Dưới đây là danh sách 20 đồ chơi cho trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi, đây là những món đồ rất hấp dẫn và có thể dễ dàng được sử dụng để dạy kỹ năng nói chuyện và ngôn ngữ mới cho con.
- Bong bóng (Fubbles)
- Dạy cách yêu cầu sự giúp đỡ: Nếu bé của bạn vẫn đang học cách thổi bong bóng, hãy sử dụng những chai bong bóng để dạy bé cách yêu cầu sự giúp đỡ!
- Học cách tạo ra những âm thanh vui nhộn: Luyện tập sử dụng nhiều âm thanh vui nhộn để phát triển kỹ năng nói của bé!
- Đặt chúng ngoài tầm với: Bong bóng thường là một hoạt động yêu thích của hầu hết trẻ 2 tuổi. Tuy nhiên hãy để trên kệ cao mà bé có thể nhìn thấy nhưng không thể tự mình lấy được vì sự an toàn của em bé.
- Quả banh (Ball)
- Học từ: Một cách tốt nhất để dạy trẻ mới từ mới là lặp lại các từ cụ thể thường xuyên.
- Dạy động từ hành động: Bóng là cách tốt để dạy trẻ những từ hành động.
- Dạy con từ vựng “you” và “me”: Dạy cho con bạn các từ “you” và “me” khi chơi với quả bóng! Ví dụ ba mẹ có thể nói: “Throw it to me!” “I am kicking it to you!” và những cách nói khác.
- Đồ chơi “Gạt bóng xuống” (The Ball Drop Toy)
- Học từ: Đồ chơi này có 4 quả bóng, từ đó ba mẹ sẽ có nhiều cơ hội để lặp lại từ và dạy cho bé cách nói nó.
- Điền vào chỗ trống với cụm từ “Ready Set, Go!”: Sử dụng các cụm từ này là cách tuyệt vời để khuyến khích trẻ 2 tuổi nói!
- Chơi độc lập (Independent Play): Đồ chơi này rất tốt để giữ trẻ giải trí nếu bạn cần một phút để kiểm tra một cái gì đó hoặc khi bạn cần nghỉ ngơi.
- Đồ Chơi Câu cá (Go Fish!)
- Một cách vui nhộn để luyện tập với việc nói những từ hoặc cụm từ là cho cá nhảy vào bồn tắm từ mép bồn tắm vào nước.
- Sử dụng các cụm từ được lặp lại: Bạn có thể tiếp tục đặt cá vào bồn tắm sau mỗi lần bắt chúng, và mỗi lần bạn thực hiện lặp lại, hãy nói “Go Fish!” Càng lặp lại một từ hoặc cụm từ một cách nhiều lần, bé càng có khả năng bắt chước theo những gì bạn nói.
- Bột Play-Doh
- Học cách yêu cầu sự giúp đỡ: Để bắt đầu chơi với Play-Doh, nhiều trẻ em cần sự giúp đỡ để mở hộp hoặc lấy Play-Doh ra. Do đó, ba mẹ có thể dạy bé cách nói những câu yêu cầu sự giúp đỡ.
- Học các tính từ: Play-Doh rất tốt để dạy các từ mô tả, bao gồm màu sắc.
- Giả vờ: Play-Doh là đồ chơi lý tưởng cho trí tưởng tượng của trẻ. Bạn có thể làm bánh quy, làm động vật, xây dựng nhà, hoặc tuân theo trí tưởng tượng của bạn để có thể cùng chơi với con món đồ này.
- Nông trại và động vật (Farm and animals)
- Giả vờ: Play-Doh là đồ chơi lý tưởng cho trí tưởng tượng của trẻ. Bạn có thể làm bánh quy, làm động vật, xây dựng nhà, hoặc tuân theo trí tưởng tượng của bạn để có thể cùng chơi với con món đồ này.
- Nói về các hoạt động của động vật: Cho động vật ngủ, thức dậy, cho ăn và di chuyển chúng xung quanh nông trại là một cách đơn giản và vui nhộn để chơi với đồ chơi này. Bạn có thể nhận xét về những gì các con vật đang làm để khuyến khích bé của bạn học những từ này và tự nói.
- Thêm một đồ chơi khác: Đưa một số đồ chơi khác cùng tham gia buổi tiệc nông trại! Xe ô tô, khối xây và đồ ăn giả là một số phần thú vị thêm vào việc chơi nông trại. Bằng cách thêm vào nhiều đồ chơi hơn, bạn có thể sử dụng trí tưởng tượng của mình và dạy cho bé của bạn thậm chí cả nhiều từ hơn.
- Khối Duplo (Duplo Blocks)
- Nói “Oh no!” Khi bạn đẩy cho tòa tháp xây bằng các khối Duplo đổ. Sau đó hãy khích lệ bé của bạn lặp lại “Oh no!” bằng cách trở nên sống động và phấn khích về việc tòa tháp đổ!
- Hiểu từ vị trí: Trên đỉnh, bên cạnh, dưới (On top, next to, under) – Khối là một cách tuyệt vời để dạy bé của bạn các từ vị trí. Đặt các khối lên trên, bên cạnh hoặc dưới nhau. Bạn có thể nhận xét về nơi bạn đặt các khối hoặc thăm dò sự hiểu biết của bé bằng cách hỏi trẻ đặt các khối ở một vị trí cụ thể.
- Giả vờ và Mô tả: Khối là một đồ chơi khác tuyệt vời cho việc chơi giả vờ (Pretend play). Bạn có thể xây dựng một tháp, nhà, lâu đài, nông trại, con đường hoặc cầu. Bạn có thể sáng tạo trò chơi dựa theo trí tưởng tượng của bé trong trò chơi, từ đó có thể tạo ra cơ hội để dạy cho bé nhiều từ khác nhau!
- Đồ chơi thức ăn (Toy Food)
- Nói “Yum!” – Đối với các bé chưa bắt đầu nói. Khi chúng ta giả vờ ăn trái cây và rau củ ngon lành, hãy nói “Yum!” và lắng nghe xem con có cố gắng bắt chước mình không. Bạn cũng có thể nói “yum!” nếu các con vật, con búp bê hoặc con búp bê giả vờ ăn một miếng!
- Đồ chơi thức ăn rất tốt để dạy cho bé khái niệm về một cái và nhiều cái. Bạn có thể giả vờ hỏi các bạn đồ chơi động vật như sau: “Do you want one banana or lots/so many bananas?”. Khi đó, hãy cầm một miếng chuối trong tay trái và nhiều trái chuối trong tay phải để bé hiểu về một và nhiều!
- Giả vờ nấu nướng: Giả vờ nấu nướng cho phép các bé sao chép mọi thứ trẻ đã xem bạn làm trong nhà bếp ở nhà. Trong khi chơi, bạn có thể nhận xét về những gì bạn đang làm (cut, chop, put, wash, peel, stir, etc.) để dạy cho bé từ vựng cho những điều trẻ thấy hoặc làm hàng ngày!
- Xe đẩy (Wagon)
- Đổ và xả: Xe đẩy là một loại container tuyệt vời. Ba mẹ có thể bỏ vào xe bất cứ thứ gì và đổ nó ra! Quy trình chơi yêu thích này của trẻ em là một cách tốt để luyện tập nói từ ‘in” và “out” cũng như lời nhận xét vui nhộn “Oh no!”
- Theo dõi và nhận xét: Ở nhà, bạn có thể luyện tập cho con nói chuyện bằng cách theo dõi con bạn và đặt tên cho tất cả những thứ trẻ đặt vào xe đẩy. Nhờ vậy mà con sẽ có hứng chơi trò chơi đó lâu hơn.
- Đưa con đi chơi: Con bạn có thể thích đưa những con búp bê yêu thích của mình đi chơi trên xe đẩy. Luyện tập với các câu hỏi đơn giản, như “Who is going to ride?” và “Where are we going?” khi con bạn biết câu trả lời.
- Bàn nước (Water Table)
- Việc luyện nói của con có thể bắt đầu khi bạn lấp đầy bàn nước. Mở vòi nước, đổ nước vào bàn và quan sát nước đầy. Hành động này cũng rất thú vị để nói chuyện cùng con.
- Mỗi lần một trẻ nhỏ nghe một từ, trẻ càng có khả năng thử nói từ đó. Ba mẹ có thể lấy những món đồ chơi như động vật, cái xẻng hoặc bất cứ thứ gì khác và khiến chúng nhảy dọc theo mép của bàn “Hop-hop-hop” và sau đó nhảy vào nước. Khi chúng nhảy vào, bạn có thể nói “WOW!” “Splash” “In” “Jump” hoặc bất kỳ từ liên quan nào bạn muốn luyện tập!
- Khi bạn muốn thu hút sự chú ý của con, bạn có thể lặp lại từ nhiều lần để nói về những gì đang xảy ra; khi đó, trẻ sẽ càng có khả năng học từ mới khi chúng ta nói về những gì trẻ chú ý! Bạn có thể phát ra những âm thanh, hay nói những từ hoặc cụm từ tùy thuộc vào giai đoạn bé của bạn đang ở đâu.
Source (Tài liệu tham khảo): https://toddlertalk.com/blog/best-toys-for-speech-delayed-toddler
KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ :
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ từ 3 tháng – 1 tuổi: https://bit.ly/3k0vpmn
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ sau 1 tuổi: https://bit.ly/3z2a3sI
– Quá trình đồng hành cùng Mỡ từ 2-3 tuổi: https://bit.ly/3noFQ42
🌸 TÀI LIỆU VÀ KHOÁ HỌC HƯỚNG DẪN BỐ MẸ TỰ DẠY CON SONG NGỮ TẠI NHÀ
– Combo bộ sách Dạy con song ngữ Lý thuyết + Thực hành: https://bit.ly/3whP9oL
– Combo 2 EBOOK: BABYTaLK + PARENTESE (Các mẫu câu giao tiếp giữa bố mẹ và con): https://bit.ly/3pZnSDZ
– Ebook Từ vựng song ngữ cần biết: https://bit.ly/2SQTBwg
– Khoá dạy con song ngữ Baby (0-1.5 tuổi):https://hpjunior.vn/san-pham/khoa-day-con-song-ngu-baby/
– Khoá dạy con song ngữ Toddler (1.5-3 tuổi): https://bit.ly/39UV5hM
– Khoá dạy con song ngữ Preschool (3-5 tuổi): https://bit.ly/3wgTRUO
– Khóa hướng dẫn phát âm theo khung thời gian ngôn ngữ: https://bit.ly/33HnIrG
🌸 TÀI LIỆU VÀ NGUỒN THAM KHẢO VỀ QUÁ TRÌNH SONG NGỮ:
– Thông tin và các bài lược dịch về song ngữ/ cách tương tác cùng con: https://bit.ly/3wCELYu
– Cộng đồng Dạy con song ngữ: https://bit.ly/38TC7El
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời