• Trang chủ
  • Feedback ba mẹ
    • Feedback về Khoá học Dạy con song ngữ
    • Feedback về cuốn sách DẠY CON SONG NGỮ
    • Chia sẻ của ba mẹ về HP JUNiOR
  • Khoá học
  • Tài khoản
  • 0 - 0VND

HP JUNiOR

Tự dạy con học tiếng Anh

  • Nghiên cứu dạy con song ngữ
    • Dịch báo song ngữ
    • Phương pháp tương tác với con
  • Videos dạy con song ngữ
    • SHORT SENTENCES – Các mẫu câu ngắn giao tiếp với con
    • Hiểu lầm phổ biến và các phương pháp dạy con song ngữ
    • BABYTaLK – đoạn hội thoại giữa ba mẹ và con
    • PARENTESE- Các mẫu câu tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ
    • BOOK REVIEW – Dự án review sách cho trẻ
  • Tải tài liệu dạy con song ngữ và phương pháp tương tác với con
  • Hành trình của Mỡ
Trang chủ » Phương pháp tương tác với con » KINH NGHIỆM DẠY TRẺ SONG NGỮ SAU 3 TUỔI

KINH NGHIỆM DẠY TRẺ SONG NGỮ SAU 3 TUỔI

06/12/2022 06/12/2022 hpjunior 0 Bình luận

Sau 3 tuổi, Hương thấy Mỡ, cũng như bao em bé khác, có sự phát triển rõ rệt về CẢM XÚC, MONG MUỐN TÌM HIỂU VÀ KHÁM PHÁ. Do đó mình sẽ nương theo những sự phát triển này để mở rộng ngôn ngữ cho con.

🎷 Về cảm xúc

Giai đoạn này mình nhận thấy bé rất hay quan sát khuôn mặt và thái độ của những người xung quanh khi nói chuyện. Vì vậy mình sẽ liên tục tự nhắc nhở bản thân thể hiện nhiều trạng thái cảm xúc với nét mặt tương đồng và gọi tên những cảm xúc đó. Như vậy con sẽ học hỏi được không chỉ đơn giản là từ vựng mà quan trọng hơn, con hiểu về cảm xúc và khi chính bản thân con có bất kì cảm xúc như thế nào cũng điều gọi tên được. Đó là cách để con không throw tantrum (nổi giận vì không biết cách thể hiện cảm xúc → dẫn đến việc không ai hiểu mình → có những hành vi bạo lực nhiều hơn).

Vi dụ: khi đi nhà sách, nhìn thấy một hộp đồ chơi, mình sẽ thể hiện khuôn mặt tò mò và nói với con “I’m so CURIOUS. Hmmm, What is inside this box? What do you think?” (Mẹ tò mò quá, không biết bên trong chiéc hộp này có gì nhỉ? Con nghĩ sao?).

Một lần khác, khi đặt mua một món đồ trang trí (bình hoa) trên Shopee nhưng lại không được như mình nghĩ. Thế là lôi ra nói với Mỡ “Mỡ, I’m so DISAPPOINTED. This vase is not as good as I expected”.(Mỡ ơi, mẹ thất vọng ghê. Cái bình này không đẹp như mẹ nghĩ).

Ngoài ra, mình tận dụng các cuốn sách trước đây của Mỡ, nhưng sẽ thêm thắt các chi tiết như hỏi con bạn đang cảm thấy như thế nào, tại sao bạn cảm thấy như vậy. Con có thể làm vẻ mặt tương tự được không. Sách luôn là 1 người bạn tuyệt vời của các bạn nhỏ để ba mẹ khai thác và gợi mở ra những hiểu biết mới cho con. I love books ❤

🎷 Về mong muốn tìm hiểu, khám phá.

Giai đoạn từ 3 tuổi mình nhận thấy bé liên tục hỏi đây là cái gì, tại sao, màu này là màu gì. Cơ hội đây rồi.

Nếu như trước đây, mỗi khi nói với Mỡ mình sẽ chỉ nói những mẫu câu đơn giản, từ vựng cơ bản dễ nhớ. Thì bây giờ mỗi đồ vật trước mắt, một sự việc đang xảy ra, mình đều cố gắng miêu tả rõ ràng với những chi tiết cụ thể hơn. Tóm lại là 1 câu nói dài hơn (thường là từ 7-10 từ/1 câu).

Ví dụ: Mỡ rất thích xe. Trước đây bạn sẽ chỉ cần biết chiếc xe này được gọi là gì. Bây giờ bạn sẽ muốn biết nhiều hơn về kính chiếu hậu là gì (outside mirror), lốp xe là gì (tire), tay cầm là gì (handle). Do mình nương theo sở thích là mong muốn tìm hiểu của con nên bé tiếp nhận rất nhanh.

Một tình huống khác là khi mình dẫn bạn đi siêu thị, nếu như lúc trước mình sẽ chỉ cho bạn đây là thịt, đây là rau, đây là kẹo, đồ hộp….Tới thời điểm này, mình sẽ nói với con chi tiết hơn: thịt bò (beef), thịt lợn (pork), cá hồi (salmon), rau muống (spinach), rau cải (cabbage), bí đỏ (pumpkin)…Rồi còn bày ra kiểu “I know you don’t like veggies. But you know veggies help you to be healthy and tall, like papa. Look, I’m gonna choose lettuce. How about you? Go get one that you like, ok?” (Mẹ biết con không thích ăn rau, nhưng ăn rau sẽ khỏe mạnh và giúp con cao lớn như papa á :)). Đây nhìn nè, mẹ sẽ mua rau xà lách, con thích rau nào?) – Rồi cho Mỡ quyền lựa chọn 1 bó rau nào mà bé nhìn- có- vẻ- thích.

Ngoài ra, mình sẽ liên tục đặt các câu hỏi “WHY- TẠI SAO” và hướng dẫn con cách trả lời để phát triển tư duy quan sát và giải quyết tình huống. Và thời gian đầu mình thường đặt các câu hỏi rất là dễ thôi. Ví dụ như tại sao con ôm mẹ, tại sao con vui thế- Và mọi người biết câu trả lời bất di bất dịch là gì không? Chú bé sẽ luôn nói “Because I love you” không cần biết mẹ đang hỏi gì 🙂Và đó là điểm khởi đầu thôi, dần dần về sau con đã quen với câu hỏi “Why“, mẹ sẽ bắt đầu hướng dẫn con cách trả lời phong phú hơn, dựa trên đúng những tình huống đang xảy ra. Thực sự những việc này mình đều dựa trên kiến thức về cách tương tác với con, cụ thể hơn là kĩ thuật babylead, có nghĩa là nương theo con bằng cách Observe (quan sát)- Watch (xem cách con làm/chơi)- Listen (lắng nghe).

🎷 Ngôn ngữ của bạn nhỏ 3 tuổi song ngữ như thế nào?

Đây là câu hỏi Hương nghĩ sẽ có nhiều ba mẹ quan tâm và lo lắng khi cho bé theo con đường song ngữ. Hương xin chia sẻ thật lòng để mong bố mẹ sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về hành trình này.

Cho tới giai đoạn sau 3 tuổi, Mỡ đã trải qua giai đoạn Code- switching (Chuyển đổi ngôn ngữ) (thực sự giai đoạn này thường diễ ra trong độ tuổi 4 tuổi khi các bé đã nhận thức rõ ràng về sự khác nhau giữa 2 ngôn ngữ).

Thời điểm này Mỡ đã hoàn toàn phân biệt rõ ràng Tiếng Việt- Tiếng Anh, nói chuyện với ai thì dùng đúng ngôn ngữ đó. Thậm chí bé còn có nhu cầu tự mở rộng ngôn ngữ của mình. Cụ thể, có những lần khi đang trong giờ ăn, thỉnh thoảng Hương sẽ cho bé ăn bột cá, và Mỡ sẽ hỏi mẹ “Mama, What is fish powder in Vietnamese” (mẹ, fish powder tiếng Việt gọi là gì?).

Lúc này các câu nói của Mỡ sẽ khá dài và có sự liên kết. Ví dụ “Couple days ago, a tow truck tow the car on the street to go to the garage, and the mechanic will fix it“. (Cách đây vài ngày 1 chiếc xe tải cứu hộ đã cẩu 1 chiếc xe tới ga ra. Thợ sửa xe sẽ sửa chiếc xe đó).

Hương hi vọng một vài chia sẻ sẽ giúp bố mẹ có cái nhìn rõ hơn về sự phát triển ngôn ngữ của các em bé song ngữ. Nếu bố mẹ có bé trong giai đoạn này và cần thêm lời khuyên Hương rất sẵn sàng để giải thích cho mọi người dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm của mình nhen.

Mẹ Mỡ.

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Tóm tắt hành trình phát triển song ngữ của trẻ từ 4-5 tuổi (Dựa trên kinh nghiệm thực tế khi Hương dạy song ngữ cho Mỡ)
TÀI LIỆU SONG NGỮ HỮU ÍCH DO CÔ LAN HƯƠNG SỬ DỤNG TRONG 4 NĂM QUA
THẾ GIỚI KỲ DIỆU CỦA ÂM THANH – BƯỚC ĐỆM ĐẦU TIÊN CHO TRẺ TẬP NÓI

Chuyên mục: Giao tiếp tiếng Anh với con/ Hành trình của Mỡ/ Phương pháp tương tác với con

Bài viết trước « SÁCH TRỞ NÊN SỐNG ĐỘNG VỚI ĐẠO CỤ
Bài viết sau KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ LÚC 1 TUỔI – CHIA SẺ CỦA MẸ LAN HƯƠNG (PHẦN 2) »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Kết nối

       

Bài viết mới nhất

  • BỘ TÀI LIỆU TỔNG HỢP TRÒ CHƠI CHO BÉ TỪ 1.5-3 TUỔI
  • Tóm tắt hành trình phát triển song ngữ của trẻ từ 4-5 tuổi (Dựa trên kinh nghiệm thực tế khi Hương dạy song ngữ cho Mỡ)
  • TÀI LIỆU SONG NGỮ HỮU ÍCH DO CÔ LAN HƯƠNG SỬ DỤNG TRONG 4 NĂM QUA
  • THẾ GIỚI KỲ DIỆU CỦA ÂM THANH – BƯỚC ĐỆM ĐẦU TIÊN CHO TRẺ TẬP NÓI
  • NHỮNG THÓI QUEN TUYỆT VỜI ĐỂ LUYỆN TẬP NÓI VÀ NGÔN NGỮ TẠI NHÀ
  • NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM KHI CON LUYỆN TẬP NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ

Bình luận mới nhất

  • Lê Huyền trong CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP VỚI CON KHÔNG-PHẢI-AI-CŨNG-BIẾT (PHẦN 5)
  • Nguyen Huyen trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • kim Vân trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • Trần Thị Huế trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)

Copyright by Dạy con song ngữ - HP JUNiOR © 2025 · Đăng nhập