Rất nhiều gia đình luôn có một ngăn kéo/cabinet/rổ/hộp chứa đầy hộp đựng thức ăn trong bếp. Nhưng ba mẹ sẽ không ngờ rằng nó lại là một đồ chơi dễ dàng cho trẻ em vì có thể giữ chúng được trong thời gian dài, và nó còn phát triển kỹ năng chơi và ngôn ngữ của trẻ nữa!
Có rất nhiều loại hộp nhựa tái sử dụng khác nhau. Thương hiệu hoặc kích thước thực sự không quan trọng. Tuy nhiên, đối với các hoạt động chúng tôi mô tả, quan trọng là ba mẹ phải tìm, mua một sản phẩm có các yếu tố sau:
- Nhựa nhẹ
- Có nắp có thể tháo rời
- Có thể giặt được
✨Các phụ kiện mà bạn có thể sử dụng để mở rộng trò chơi:
- Muỗng hoặc các vật dạng que khác
- Một vài vật nhỏ hoặc đồ chơi có thể giặt được
- Khăn nhỏ
🌈 Cách Chơi Cùng Các Hộp Giấy:
Không phải tất cả trẻ em đều giao tiếp và chơi theo cách giống nhau. Cách chơi sẽ chia theo từng độ tuổi, và có tổng cộng ba giai đoạn tuổi để ba mẹ có thể tham khảo:
1. Cách chơi dành cho Explorers (Trẻ em ở giai đoạn Explorers đang học về giao tiếp. Dù trẻ chưa nói được, nhưng đang khám phá về giao tiếp qua biểu hiện khuôn mặt, ngữ điệu và cử chỉ)
Cách chơi: Trẻ trong giai đoạn này thích khám phá mọi thứ. Vì vậy, việc cho con một số vật phẩm mà con có thể khám phá mà không cần phải nói “NO” là tuyệt vời. Nếu bạn giữ hộp đựng thức ăn của mình trong một ngăn kéo/cabinet/hộp/rổ mà con có thể tiếp cận, đó là một hoạt động khám phá an toàn tuyệt vời.
Lưu ý:
- Ba mẹ nên giữ ngăn kéo/hộp đựng thức ăn của mình khóa khi không cho bé chơi, nhưng đôi khi hãy để nó mở và để cho trẻ được mở ra để khám phá.
- Cho con bạn được tiếp xúc với một số hộp đựng thức ăn, có thể là nhiều kích thước khác nhau, có hoặc không có nắp, bất cứ cái gì bạn có đều được. Hãy để con nâng lên và thả từ các độ cao khác nhau, đẩy nó trên sàn nhà, ném nó, đặt các mảnh nhỏ vào các mảnh lớn hơn, để chân của con bị “mắc kẹt” bên trong hộp để tạo sự thú vị cho trò chơi.
- Sau khi con hài lòng với việc khám phá, bạn có thể để con tự chơi một mình trong vài phút.
- Bạn cũng có thể thử: đeo hộp lên như một chiếc mũ, giả vờ “hắt” nó ra khỏi đầu, đeo hộp như một đôi giày, hoặc có thể giấu những món đồ chơi nhỏ (an toàn) bên trong. Nếu bạn có các hộp với kích thước khác nhau và những hộp đó có nắp, bạn cũng có thể sử dụng chúng như là các khối xếp chồng – xây một tháp và đánh đổ nó.
- Hãy nói các từ chỉ hành động phù hợp với những gì bạn/đứa trẻ đang làm: “oooooh throw! Big throw” hoặc “drop it, boom” hoặc “shake shake shake”. Ba mẹ không cần phải giải thích quá nhiều về những gì đang xảy ra, chỉ cần sử dụng những ngôn ngữ đơn giản để con hiểu là được.
2. Cách chơi dành cho Pioneers (Trẻ em ở giai đoạn Pioneers bắt đầu nói với ba mẹ bằng những từ đơn và cử chỉ. Con đã nói được một từ, một vài từ, hoặc thậm chí lên tới 100 từ. Những từ mà con nói có thể chưa giống như phiên bản người lớn, nhưng ba mẹ vẫn hiểu được ý nghĩa của chúng)
Cách chơi: Ngoài hộp đựng thức ăn của bạn, bạn sẽ cần một cái muỗng hoặc một vật dạng que khác (nĩa, khối, que, v.v.). Các loại muỗng khác nhau với các cấu trúc khác nhau (muỗng kim loại, muỗng gỗ, dụng cụ nhai silicone) có thể mở rộng hoạt động.
Đối với trẻ trong giai đoạn này, hãy sử dụng hộp đựng thức ăn như là một cái bát. Đầu tiên, hãy giả vờ khuấy một cái gì đó vài lần và sau đó giả vờ ăn nó. Lặp lại điều này và cho con giả vờ ăn cùng bạn. Khi con của bạn sẵn sàng, hãy cho con một cái muỗng (hoặc vật dụng tương tự khác) để con khuấy và ăn.
Lưu ý:
- Gọi tên các hành động bạn đang thực hiện mỗi lần bạn thực hiện chúng. Ngoài ra, hãy sử dụng hiệu ứng âm thanh để trò chơi thêm sinh động. Ví dụ: Mix mix mix mix mix mix . Ready! Let’s eat. Yummmmmmmm/ Stir Stir Stir Stir. Mama’s ready. Yum! Oh, you want some? You’re ready. Yum./Mmmm yum. Some for Taylor-Taylor eats. Yum Mmm mmm mmm
- Nếu trẻ đang yêu thích hoạt động chơi này, bạn có thể mở rộng các hành động, chẳng hạn như giả vờ thêm vào các vật phẩm khác (như “đổ nước giả”) hoặc mở rộng các phản ứng về việc thử nếm, giả vờ nóng hoặc cay hoặc quá lạnh. Ví dụ: Stir stir stir stir stir it up. Yummy. Eat. eat it. OOOh it’s hot! Blow on it. Bloooow.
3. Cách chơi dành cho Builders (Trẻ em ở giai đoạn Buildrers bắt đầu kết hợp các từ lại với nhau khi nói thành những câu ngắn. Con sẽ thích thú khi có những cuộc trò chuyện ngắn ngủi mà ba mẹ có thể hiểu được)
Cách chơi: Bạn sẽ sử dụng hộp đựng thức ăn đó để giả vờ nó là một chiếc giường cho các đồ chơi/vật phẩm khác. Bạn sẽ cần một đồ chơi/vật phẩm khác mà bạn có thể giả vờ đặt vào giường. Nói với con rằng đến giờ ngủ của đồ chơi rồi, bằng cách nói: “Shhhh it’s Spiderman’s bedtime. Let’s put him to bed”. Sau đó, hãy làm cho Spiderman sẵn sàng đi ngủ – đu đưa bạn Spiderman ngủ, hát ru, đọc sách, ôm và hôn, sau đó đặt bạn vào giường. Hãy đắp chăn cho bạn bằng một tờ giấy hoặc khăn giấy hoặc khăn tắm khác. Sau đó hãy hôn và ru bạn thêm một chút nữa. Có thể đặt nhừng món đồ chơi khác vào giường sau đó, miễn là con đang chăm chú vào hành động đó là được.
Lưu ý:
- Bạn cũng có thể sử dụng hộp đựng thức ăn như là một bồn tắm để “rửa” một số đồ chơi/vật phẩm hoặc như một hồ bơi cho các đồ chơi/vật phẩm chơi. Tình huống cơ bản là như nhau, nhưng lần này bạn sẽ thêm một ít nước, hoặc cho phép con thêm một ít nước vào hộp đựng thức ăn. Đồ chơi/vật phẩm có thể được rửa với một cái khăn hoặc bàn chải đánh răng sạch, đồ chơi/vật phẩm có thể “nhảy” vào hồ bơi và bơi lội. Hãy sẵn sàng có một tờ giấy hoặc khăn giấy để lau khô các món đồ chơi khi các bạn đã tắm xong.
- Hãy nói về những gì đồ chơi/vật phẩm cần, và xem xem con bạn có thể điền vào chỗ trống hay không. Ví dụ:
“Oh Spiderman is so so so tired. He didn’t take a nap today. He’s so tired, he needs… (TẠM DỪNG và đợi ở đây, xem xem con có nói gì về việc ngủ không. Nếu không, bạn có thể làm mẫu cho con nghe). Hãy liên tục lặp lại kỹ thuật TẠM DỪNG đó và xem xem con bạn có bắt đầu nói về việc Spiderman cần phải ngủ hoặc “shhhhh” hay không. - Tương tự như việc mở rộng hoạt động – hãy nói rằng đồ chơi đang dơ hoặc bẩn hoặc dính bùn, sau đó TẠM DỪNG, để xem con có nói rằng những món đồ chơi đó có cần phải tắm/rửa/sạch sẽ hay không.
- Nếu con bạn nói một cái gì đó khi bạn TẠM DỪNG và nó đúng với đáp án, bạn hãy nói lại câu đó và thêm đáp án vào câu đó. Ví dụ:
“No nap today, Spiderman is….” < “bed” > “Oh yea he wants his bed, he’s tired!” - Nếu con bạn nói một cái gì đó mà không liên quan, bạn có thể diễn tả cái bạn đang muốn con nói theo. Ví dụ:
“No nap today, Spiderman is….” < “watch TV” > “Look, Spiderman wants to sleep. Night night Spiderman, shhhh”
Source (Tài liệu tham khảo): https://toddlertalk.com/blog/tupperware
KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ :
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ từ 3 tháng – 1 tuổi: https://bit.ly/3k0vpmn
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ sau 1 tuổi: https://bit.ly/3z2a3sI
– Quá trình đồng hành cùng Mỡ từ 2-3 tuổi: https://bit.ly/3noFQ42
🌸 TÀI LIỆU VÀ KHOÁ HỌC HƯỚNG DẪN BỐ MẸ TỰ DẠY CON SONG NGỮ TẠI NHÀ
– Combo bộ sách Dạy con song ngữ Lý thuyết + Thực hành: https://bit.ly/3whP9oL
– Combo 2 EBOOK: BABYTaLK + PARENTESE (Các mẫu câu giao tiếp giữa bố mẹ và con): https://bit.ly/3pZnSDZ
– Ebook Từ vựng song ngữ cần biết: https://bit.ly/2SQTBwg
– Khoá dạy con song ngữ Baby (0-1.5 tuổi):https://hpjunior.vn/san-pham/khoa-day-con-song-ngu-baby/
– Khoá dạy con song ngữ Toddler (1.5-3 tuổi): https://bit.ly/39UV5hM
– Khoá dạy con song ngữ Preschool (3-5 tuổi): https://bit.ly/3wgTRUO
– Khóa hướng dẫn phát âm theo khung thời gian ngôn ngữ: https://bit.ly/33HnIrG
🌸 TÀI LIỆU VÀ NGUỒN THAM KHẢO VỀ QUÁ TRÌNH SONG NGỮ:
– Thông tin và các bài lược dịch về song ngữ/ cách tương tác cùng con: https://bit.ly/3wCELYu
– Cộng đồng Dạy con song ngữ: https://bit.ly/38TC7El
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời