Nội dung được trích từ khoá hướng dẫn dạy con song ngữ PRESCHOOL (3-5 tuổi)- (Hình ảnh minh hoạ buổi học 1 kèm 1 với mẹ Hằng- bé Nini)
Chắc hẳn bố mẹ đã từng nghe đến các từ. “Terrible 2”, “Terrible 3” – nôm na là sự khủng hoảng của trẻ lên 2 và lên 3.
Nguyên nhân
Từ giai đoạn từ 2 tuổi trở lên, bé mở rộng thế giới quan bằng việc quan sát và thử nghiệm, khẳng định cái tôi và sự độc lập (bằng cách luôn nói “Không”), học cách truyền đạt nhu cầu và mong muốn- Đây cũng chính là chìa khoá để bố mẹ biết cách xử lý trong giai đoạn khủng hoảng này của con.
Cách giải quyết
- Giúp trẻ gọi tên cảm xúc
Khi bé học cách truyền đạt nhu cầu và mong muốn, bố mẹ hãy cung cấp và dạy cho trẻ những từ vựng miêu tả và gọi tên cảm xúc theo đúng ngữ cảnh. Nếu chúng ta không giúp trẻ gọi tên cảm xúc, bé sẽ thể hiện thông qua hành động tiêu cực như đánh (hitting), la hét (screaming), ăn vạ (throwing tantrum), khó chịu với mọi người xung quanh (being cranky).
- Một số từ vựng gọi tên cảm xúc trong giai đoạn từ 2 tuổi trở lên (trích từ nội dung khoá dạy con song ngữ PRESCHOOL)
Happy (vui)- Sad (Buồn)- Angry (Giận dữ)- Nervous (Lo lắng)- Excited (Hào hứng)- Scared (sợ hãi)- Worried (lo lắng)- Curious (tò mò)- Disappointed (thất vọng)- Cranky (khó chịu)- Upset (thất vọng)- Bored (Chán nản)- Frustrated (bực bội)
- Các bước tiếp theo bố mẹ cần làm:
- Giữ bình tình (remain calm)
- Ngồi xuống ngay tầm mắt của con (get down to their level)
- Cầm tay để giúp con bình tĩnh hơn. Hoặc có thể ôm con (trước đó nên hỏi con có muốn bố mẹ ôm hay không)
- Để con trải qua những cảm xúc khó chịu (let them ride it out), lúc này hãy chắc rằng bố mẹ vẫn đang bên cạnh con.
- Bắt đầu xoa dịu con và giúp con hiểu rằng việc trải qua những cảm xúc như vậy là điều bình thường mà ai cũng sẽ gặp phải.
- Một lần nữa khẳng định rằng bố/mẹ hiểu cảm xúc của con và sẽ luôn ở cạnh con. Mọi thứ sẽ ổn.
Hãy luôn nhớ rằng tâm trạng của chúng ta sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới cách con kiểm soát cảm xúc. Vì vậy hãy luôn giữ sự bình tĩnh (remain calm) khi bé bắt đầu có sự khủng hoảng. Bố mẹ hãy dạy và tập cho con gọi tên cảm xúc của chính mình để mọi người xung quanh hiểu được con đang cảm thấy như thế nào. Từ đó bé sẽ thấy rằng bố mẹ luôn lắng nghe và hiểu mình. Hãy giúp con hiểu rằng cảm xúc là điều bình thường mà ai cũng sẽ có. Những cái ôm cũng là cách hay để giúp con bình tĩnh hơn.
Trên đây là một số chia sẻ khi Hương có dịp hướng dẫn các ba mẹ trong khoá PRESCHOOL. Chúng ta không chỉ đang dạy cho trẻ ngôn ngữ mà quan trọng hơn, ngôn ngữ đó chính là phương tiện để giúp bố mẹ hiểu con, về sở thích, tính cách, và những cảm xúc (dù là tích cực hay tiêu cực).
Source (Nguồn tham khảo)
Terrible Twos And Other Stages Of Kidhood
🌸 KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ :
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ từ 3 tháng – 1 tuổi: https://bit.ly/3k0vpmn
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ sau 1 tuổi: https://bit.ly/3z2a3sI
– Quá trình đồng hành cùng Mỡ từ 2-3 tuổi: https://bit.ly/3noFQ42
🌸 TÀI LIỆU VÀ KHOÁ HỌC HƯỚNG DẪN BỐ MẸ TỰ DẠY CON SONG NGỮ TẠI NHÀ
– Combo bộ sách Dạy con song ngữ Lý thuyết + Thực hành: https://bit.ly/3whP9oL
– Combo 2 EBOOK: BABYTaLK + PARENTESE (Các mẫu câu giao tiếp giữa bố mẹ và con): https://bit.ly/3pZnSDZ
– Ebook Từ vựng song ngữ cần biết: https://bit.ly/2SQTBwg
– Khoá dạy con song ngữ Baby (0-1.5 tuổi):https://hpjunior.vn/san-pham/khoa-day-con-song-ngu-baby/
– Khoá dạy con song ngữ Toddler (1.5-3 tuổi): https://bit.ly/39UV5hM
– Khoá dạy con song ngữ Preschool (3-5 tuổi): https://bit.ly/3wgTRUO
– Khóa hướng dẫn phát âm theo khung thời gian ngôn ngữ: https://bit.ly/33HnIrG
🌸 TÀI LIỆU VÀ NGUỒN THAM KHẢO VỀ QUÁ TRÌNH SONG NGỮ:
– Thông tin và các bài lược dịch về song ngữ/ cách tương tác cùng con: https://bit.ly/3wCELYu
– Cộng đồng Dạy con song ngữ: https://bit.ly/38TC7El
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.