Dưới đây là danh sách 10 đồ chơi cho trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi, đây là những món đồ rất hấp dẫn và có thể dễ dàng được sử dụng để dạy kỹ năng nói chuyện và ngôn ngữ mới cho con.
1. Bộ đồ chơi bệnh viện thú cưng (Animal Hospital Toy)
Chắc hẳn bé sẽ thích mê bộ đồ chơi thú vị này! Đây là một trong những món đồ chơi tuyệt vời cho trẻ chậm nói và cả người lớn nữa đấy! Trẻ nhỏ đặc biệt thích chơi với chìa khóa để mở và đóng cửa! Nó cũng là một món đồ chơi tuyệt vời để bé chơi với những thứ mà bé thích nhất, chẳng hạn như điện thoại hoặc ô tô. Ba mẹ có thể đặt những món đồ chơi đó vào các cửa và cho bé xem cách chơi với những thứ yêu thích của mình theo một cách mới!
Học cách nhờ giúp đỡ: Khi trẻ tiếp tục phát triển các kỹ năng vận động tinh, bé có thể cần ba mẹ giúp đỡ để đưa chìa khóa vào cửa. Đây là cơ hội tuyệt vời để dạy bé cách nhờ giúp đỡ.
Học từ mới: Ba mẹ có thể đặt thú bông hoặc các đồ chơi nhỏ khác vừa cửa vào bên trong. Lặp lại tên của đồ chơi hoặc đồ vật khi đặt chúng vào phòng và lấy ra là một cách tuyệt vời để bé thực hành các từ mới.
Hiểu về Bên trong & Bên ngoài (in & out): Dạy bé ý nghĩa của “in” và “”out” khi ba mẹ đặt đồ vật vào phòng và lấy chúng ra. Ba mẹ có thể chỉ thực hành với các từ “in” và “out”, hoặc thực hành với các cụm từ (“doggy goes in”) nếu bé đã tự học được các từ “in” và “out”.
2: Bình xịt (Spray Bottle)
Bình xịt là một trong những món đồ chơi đơn giản và thú vị nhất dành cho trẻ chậm nói!
Liệu pháp ngôn ngữ & Bình xịt
Làm theo hướng dẫn: Khi bé sử dụng bình xịt để tưới cây hay lau bàn sau bữa tối, ba mẹ có thể làm mẫu và hướng dẫn con sử dụng bình xịt. Khi bé đã quen, ba mẹ có thể tăng độ khó bằng cách thêm nhiều bước hơn.
Học động từ: Lặp lại các động từ như “spray”, “wipe”, và “clean” khi sử dụng bình xịt là cách tuyệt vời để ba mẹ dạy bé các động từ mới. Học động từ rất quan trọng vì nó cho phép trẻ nói và tạo câu.
Bộ phận cơ thể: Sử dụng bình xịt trong bồn tắm để dạy bé các bộ phận cơ thể. Dùng bình xịt để rửa sạch xà phòng. Và dĩ nhiên là việc rửa sạch bằng bình xịt sẽ mất nhiều thời gian hơn, ba mẹ sẽ có nhiều cơ hội để gọi tên các bộ phận cơ thể của bé! Nếu bé thích, ba mẹ có thể cho bé xịt vào ngón chân hoặc ngón tay bằng bình xịt, đây là cách thú vị để thu hút sự chú ý của bé lâu hơn!
3: Bạt nhún (Trampoline)
Bạt nhún là một trong những món đồ chơi trị liệu ngôn ngữ thú vị nhất dành cho trẻ năng động. Kết hợp mục tiêu ngôn ngữ với vận động là cách tuyệt vời để đảm bảo trẻ tập trung và học tập hiệu quả. Nếu bé nhà ba mẹ có nhiều năng lượng, bạt nhún là dụng cụ trị liệu ngôn ngữ tuyệt vời!
Liệu pháp ngôn ngữ & Bạt nhún
Nói “Ready, Run, Jump!”: Sử dụng các cụm từ lặp đi lặp lại khi chơi là cách tuyệt vời để khuyến khích bé điền vào chỗ trống. Khi ba mẹ nói đi nói lại một điều, bé sẽ có nhiều cơ hội để học từ.
Thú nhún nhảy: Đặt thú nhồi bông (hoặc bất kỳ đồ chơi nào) lên bạt nhún và dùng tay hoặc chân để hất chúng lên. Nói “Oh no!” khi chúng rơi xuống, hoặc “Oh no, cow!” nếu bé đang tập nói hai từ.
Hát một bài hát: Sáng tác một bài hát về việc nhảy trên bạt nhún để dạy bé các động từ mới. Ví dụ như “We are jumping, we are jumping, jump jump jump, jump jump jump”. Trẻ cần được lặp lại nhiều lần để học từ vựng, vậy nên việc sáng tạo giai điệu riêng là cách thú vị để thực hiện điều đó!
4: Đèn pin (Flashlight)
Đèn pin là vật dụng thu hút sự chú ý tuyệt vời cho trẻ! Khi dạy bé các kỹ năng mới tại nhà, việc thu hút sự chú ý của bé là vô cùng quan trọng.
Liệu pháp ngôn ngữ & Đèn pin
Chơi trốn tìm: Giấu bất cứ thứ gì và tìm nó bằng đèn pin. Lặp lại ““Where’d it go?” là cách thú vị để khiến bé luyện tập với các câu hỏi đơn giản.
Học Bật và Tắt: Chỉ cần bật và tắt món đồ chơi trị liệu ngôn ngữ này cho trẻ là một hoạt động thú vị và hấp dẫn! Ba mẹ có thể dạy bé các từ vựng “on” và “off” trước, sau đó thêm một số từ khác: “light on” và “turn it off”.
Chơi game gián điệp (Play I Spy): Đây là cách thú vị để tìm hiểu kỹ năng hiểu của bé. Ba mẹ có thể nói “I spy with my little eye a ___” và để trẻ chiếu đèn vào nó. Nếu trẻ không biết từ, bạn có thể cùng nhau soi sáng và học tên những điều mới.
5: Cầu trượt (Slide)
Cầu trượt là một món đồ chơi trị liệu ngôn ngữ tuyệt vời khác dành cho trẻ năng động! Bé có thể làm nhiều hơn là chỉ trượt xuống!
Liệu pháp ngôn ngữ & Cầu trượt
Nói “Whee!”: Luyện tập với những âm thanh vui nhộn là hoạt động trị liệu ngôn ngữ tuyệt vời cho trẻ chưa nói được từ đầu tiên. Kết hợp âm thanh và chuyển động là cách tuyệt vời để khuyến khích trẻ lặp lại âm thanh của ba mẹ. Ví dụ, ba mẹ có thể nói “Whee!” khi trượt xuống cầu trượt và khuyến khích bé làm theo.
Đồ chơi trượt xuống: Ba mẹ có thể đặt rất nhiều thứ trên cầu trượt và nói về nó với bé! Đây là cách tuyệt vời để khuyến khích bé bình luận, chỉ bằng một từ hoặc một câu ngắn!
Lần lượt chơi: Cầu trượt là món đồ chơi trị liệu ngôn ngữ tuyệt vời để dạy bé cách chia sẻ. Nếu ba mẹ có nhiều hơn một con nhỏ ở nhà, việc thay phiên nhau chơi cầu trượt là cách thú vị để giới thiệu về việc chia sẻ và nói về việc thay phiên: “Your turn” “My turn.”. Ba mẹ cũng có thể thay phiên chơi với búp bê và đồ chơi!
6: Xe tải ben (Dump Truck)
Xe tải ben là một món đồ chơi tuyệt vời có thể đồng hành cùng sự phát triển của bé. Từ việc xúc đầy thùng xe và đổ chúng ra ngoài cho đến việc giả vờ lái xe tải chở đồ đi giao hàng. Trong lĩnh vực trị liệu ngôn ngữ, ba mẹ sẽ thích xe tải ben vì có vô số cách để chơi cùng chúng.
Thực hành ngôn ngữ với xe tải ben
Xúc đồ chơi lên xe nào!: Dạy bé tên của những thứ bé muốn cho vào xe tải ben. Ba mẹ có thể cung cấp cho bé khối gỗ hoặc đồ chơi để lấp đầy thùng xe, hoặc theo dõi bé và nói tên những thứ bé chọn. Đổ chúng ra và xúc lại để bé thực hành nhiều lần với cùng một từ!
Trò chuyện về các bộ phận: Khi chơi đồ chơi, một cách để dạy bé từ mới là nói về các bộ phận của nó – bánh xe, đèn, cửa sổ, phía trước, phía sau, v.v (wheels, lights, window, front, back…). Đây là chiến lược tuyệt vời để giúp vốn từ vựng của bé phong phú hơn với những món đồ chơi mà bé đã biết tên.
Thêm đồ chơi khác: Ba mẹ có thể chọn thêm đồ chơi, động vật đồ chơi hoặc một thành phố mà bé đang xây bằng khối gỗ. Sử dụng nhiều đồ chơi cùng nhau sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội để dạy trẻ mới biết nói hàng trăm từ và câu mới.
7: Xe buýt đồ chơi (Toy Bus)
Ba mẹ có thể xem thêm tại đây – [Thực hành Ngôn ngữ & Xe Buýt Trường “Thần Kỳ”]
8: Bộ xếp hình nam châm trang trại (Farm Magnet Puzzle)
Ba mẹ thích bộ xếp hình trang trại dành cho trị liệu ngôn ngữ vì nó có nhiều hoạt động hơn là chỉ xếp các mảnh ghép lại. Ba mẹ có thể cho bé thực hành gõ cửa, xếp các con vật trên bề mặt từ tính, cho động vật làm những điều ngớ ngẩn và xếp chúng lại.
Thực hành ngôn ngữ với bộ xếp hình nam châm trang trại
Knock – knock: Gõ vào các con vật đồ chơi là một cách thú vị để bắt đầu chơi. Bé có thể bắt chước hành động của ba mẹ hoặc nói những từ cùng ba mẹ. Sau đó, ba mẹ có thể nói về những con vật bên trong và nhờ bé lấy chúng ra.
Từ chỉ vị trí: “Way up high or Down low?” Ba mẹ hãy hỏi bé nơi bé muốn đặt những con vật trên tủ lạnh hay ở chỗ khác. Sau đó, hãy dạy bé ý nghĩa của các từ chỉ vị trí khi ba mẹ thực hành với tất cả các loài động vật khác nhau.
Chơi những trò ngớ ngẩn của động vật: Trị liệu ngôn ngữ với trẻ mới biết đi là làm những việc ngớ ngẩn vì điều đó sẽ thu hút sự chú ý của bé! Hãy cho động vật làm những điều ngớ ngẩn, chẳng hạn như trốn trên đầu ba mẹ và nói về điều đó! Nói ngớ ngẩn sẽ giúp trẻ mới biết đi bớt căng thẳng và đó là một phần khiến cho hoạt động trị liệu ngôn ngữ trở nên thú vị!
9: Gia đình Khoai tây (Potato Head Family)
Đây là một món đồ chơi cổ điển và tuyệt vời cho trị liệu ngôn ngữ dành cho trẻ mới biết đi và rất phù hợp để diễn lại các hoạt động thường ngày. Điều này rất hữu ích vì các gia đình có thể thực hành với các từ hoặc kỹ năng mà bé học trong ngữ cảnh cuộc sống hàng ngày của bé.
Thực hành ngôn ngữ với Gia đình Khoai tây
Nhấn nào!: Khi ba mẹ lắp ráp các nhân vật khoai tây, hãy nói “Push!”. Đây là một từ ba mẹ có thể lặp đi lặp lại khi chơi để tâm cho con âm “P”.
Bộ phận cơ thể: Tên của các bộ phận cơ thể dễ dàng được thực hành với gia đình khoai tây. Luyện tập nói tên các bộ phận cơ thể là một kỹ năng tuyệt vời cho trẻ mới biết đi, những bé đã biết nói những từ cho các nhu cầu thiết yếu của mình.
Hoạt động thường ngày: Gia đình khoai tây có thể đóng giả làm đồ ăn nhẹ, cùng con tắm rửa hoặc đi ngủ; tất cả những việc mà trẻ mới biết đi cũng làm hàng ngày. Bằng cách này, ba mẹ có thể dạy các từ cho những thứ trong cuộc sống hàng ngày của trẻ mới biết đi và những từ mà bé có thể dễ dàng thực hành tại nhà.
10: Bộ đồ chơi Kem (Ice Cream Pretend Set)
Cho dù bé có ăn kem hay không, món đồ chơi này đều siêu vui!! Muỗng múc từ tính có thể múc những viên kem có hương vị khác nhau và bé có thể đặt chúng lên ốc quế trước khi phục vụ cho tất cả bạn bè và đồ chơi của mình!
Thực hành ngôn ngữ với bộ đồ chơi Kem
Nói lặp lại các từ “Yum, Woah”: Món đồ chơi này rất tuyệt vời để luyện tập với những từ và âm thanh thú vị! Hãy nói “Woah!” khi bé xếp những viên kem, “Yum!” khi bé giả vờ ăn chúng và “Oh no!” khi chồng kem của bé đổ xuống.
Nói về số lượng: Có rất nhiều cách để nói về khi chơi với món đồ chơi này: “One or two scoops of ice cream?/ “Just one or all of the flavors?”
Đặt câu hỏi: Bé có thể luyện tập đặt câu hỏi bằng cách phục vụ kem cho mọi người như sau: “Do you want ice cream?” “Vanilla or chocolate?” “Cup or cone?”
Source (Tài liệu tham khảo): https://toddlertalk.com/blog/best-toys-for-speech-delayed-toddler
KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ :
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ từ 3 tháng – 1 tuổi: https://bit.ly/3k0vpmn
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ sau 1 tuổi: https://bit.ly/3z2a3sI
– Quá trình đồng hành cùng Mỡ từ 2-3 tuổi: https://bit.ly/3noFQ42
🌸 TÀI LIỆU VÀ KHOÁ HỌC HƯỚNG DẪN BỐ MẸ TỰ DẠY CON SONG NGỮ TẠI NHÀ
– Combo bộ sách Dạy con song ngữ Lý thuyết + Thực hành: https://bit.ly/3whP9oL
– Combo 2 EBOOK: BABYTaLK + PARENTESE (Các mẫu câu giao tiếp giữa bố mẹ và con): https://bit.ly/3pZnSDZ
– Ebook Từ vựng song ngữ cần biết: https://bit.ly/2SQTBwg
– Khoá dạy con song ngữ Baby (0-1.5 tuổi):https://hpjunior.vn/san-pham/khoa-day-con-song-ngu-baby/
– Khoá dạy con song ngữ Toddler (1.5-3 tuổi): https://bit.ly/39UV5hM
– Khoá dạy con song ngữ Preschool (3-5 tuổi): https://bit.ly/3wgTRUO
– Khóa hướng dẫn phát âm theo khung thời gian ngôn ngữ: https://bit.ly/33HnIrG
🌸 TÀI LIỆU VÀ NGUỒN THAM KHẢO VỀ QUÁ TRÌNH SONG NGỮ:
– Thông tin và các bài lược dịch về song ngữ/ cách tương tác cùng con: https://bit.ly/3wCELYu
– Cộng đồng Dạy con song ngữ: https://bit.ly/38TC7El
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời