By Lauren Lowry
Hanen SLP and Clinical Staff Writer
Ba mẹ có con đang tập nói thường thắc mắc rằng:
- Tuần trước con vừa nói “cookie” (bánh qui) nhưng kể từ đó con không nói nữa. Tại sao lại như thế?
- Trẻ gọi gấu bông của con là “teddy”, nhưng tại sao con cũng gọi những con vật khác với cái tên “teddy”?
- Con có thể bắt chước ba mẹ khi ba mẹ nói “open” (mở). Nhưng tại sao con không thể tự mình nói từ “open”?
———————————————————————————————————-
Khi trẻ nhỏ học từ vựng và bắt đầu hình thành vốn từ vựng từ sớm, hành trình đó không hề dễ dàng. Đặc biệt là với những đứa trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hay gặp khó khăn trong việc liên kết các từ mới. Điều này có liên quan đến cách trẻ học từ vựng.
Cách mà trẻ thường học từ vựng chính là qua việc nghe những từ được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Nhưng đó là một quá trình không hề dễ dàng. Nghĩ về tình huống thường gặp như sau:
Trong khi đi dạo, mẹ chỉ vào một chú chó và nói, “Look at that little dog!” (Hãy nhìn chú chó nhỏ kia kìa con!). Việc mẹ chỉ vào chú chó ở bên kia đường sẽ cho con gợi ý về điều mà mẹ đang muốn nói. Tuy nhiên, trẻ cũng sẽ học được rằng:
- Trong những từ mẹ nói, từ nào chỉ “chú chó”? (Có phải “chú chó” là từ “little”?).
- Từ “dog” có phải là để chỉ một loại con vật bốn chân không? (mà không phải những loại con vật bốn chân khác như mèo, hay gấu mèo).
- Rằng có rất nhiều loại con vật được gọi là “dog” (nghĩ về những giống chó khác nhau – và chúng nhìn rất khác nhau!).
- Rằng từ “dog” có một nghĩa khác dựa vào những từ bổ nghĩa khác trong câu (ví dụ như “a guard dog” thì khác “a service dog”).
Có rất nhiều thông tin cần phải hiểu hơn là chỉ một từ vựng! Trẻ em dần dần phát triển kĩ năng này thông qua việc giao tiếp mà chúng thực hiện mỗi ngày với người lớn. Khi trẻ nghe ngôn ngữ được sử dụng khi nói về những hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của chúng, chúng sẽ dần hiểu được nghĩa của từ và cách sử dụng chúng. Trẻ thường sẽ hiểu từ vựng trước khi tập sử dụng chúng, và trẻ thường sẽ bắt đầu học danh từ trước (tên của người, nơi chốn, và vật dụng). Sau đó, trẻ sẽ sử dụng thêm các động từ đơn giản khác (những từ chỉ hành động) và tính từ (từ được sử dụng để miêu tả) trong vốn từ của chúng.
Khi trẻ nghe ngôn ngữ được sử dụng trong những hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của chúng, chúng sẽ dần hiểu được nghĩa của từ và cách sử dụng chúng.
Khi trẻ học từ vựng, trẻ sẽ sử dụng những thông tin mình vừa tiếp thu gần đây để giao tiếp. Điều này đồng nghĩa với việc, trẻ sẽ có thể chỉ sử dụng một từ để chỉ tất cả những thứ có cùng đặc điểm (như việc trẻ sử dụng từ “dog” cho tất cả các con vật bốn chân). Và kể cả khi trẻ nghe chỉ một từ một cách thường xuyên, trẻ có thể sẽ không hiểu ngay nghĩa của từ đó hay trẻ có thể sẽ không thể nhớ tình huống mà từ được sử dụng.
Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ có chung đặc điểm với trẻ phát triển bình thường trong việc học từ vựng. Tuy nhiên, trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ thì cần nhiều thời gian hơn để có thể hiểu từ và chúng cần phải nghe từ đó được lặp đi lặp lại thường xuyên và trong nhiều tình huống hơn trước khi chúng sử dụng từ mới để giao tiếp với mọi người.
Có rất nhiều cách mà ba mẹ hoặc người giám hộ có thể sử dụng để biến việc học từ mới trở nên dễ dàng hơn đối vói trẻ.
CÁCH LIÊN KẾT TỪ VỰNG LẠI VỚI NHAU
Tất cả trẻ em, kể cả trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ, học một cách hiệu quả nhất là khi chúng giao tiếp một cách thoải mái và đầy hứng thú với người lớn. Ba mẹ/ Người giám hộ không cần phải sử dụng những loại đồ chơi chuyên dụng hay thẻ học thông minh (Flashcard) – thói quen sinh hoạt và hoạt động mà trẻ trải nghiệm mỗi ngày chính là những điều mà trẻ cần để học từ vựng mới. Cách liên kết các từ vựng lại với nhau chính là để cho trẻ có nhiều cơ hội được nghe những từ vựng mới qua các hoạt động thú vị mà người lớn và trẻ làm cùng nhau. Sau đây là những điều mà ba mẹ có thể làm trong những hoạt động này:
- Nói về những điều trẻ yêu thích – khi ba mẹ nói về những điều thu hút sự chú ý của con, trẻ sẽ có nhiều động lực hơn và tập trung hơn với những điều ba mẹ nói. Nhằm hình thành sự hiểu biết cho con, ba mẹ cần phải chú ý và đồng thời nhìn vào vật mà ba mẹ đang nói đến.
- Lặp lại, lặp lại và lặp lại –Việc lặp lại ở đây không có nghĩa rằng ba mẹ phải nói từ mới thật nhiều lần trong một lần, ví dụ như ba mẹ muốn dạy con biết từ “water”, việc nói “This is water. Water. Say water.” (Đây là nước. Nước. Nói “nước” đi con.) sẽ không giúp ích được gì. Thay vào đó, ba hãy sử dụng lồng từ vựng vào giao tiếp tự nhiên hàng ngày với con. Thêm vào đó, nói từ “water” trong các hoạt động khác nhau nữa – như trong khi rửa chén, trong bữa ăn, và trong giờ tắm gội, hay trong lúc giả vờ cho thú đồ chơi uống nước. Mỗi tình huống khác nhau như ví dụ trên sẽ cho trẻ nhiều thông tin hơn về từ vựng đó và nghĩa của từ.
- Làm cho từ mới trở nên nổi bật thông qua cử chỉ và hành động – nếu ba mẹ cầm lên một vật gì hay sử dụng cử chỉ để diễn tả nghĩa của một hành động nào đó, con có thể liên kết được điều trẻ nhìn thấy và từ trẻ vừa nghe. Điều đó sẽ giúp con nhớ được từ vựng.
- Đừng áp lực trẻ phải nói lại hay bắt chước ba mẹ nhé – khi ba mẹ áp lực con như thế, con sẽ không học được cả về nghĩa của từ lẫn về cách mà từ được sử dụng. Việc bắt chước hay lặp lại từ ba mẹ vừa nói chỉ cho thấy rằng con có thể nói lại được từ đó mà thôi, kỹ năng này rất khác so với việc biết cách sử dụng từ để thể hiện điều trẻ muốn nói.
- Hãy mở rộng những điều mà trẻ nói – nếu ba mẹ nói một từ, hãy biến từ đó trở thành một câu nói ngắn gọn và có mang tính ngữ pháp. Việc thay đổi này sẽ giúp trẻ có thêm nhiều thông tin về nghĩa của từ và mối liên kết của từ đó với những từ khác. Ví dụ như, nếu con trẻ nói từ “fish” khi nhìn vào một hồ cá, bạn có thể mở rộng bằng câu nói “Yes, the fish is swimming.” (Phải, và những chú cá ấy đang bơi đó con.). Bằng việc nghe từ “fish” được sử dụng trong câu kèm với từ “swimming”, con sẽ bắt đầu học được mối liên kết giữa hai từ này. Đồng thời, với cách mở rộng nhiều thông tin về một từ như thế, trẻ sẽ có thể biết cách sử dụng từ một cách đúng đắn hơn.
Trẻ em bị chậm phát triển ngôn ngữ cần phải nghe những từ được lặp lại thật nhiều lần trong nhiều tình huống khác nhau. Ba mẹ không thể cho rằng trẻ sẽ biết được một từ vựng nếu chúng nói từ đó một lần; nếu trẻ sử dụng một từ một vài lần trong nhiều tình huống khác nhau, đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đang dần đưa từ đó vào vốn từ vựng của chúng. Bằng việc nói chuyện với trẻ cả ngày và làm nổi bật từ mới sử dụng những mẹo trên, ba mẹ sẽ giúp cho những từ vựng mới được liên kết hơn khi trẻ đang tiếp tục phát triển vốn từ vựng của chúng.
Nguồn Tham Khảo
1. Deák, G. (2013). Word Learning. In H. Pashler (Ed.), Encyclopedia of the Mind (pp.778-783). Sage Publications Inc.
2. Steele, S. C. & Mills, M. T. (2011). Vocabulary Intervention for School-age Children with Language Impairment: A Review of Evidence and Good Practice. Child Lang Teaching and Therapy, 27(3): 354–370.
3. Wakerfield, E. M., Hall, C., James, K. H., & Goldin-Meadow, S. (2018). Gesture for generalization: gesture facilitates learning of words for actions on objects. Developmental Science, 21(5), n/a-n/a. https://doi.org/10.1111/desc.12656.
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Trả lời