Bọn mình đang cùng luyện tập nói chuyện ở nhà, nhưng làm sao biết mình làm đúng chưa? Ai cũng là người tự đánh giá cao bản thân mình nhất! Nếu bố mẹ đang luyện tập nói chuyện ở nhà, thì bố mẹ đáng được khen ngợi. Nhưng chắc chắn bố mẹ vẫn muốn biết liệu mình đã làm tốt hay chưa?
Thật ra không có cách nào là tốt nhất hoặc đúng nhất để luyện tập. Bởi vì các chiến lược khác nhau sẽ hiệu quả hơn với những trẻ khác nhau. Trẻ em cũng học hỏi tốt hơn trong một số hoạt động trị liệu ngôn ngữ dành cho trẻ mới biết đi so với các hoạt động khác.
Tuy nhiên, có một số thói quen nhất định cần tránh khi dạy con những kỹ năng nói và ngôn ngữ mới ở nhà, và đó là nội dung chính của bài viết này.
Điều quan trọng là vì chúng ta biết học nói là một hành trình dài, không phải là chạy nước rút. Bố mẹ và con muốn cùng nhau tận hưởng việc học nói ở nhà và tránh bị kiệt sức.
NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM KHI CON LUYỆN TẬP NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ
1. Thời gian luyện tập
NÊN: Luyện tập vào thời gian trẻ thường xuyên nghỉ ngơi, vui vẻ và ăn no. Hãy nghĩ về khoảng thời gian trong ngày mà trẻ hợp tác nhất một cách nhất quán và tạo thói quen luyện tập nói vào thời gian đó. Điều này quan trọng vì trẻ sẽ học được những kỹ năng mới khi con chú ý và vui vẻ. Chơi một trò chơi để trị liệu ngôn ngữ cho trẻ mới biết đi là một trong những cách tốt nhất để giữ trẻ chú ý và tham gia.
KHÔNG NÊN: Không luyện tập khi trẻ quá mệt, buồn bực, ốm, đói hoặc cần thay tã. Tất cả những điều này khiến trẻ nhỏ khó học vì chúng khiến trẻ khó tập trung và vui vẻ trong quá trình luyện tập.
2. Thời gian luyện tập kéo dài bao lâu
NÊN: Luyện tập trong thời gian trẻ đang vui vẻ và chú ý. Đối với trẻ nhỏ, điều đó thường có nghĩa là luyện tập trong 10 đến 30 phút mỗi lần và không lâu hơn. Luyện tập trong thời gian ngắn hơn là một ý hay vì nó thường có nghĩa là luyện tập chất lượng hơn trong nhiều ngày liên tiếp so với việc cố gắng luyện tập vài giờ mỗi ngày.
KHÔNG NÊN: Không luyện tập trong hơn 30 phút mỗi lần. Và đừng tiếp tục luyện tập nói nếu con đã trở nên khó chịu và bố mẹ không thể nhanh chóng trấn an con. Trẻ sẽ khó học được kỹ năng nói và ngôn ngữ khi chúng đang buồn bực.
Trong trường hợp thích hợp, các chuyên gia phát triển khác sẽ hỗ trợ kỹ năng chú ý và vui chơi ở trẻ nhỏ để giúp trẻ sẵn sàng cho việc trị liệu ngôn ngữ. Điều quan trọng là con phải vui vẻ chơi với bố mẹ trước khi luyện tập các kỹ năng nói cụ thể ở nhà.
3. Nên luyện tập những gì
NÊN: Chọn một hoặc hai điều cụ thể để dạy cùng một lúc. Là cha mẹ và chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, chúng ta sẽ trở thành giáo viên tốt hơn khi chỉ tập trung vào một hoặc một vài kỹ năng cùng một lúc. Thêm vào đó, bố mẹ có thể sẽ nhận thấy tiến bộ nhanh hơn nếu chú ý đến ít thứ hơn.
KHÔNG NÊN: Đừng cố gắng làm tất cả mọi thứ cùng một lúc. Mặc dù điều đó rất hấp dẫn, nhưng nó không bao giờ là một kế hoạch hay. Ở đây chúng ta có thể nghĩ về Rùa và Thỏ. Luyện tập từng kỹ năng một có thể giúp bố mẹ đạt được mục tiêu nhanh hơn so với việc vội vàng luyện tập tất cả mọi thứ cùng một lúc.
4. Hãy chuẩn bị kế hoạch
NÊN: Nghĩ về một vài lựa chọn cho việc luyện tập nói chuyện ở nhà. Ví dụ, bố mẹ có thể sẵn sàng luyện tập trong khi đọc sách, chơi với xe tải hoặc xây tháp khối. Nghĩ về một vài lựa chọn trước sẽ giúp bố mẹ bắt đầu luyện tập khi mọi việc không diễn ra theo đúng kế hoạch A.
KHÔNG NÊN: Đừng lo lắng về việc luyện tập trong một hoạt động cụ thể nào đó.
Source (Tài liệu tham khảo): https://toddlertalk.com/blog/speech-therapy-toddler-activities
KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ :
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ từ 3 tháng – 1 tuổi: https://bit.ly/3k0vpmn
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ sau 1 tuổi: https://bit.ly/3z2a3sI
– Quá trình đồng hành cùng Mỡ từ 2-3 tuổi: https://bit.ly/3noFQ42
🌸 TÀI LIỆU VÀ KHOÁ HỌC HƯỚNG DẪN BỐ MẸ TỰ DẠY CON SONG NGỮ TẠI NHÀ
– Combo bộ sách Dạy con song ngữ Lý thuyết + Thực hành: https://bit.ly/3whP9oL
– Combo 2 EBOOK: BABYTaLK + PARENTESE (Các mẫu câu giao tiếp giữa bố mẹ và con): https://bit.ly/3pZnSDZ
– Ebook Từ vựng song ngữ cần biết: https://bit.ly/2SQTBwg
– Khoá dạy con song ngữ Baby (0-1.5 tuổi):https://hpjunior.vn/san-pham/khoa-day-con-song-ngu-baby/
– Khoá dạy con song ngữ Toddler (1.5-3 tuổi): https://bit.ly/39UV5hM
– Khoá dạy con song ngữ Preschool (3-5 tuổi): https://bit.ly/3wgTRUO
– Khóa hướng dẫn phát âm theo khung thời gian ngôn ngữ: https://bit.ly/33HnIrG
🌸 TÀI LIỆU VÀ NGUỒN THAM KHẢO VỀ QUÁ TRÌNH SONG NGỮ:
– Thông tin và các bài lược dịch về song ngữ/ cách tương tác cùng con: https://bit.ly/3wCELYu
– Cộng đồng Dạy con song ngữ: https://bit.ly/38TC7El
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời