• Trang chủ
  • Feedback ba mẹ
    • Feedback về Khoá học Dạy con song ngữ
    • Feedback về cuốn sách DẠY CON SONG NGỮ
    • Chia sẻ của ba mẹ về HP JUNiOR
  • Khoá học
  • Tài khoản
  • 0 sp0VND

HP JUNiOR

Tự dạy con học tiếng Anh

  • Nghiên cứu dạy con song ngữ
    • Dịch báo song ngữ
    • Phương pháp tương tác với con
  • Videos dạy con song ngữ
    • SHORT SENTENCES – Các mẫu câu ngắn giao tiếp với con
    • Hiểu lầm phổ biến và các phương pháp dạy con song ngữ
    • BABYTaLK – đoạn hội thoại giữa ba mẹ và con
    • PARENTESE- Các mẫu câu tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ
    • BOOK REVIEW – Dự án review sách cho trẻ
  • Tải tài liệu dạy con song ngữ và phương pháp tương tác với con
  • Hành trình của Mỡ
Trang chủ » Phương pháp tương tác với con » CÁC “ĐỘNG TỪ” CẦN THIẾT CHO SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐẦU ĐỜI CỦA CON

CÁC “ĐỘNG TỪ” CẦN THIẾT CHO SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐẦU ĐỜI CỦA CON

15/07/2021 15/07/2021 hpjunior 0 Bình luận

Thời gian trẻ bắt đầu nói chuyện là quãng thời gian rất thú vị. Nếu bạn có con hoặc có cơ hội được chứng kiến sự phát triển của trẻ nhỏ, bạn sẽ nhận thấy rằng những từ đầu tiên mà trẻ nói thường là tên của người hoặc vật (danh từ), như Mẹ (Mama), Ba (Dada), trái banh (ball), xe hơi (car), hoặc con gấu (bear). Tuy nhiên, vào độ từ hai tuổi, trẻ nhỏ cũng có thể nói được những “động từ”. “Động từ” là những từ chỉ hành động  như đi (go), đến (come), rửa (wash), ăn (eat) hoặc những từ chỉ trạng thái như muốn (want), thích (like), yêu (love), nhìn (see).

Những ví dụ về động từ mà trẻ nhỏ nên được học từ đầu:

Bite (cắn), Blow (thổi), Break (đập vỡ), Bring (mang), Bump, Clean (dọn dẹp), Close (đóng), Cry (khóc), Dance (nhảy), Draw (vẽ), Drink (uống), Drive (lái), Eat (ăn), Fall (ngã/té), Feed (cho ăn/bón/mớm), Finish (hoàn thành/ hoàn tất), Get (lấy), Give (đưa), Go (đi), Help (giúp), Hit (đánh), Hug (ôm), Hurry (nhanh), Jump (nhảy), Kick (đá), Kiss (hôn), Look (nhìn), Love (yêu), Open (mở), Play, (chơi), Pull (kéo), Push (đẩy), Put (đặt, để), Read (đọc), Ride (lái, cưỡi), Run (chạy), Say (nói), See (nhìn), Show (thể hiện), Sing (hát), Sleep (ngủ), Smile (cười), Splash, Stop (dừng lại), Swim (bơi), Swing (lắc), Take (lấy), Throw (ném), Tickle (chọc lét), Touch (chạm), Walk (bước đi), Wash (rửa), Watch (nhìn), Wipe (chùi, lau), Write (viết).

TẠI SAO “ĐỘNG TỪ” LẠI QUAN TRỌNG NHƯ VẬY?

“Động từ” đóng vai trò cực kì quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ vì chúng giúp trẻ nhỏ hình thành những câu nói từ sớm. Mỗi một câu nói trọn vẹn cần có “động từ”. Và sự lựa chọn “động từ” quyết định rất nhiều trong việc hình thành ngữ pháp trong một câu. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng một đứa trẻ 2 tuổi sử dụng càng nhiều “động từ” thì có kỹ năng ngữ pháp càng tiến bộ trong 6 tháng sau đó.

VẬY KHI NÀO TRẺ NÊN BẮT ĐẦU TẬP SỬ DỤNG “ĐỘNG TỪ”?

Có rất nhiều thay đổi trong lượng từ mà trẻ sử dụng khi chúng mới chập chững  biết đi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ nên nói ít nhất một vài “động từ” trước 24 tháng tuổi. Nhiều trẻ em có thể nói được ít nhất 40 “động từ” trước 24 tháng tuổi. Một đứa trẻ với lượng “động từ” ít ỏi, từ 3 đến 4 từ, ở độ 24 tháng tuổi sẽ ở mức thấp so với mức trung bình. Ba mẹ không cần lo lắng, miễn là trẻ tiếp tục học nhiều “động từ” mỗi tháng trong thời gian 6 tháng tiếp theo.

Có một lưu ý mà bố mẹ không nên bỏ qua:

Nếu trẻ nhỏ không học “động từ” ở độ 24 tháng, không bắt đầu tăng tốc độ học thêm “động từ” mới giữa 24 đến 30 tháng, thì sẽ dễ mắc phải các vấn đề liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ. Những đứa trẻ đó sẽ chưa thể hình thành những câu nói ngắn, bởi vì trẻ không thể nói một câu nếu không có “động từ”. Trường hợp trẻ nhỏ gặp phải các yếu tố gây ra sự khó khăn trong ngôn ngữ kéo dài, ba mẹ nên tìm đến những lời khuyên từ chuyên viên về nói/ngôn ngữ, họ có thể phân định liệu trẻ có cần giúp đỡ trong việc hình thành vốn từ hay không.

LÀM THỂ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ NHỎ HỌC THÊM NHỮNG “ĐỘNG TỪ” MỚI

  • Lập một danh sách những “động từ” mà trẻ hiểu và nói được. Trẻ phải hiểu được từ trước khi chúng bắt đầu sử dụng chúng. Nhận biết những “động từ” mà trẻ hiểu sẽ giúp các ba mẹ nắm được những “động từ” nào ba mẹ sẽ cần phải lặp đi lặp lại thường xuyên để giúp con học cách nói những từ đó. Hơn nữa, ba mẹ cũng cần nắm rõ những “động từ” mà trẻ đã có thể nói, điều đó sẽ giúp ba mẹ biết được rằng liệu con có học thêm được “động từ” mới qua mỗi tháng hay không.
  • Hãy nghĩ về những điều mà con bạn thích làm. Nhờ việc nhận biết loại đồ chơi, thức ăn, hay các hoạt động mà con thích, ba mẹ sẽ có thể vận dụng được nhiều “động từ” liên quan đến những thứ đó. Ví dụ, nếu con yêu thích giờ đi tắm, ba mẹ có thể lặp đi lặp lại những “động từ” như pour (đổ, trút), wash (rửa) hay spalsh khi trẻ đi tắm. Nếu con thích chơi ô tô,, ba mẹ có thể sử dụng những “động từ” như push (đẩy), crash (đụng, tông) hay go (đi) khi chơi ô tô cùng con.
  • Hãy thể hiện cho con biết nghĩa của “động từ”. “Động từ” là những từ chỉ hành động, chính vì thế, khi có thể, ba mẹ hãy cố gắng thực hiện các động tác của “động từ” mà ba mẹ đang thể hiện trong câu nói. Ví dụ, nếu ba mẹ đang hướng dẫn con từ push (đẩy), hãy đẩy chiếc xe đồ chơi của con khi ba mẹ đang nói “I’m pushing the car.” (Ba/mẹ đang đẩy chiếc xe nè.). Điều này sẽ giúp trẻ nhớ được từ mới và có thể hiểu từ ấy có nghĩa là gì.
  • Lặp lại từ, lặp lại từ và lặp lại từ thật nhiều! Trẻ nhỏ cần phải nghe những từ mới nhiều lần trước khi chúng bắt đầu sử dụng được các từ ấy. Khi nói chuyện với con nhỏ, ba mẹ hãy cố gắng sử dụng một “động từ” mới nhiều lần trong các hoạt động. Sau đó, ba mẹ hãy sử dụng động từ đó 1 lần nữa khi lặp lại hoạt động. Và hãy sử dụng từ một lần nữa khi ba mẹ và con tham gia một hoạt động khác nhé. Ví dụ, nếu ba mẹ muốn nhấn mạnh từ pour (đổ) mỗi tối vào giờ tắm gội, ba mẹ hãy nhớ sử dụng từ pour (đổ) vào giờ ăn, khi con đổ sữa vào cốc nữa nhé. Bằng cách này, trẻ nhỏ sẽ có thêm thật nhiều cơ hội để nghe “động từ” mới trong nhiều tình huống khác nhau.

KẾT LUẬN

Trẻ nhỏ cần phải học tất cả các loại từ để có thể nói. “Động từ” đóng vai trò cực kì quan trọng vì chúng giúp trẻ giao tiếp về các sự kiện xung quanh bằng cách kết hợp các từ lại thành câu. Ba mẹ hãy sử dụng các gợi ý ở trên để có thể giúp con mình học nhiều “động từ” và tạo điều kiện cho con phát triển ngôn ngữ nhé.

Nguồn tham khảo

  1. Fenson, L., Marchman, V. A., Thal, D. J., Dale, P.S., Reznick, J. S., & Bates, E. (2007). MacArthur-Bates
    Communicative Development Inventories (CDI): Words and Gestures. Brookes Publishing: Baltimore, MD.
  2. Hadley, P. A., Rispoli, M., & Hsua, N. (2016). Toddlers’ Verb Lexicon Diversity and Grammatical Outcomes. Language,
    Speech, and Hearing Services in Schools, 47, 44–58.
  3. Center for Child Language and the CDI Advisory Board. (2013). Cross Linguistic Lexical Norm website.
    http://www.cdi-clex.org/.

Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.

Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?

Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây

Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.

⬇️ Ba mẹ muốn mua bộ sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san-pham/combo-bo-sach-day-con-song-ngu-ly-thuyet-thuc-hanh/
—-

➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
🔓 Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
🔓 Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/

Lan Hương
Lan Hương

Thạc sĩ Giáo Dục, Đại học Southern Queensland, Úc
Tác giả bộ sách Dạy con song ngữ
Mẹ em bé song ngữ

https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/

Bài viết liên quan

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SONG NGỮ 3-4 TUỔI- CHIA SẺ KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ
TRẺ EM NÊN NÓI BAO NHIÊU TỪ LÀ ĐỦ? (P1)
HIỂU VỀ VIỆC CÁC BÉ LẪN LỘN ĐẠI TỪ (Phần 2)

Chuyên mục: Dịch báo song ngữ/ Phương pháp tương tác với con

Bài viết trước « NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI TƯƠNG TÁC VỚI BÉ 2-3 TUỔI
Bài viết sau 50 HOẠT ĐỘNG GỢI Ý CHO BA MẸ CHƠI CÙNG CON TẠI NHÀ »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Kết nối

       

Bài viết mới nhất

  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SONG NGỮ 3-4 TUỔI- CHIA SẺ KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ
  • TRẺ EM NÊN NÓI BAO NHIÊU TỪ LÀ ĐỦ? (P1)
  • HIỂU VỀ VIỆC CÁC BÉ LẪN LỘN ĐẠI TỪ (Phần 2)
  • HIỂU VỀ VIỆC CÁC BÉ LẪN LỘN ĐẠI TỪ (Phần 1)
  • NHỮNG CÂU NÓI ĐẦU ĐÁNH DẤU CỘT MỐC THÚ VỊ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA CON (Phần 2)
  • NHỮNG CÂU NÓI ĐẦU TIÊN ĐÁNH DẤU CỘT MỐC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA CON (Phần 1)

Bình luận mới nhất

  • Lê Huyền trong CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP VỚI CON KHÔNG-PHẢI-AI-CŨNG-BIẾT (PHẦN 5)
  • ucretsiz trong Dạy song ngữ cho trẻ: NHỮNG HIỂU LẦM VÀ SỰ THẬT (Phần 2)
  • Nguyen Huyen trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • kim Vân trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)

Footer

Tìm kiếm

Copyright by Dạy con song ngữ - HP JUNiOR © 2023 · Đăng nhập