildhood.pdf.

Council on Early Childhood (2014). Literacy promotion: An essential component of primary care pediatric practice. Pediatrics, 134(2), 404-409. doi: 10.1542/peds.2014-1384.

Fellowes, J., & Oakley, G. (2019). Language, literacy and early childhood education (3rd edn). Melbourne: Oxford University Press Australia.

Logan, J.A.R., Justice, L.M., Yumus, M., & Chaparro-Moreno, L.J. (2019). When children are not read to at home: The million word gap. Journal of Developmental and Behavioral Pediatrics, 40(5), 383-386. doi: 10.1097/DBP.0000000000000657.

Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.

Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?

Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây

Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.

⬇️ Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-

➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
🔓 Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
🔓 Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/

Lan Hương
Lan Hương

Thạc sĩ Giáo Dục, Đại học Southern Queensland, Úc
Tác giả bộ sách Dạy con song ngữ
Mẹ em bé song ngữ

https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/

Bài viết liên quan

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SONG NGỮ 3-4 TUỔI- CHIA SẺ KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ
TRẺ EM NÊN NÓI BAO NHIÊU TỪ LÀ ĐỦ? (P1)
HIỂU VỀ VIỆC CÁC BÉ LẪN LỘN ĐẠI TỪ (Phần 2)

Chuyên mục: Dịch báo song ngữ/ Phương pháp tương tác với con

Bài viết trước « NHỮNG KỸ NĂNG TÍNH TOÁN ĐẦU ĐỜI: CÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN CHÚNG
Bài viết sau KỸ NĂNG VIẾT DÀNH CHO TRẺ »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Kết nối

       

Bài viết mới nhất

  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SONG NGỮ 3-4 TUỔI- CHIA SẺ KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ
  • TRẺ EM NÊN NÓI BAO NHIÊU TỪ LÀ ĐỦ? (P1)
  • HIỂU VỀ VIỆC CÁC BÉ LẪN LỘN ĐẠI TỪ (Phần 2)
  • HIỂU VỀ VIỆC CÁC BÉ LẪN LỘN ĐẠI TỪ (Phần 1)
  • NHỮNG CÂU NÓI ĐẦU ĐÁNH DẤU CỘT MỐC THÚ VỊ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA CON (Phần 2)
  • NHỮNG CÂU NÓI ĐẦU TIÊN ĐÁNH DẤU CỘT MỐC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA CON (Phần 1)

Bình luận mới nhất

  • Lê Huyền trong CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP VỚI CON KHÔNG-PHẢI-AI-CŨNG-BIẾT (PHẦN 5)
  • ucretsiz trong Dạy song ngữ cho trẻ: NHỮNG HIỂU LẦM VÀ SỰ THẬT (Phần 2)
  • Nguyen Huyen trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • kim Vân trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)

Footer

Tìm kiếm

Copyright by Dạy con song ngữ - HP JUNiOR © 2023 · Đăng nhập