Đối tượng: bố mẹ có bé trong độ tuổi từ 0-4 tuổi
✿ GIAI ĐOẠN 1 (1-2 tuần): Tìm hiểu các kiến thức về Dạy con song ngữ để tự tin trước khi bắt đầu cùng con.
Hương luôn suy nghĩ rằng trước khi làm điều gì, mình cần tìm hiểu thật kĩ, không nên nghe từ nhiều phía mà chưa tìm hiểu kĩ càng, để đến lúc bắt đầu lại nghe người này nói một ít, người kia nói một ít rồi lung lay tinh thần và không đi tới đâu. Bước khởi đầu bao giờ cũng cực kì cực kì quan trọng.
↠ Thông tin chung về Dạy con song ngữ: bố mẹ có thể tham khảo sách Dạy con song ngữ
↠ Phương pháp: Khung thời gian ngôn ngữ (Language- time- frame)
↠ Những hiểu lầm về dạy con song ngữ và rối loạn ngôn ngữ- Developmental language disorder
✿ GIAI ĐOẠN 2: (1-2 tháng): Luyện tập phát âm để đọc đúng từ vựng cơ bản khi giao tiếp với con
Nếu chưa có em bé hoặc con còn nhỏ (dưới 3 tháng tuổi), bố mẹ có thể tranh thủ dành thời gian từ 1-2 tháng để luyện phát âm sao cho khi nói tiếng Anh vị trí các bộ phận như môi/ lưỡi/ răng được đặt đúng vị trí. Vì khi chúng ở đúng vị trí các âm bật ra sẽ chính xác. Ví dụ để bật được âm /θ/ trong từ “Thank you” chúng ta đặt lưỡi giữa hàm trên và hàm dưới đồng thời đẩy hơi từ cổ họng. Luồng hơi này sẽ đi qua giữa lưỡi và hàm trên.
Nghe lý thuyết quá nhỉ, vậy tại sao bố mẹ không thử làm ngay bây giờ và đọc to chữ “thank you” xem có khác biệt so với cách chúng ta thường đọc nó không?
Các link tài liệu hướng dẫn hữu ích cho việc luyện tập phát âm:
↠ Youtube hướng dẫn phát âm các mẫu câu giao tiếp với con theo 10 chủ đề bài học:
↠ Audio các từ/ cụm từ/ mẫu câu theo 4 khung thời gian ngôn ngữ (Giờ ăn- Giờ tắm- Giờ đọc sách- Giờ chơi):
↠ Youtube luyện phát âm IPA:https://www.bbc.co.uk/lear…/english/features/pronunciation (Anh- Anh)
https://www.youtube.com/watch?v=c97xwLdSsXU (Anh Mỹ- Vowels)
https://www.youtube.com/watch?v=4cU9fqpCqBA (Anh Mỹ- Consonants)
✿GIAI ĐOẠN 3 (1-2 tháng): Học hỏi các mẫu câu thường dùng khi giao tiếp với con
1 người thợ mộc không thể làm việc nếu không có máy khoan gỗ, người giáo viên không thể giảng dạy nếu không có sách vở, người câu cá không thể bắt được con cá nào nếu không có cần câu. Cứ như vậy, để đạt được đúng mục đích, chúng ta cần công cụ và biết cách sử dụng nó. Công cụ dành cho bố mẹ dạy con song ngữ chính là những mẫu câu tiếng Anh thông dụng để giao tiếp với trẻ (nếu song ngữ là Anh- Việt). Tất nhiên bố mẹ có thể muốn học và tập luyện thật kĩ trước khi áp dụng với con hoặc có thể học tới đâu áp dụng tới đó.
Các link tài liệu hữu ích cho việc học mẫu câu giao tiếp cùng con:
↠ Các mẫu câu ngắn giao tiếp với con:
↠ BABYTALK- Nói chuyện với con bằng tiếng Anh:
↠ PARENTESE- Các mẫu câu tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ:
↠ Tổng hợp các mẫu câu giao tiếp với con không- phải-ai-cùng-biết:
✿ GIAI ĐOẠN 4 (6 tháng- 1 năm): Duy trì thói quen giao tiếp Tiếng Anh đơn giản + Xây dựng thói quen đọc sách / nghe nhạc tiếng Anh
Sau 3-4 tháng đầu tiên khi bắt đầu dạy con song ngữ, nếu bố mẹ thật sự kiên trì, chắc chắn lúc này chúng ta đã đạt được một thành quả không nhỏ. Đó chính là tạo dụng được thói quen sử dụng và suy nghĩ bằng tiếng Anh cho chính mình (và có thể cho cả con). Đây có thể là kết quả mà chỉ vài tháng trước chính bố mẹ cũng không nghĩ là mình làm được. Giai đoạn bây giờ chính là ngày càng mở rộng các mẫu câu giao tiếp với con (để tự tin trong mọi trường hợp) và duy trì việc giao tiếp với con thường xuyên. Có thể nói đến được đây là chúng ta đã đặt được nền móng cho hành trình song ngữ và nhìn thấy con đường đi ngày càng rộng mở và rõ ràng hơn rất nhiều.
#5 Lời khuyên giúp bố mẹ #duy_trì_thói_quen_giao_tiếp_tiếng_Anh trong giai đoạn này:
Hãy tạo ra thật nhiều CƠ HỘI: Trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ sẽ càng thành thục trong việc hiểu và sử dụng được ngôn ngữ đó. Ví dụ: trong bất cứ giờ đọc sách nào ba hoặc mẹ đều nói những mẫu câu tiếng Anh về việc đọc sách, lật mở trang sách, đóng sách thì đưa bé sẽ cho thấy khả năng hiểu, làm theo các câu hiệu lệnh của ba mẹ bằng tiếng Anh. Hãy tạo ra những cơ hội như vậy cho trẻ qua nhiều tình huống và hoạt động mỗi ngày.
Hãy CHẬM lại: Cố gắng đừng nói qúa nhanh khi giao tiếp với trẻ. Quy tắc này không chỉ áp dụng cho các gia đình song ngữ. Bất cứ đứa trẻ nào cũng cần thời gian và sẽ dễ dàng hơn cho chúng để bắt được từ vựng hoặc ý nghĩa của câu nói nếu ba mẹ nói với một tốc độ CHẬM.
Hãy giữ cho mọi thứ ĐƠN GIẢN: Dùng từ vựng đơn giản, mẫu câu đơn giản và ngắn gọn để không gấy khó hiểu cho trẻ. Cụ thể, nếu con bạn đang ở mốc sử dụng 1-2 từ/ 1 lần nói (Ví dụ “cookie”), ba mẹ hãy làm mẫu 1 câu nói dài hơn một chút (Ví dụ: ”Want cookie?” hoặc “Cookie, please.”). Thật vậy, hành động làm mẫu là 1 phương pháp vô cùng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của đứa trẻ vì khi đó chúng sẽ quan sát người lớn và bắt chước những hành động hoặc ngôn ngữ đó.
Đọc SÁCH TRUYỆN: Việc đọc sách truyện bằng 1 ngôn ngữ cụ thể ( ví dụ tiếng Anh hoặc tiếng Việt) giúp 1 đứa trẻ xây dựng kĩ năng đọc đồng thời phát triển nền tảng từ vựng, cấu trúc câu, học cách ghép vần cũng như hiểu biết hơn về nền văn hoá liên quan.
Khi tới giai đoạn này, bố mẹ có thể tham khảo EBOOK PARENTESE + BABYTALK (Các mẫu câu giao tiếp cùng con để mở rộng đoạn hội thoại cùng con theo tình huống hằng ngày: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
#3 Gợi ý giúp xây dựng thói quen đọc sách và nghe nhạc tiếng Anh:
Chọn sách cho con: Nên chọn các cuốn sách bìa cứng, trang sách cứng (Sturdy Board book) để các bé không thể xé hoặc cắn sách. Hầu như sách Hương mua cho Mỡ thuộc dạng này nên chưa bao giờ có tình trạng sách bị xé hoặc cắn, chỉ 1 lần Mỡ làm rách miếng Flap (hình dán đè lên 1 hình khác) của cuốn sách. Không nên mua quá nhiều sách khi bé còn nhỏ. Tại sao? Vì khi đó chúng ta chưa biết rõ sở thích của bé là gì, bé có đặc biệt yêu thích hay hứng thú với con vật hay đồ vật gì không. Thêm vào đó, các em bé thường đặc biệt thích 1 cuốn sách nào đó và mong muốn được bố mẹ đọc đi đọc lại cuốn sách này. Vì vậy vai trò của bố mẹ là quan sát em bé của mình trong giờ đọc sách để biết được cuốn sách yêu thích của bé. Sách cho trẻ nên có các hình ảnh hoạt hình, hình vẽ ngộ nghĩnh, có các mảng màu đối lập, không có quá nhiều chữ ở mỗi trang sách. Nhiều bố mẹ thích chọn sách có hình thật của đồ vật vì nghĩ như vậy con sẽ dễ liên kết với đồ vật bên ngoài nhưng thực ra suy nghĩ này không hoàn toàn chính xác (Tuy nhiên nếu bố mẹ vẫn có thể mua để dành giới thiệu cho bé sau này).Nội dung sách nên liên quan đến con người, các hoạt động hoặc đồ vật gần gũi với cuộc sống hằng ngày của bé. Đây là những chủ đề các bé yêu thích và sẽ biểu hiện sự hứng thú.
Cách đọc sách cho con: Trong giờ đọc sách, bố/mẹ sẽ cho bé xem những quyển truyện song ngữ hoặc bằng tiếng Anh (tất nhiên phải có hình minh họa sinh động). Hương khuyến khích những câu chuyện về xe cộ hoặc con vật vì chúng ta có thể tạo ra những tiếng động thú vị để thu hút sự chú ý của con. Bố mẹ hãy tạo sự hứng thú cho con ngay từ trang bìa của sách, kích thích sự tò mò bằng cách chỉ tay vào những hình vẽ, có thể là con vật, xe cộ và làm âm thanh minh hoạ (Ví dụ tiếng còi xe, tiếng tàu hỏa, tiếng con chó, con mèo…). Khi bé đã bắt đầu biểu lộ sự thích thú, đó chính là lúc thích hợp nhất để bố mẹ giới thiệu từ vựng. Hãy kết hợp với kĩ thuật tương tác POINT AND SAY- VỪA CHỈ VỪA NÓI.Link tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=GNSu-78ywSs…
Âm nhạc: Trong giờ tắm hoặc giờ đi ngủ, bố mẹ hãy tận dụng sự kết nối tuyệt vời của các bài hát như BATH SONG hay TWINKLE TWINKLE LITTLE STARS. Không có đứa trẻ nào lại làm ngơ khi nghe bố mẹ hát cả, chúng sẽ lập tức bị thu hút vì những giai điệu vui tươi của những bài hát dành cho thiếu nhi. Và thế là các con đã bắt đầu bước vào thế giới tiếng Anh mà không có chút áp lực nào cả. Hãy duy trì thường xuyên việc ca hát cho tới khi con có thể hát theo bố mẹ hoặc ngân nga lại một vài giai điệu trong bài hát đó nhé.
Link tham khảo sách Song Worksheet với 20 bài hát được phân loại theo từng chủ đề: https://bit.ly/3D8cRY3
——————————————
PHỤ LỤC
CÁCH XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG THEO KHUNG THỜI GIAN NGÔN NGỮ CỦA HƯƠNG VÀ MỠ (18 THÁNG)
Thông thường bố mẹ cần CHUẨN BỊ 3 yếu tố sau để khung giờ ngôn ngữ đạt hiệu quả tốt nhất:
➜ Mẫu câu:Những mẫu câu cần cho việc giao tiếp với con cụ thể trong một khung giờ nhất định. Ví dụ giờ chơi tất nhiên bố mẹ cần biết các mẫu câu căn bản như: Do you want to play…?It’s my turn. (Đây là lượt của mẹ)Look at me. I can…..(Nhìn mẹ nè. Mẹ có thể…)Now it’s your turn. (Bây giờ tới lượt con nhé)Good job. (Con giỏi lắm)Còn nhiều nữa mình có liệt kê các mẫu câu căn bản dành cho khung giờ chơi trong cuốn sách Dạy con song ngữ thực hành. Nếu bố mẹ tìm kiếm các mẫu câu nâng cao hơn để mở rộng cuộc nói chuyện với con, chúng ta có thể tham khảo EBOOK PARENTESE và BABYTALK.
➜ Hoạt động: Tìm những hoạt động thú vị (có thể xem trên Youtube, Hương sẽ liệt kê các kênh Youtube gợi ý nhiều hoạt động hay ho dành cho bố mẹ chơi với con bên dưới). Khi Mỡ 18 tháng tuổi thì Hương thấy các hoạt động #role_playing (đóng vai), #turn_taking (đổi vai), #using_real_objects (dùng đồ vật thật hoặc đồ chơi minh hoạ, thay vì chỉ nghe), thậm chí đôi khi #independent_play (chơi tự lập) cũng có tác dụng tích cực. Hương và Mỡ đều rất thích hoạt động #reading (đọc sách) nên tới giờ đọc sách là Mỡ sẽ rất tập trung. Đồng thời Hương cũng thường chuẩn bị trước các đồ vật có thể xuất hiện trong những cuốn sách yêu thích của Mỡ để tăng tính tương tác giữa 2 mẹ con và lần nào cũng đều trên cả thành công ^^
Các kênh #Youtube gợi ý nhiều #hoạt_động_trò_chơi cho bố mẹ và con mà Hương thường xem:
⇾ Monica J Sutton (344K Subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCOTYXAQ0g5cKdr1mFJRPy2g
⇾ Mother Goose Club House (15,7M Subscribers): https://www.youtube.com/channel/UC6zPzUJo8hu-5TzUk8IEC2Q
⇾ teachmetotalk (40K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCHM0gfuGxeYAcv35H-yORig
⇾ Learn with Adrienne (104K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCl2WpSZCX9u_o_LPIM6D9CQ
⇾ TEACH through love (32.4K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCBg6qUvsY6JKzKmZGUVwiVg
⇾ Walkie Talkie (48.4K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCgVbPm0Vzu9k6LhcPrJWfZg
⇾ Early Learning Centre: https://www.youtube.com/channel/UCq7Z6Rm8mBFIj-8d9MaHb-Q
➜ Cách tương tác: Liên tục ôn lại các kĩ thuật tương tác với con. Luôn tự nhắc nhở mình đừng chỉ giao tiếp theo cảm xúc mà con cần kỹ thuật tương tác để giúp con phát triển năng lực ngôn ngữ một cách tốt nhất. Đó là khi chịu khó lặp đi lặp lại từ vựng, luôn đưa ra 2 sự lựa chọn cho con (bất kể là ăn uống, đồ chơi, quần áo, sách truyện…), luôn nói lại từ đúng khi con phát âm từ nào đó chưa rõ (dù mẹ hiểu con muốn nói cái gì). Tự nhắc mình, tự nhìn lại cách mình chơi với con là phương pháp hiệu quả để chúng ta rút được kinh nghiệm và ngày càng tự tin hơn. Các phương pháp tương tác với con cũng sẽ được giới thiệu khá chi tiết trong cuốn sách Dạy con song ngữ thực hành bố mẹ nhé.
THỜI KHOÁ BIỂU TÓM GỌN 1 NGÀY SONG NGỮ CỦA MỠ
Tóm gọn vì dựa vào các khung thời gian ngôn ngữ trong cuốn sách Dạy con song ngữ thực hành, mẹ quan sát thấy Mỡ đặc biệt thích các hoạt động sau đây.
➜ (10 phút) – Stacking Cups (Cốc xếp chồng): ổng có 1 bộ cups mua ở nhà sách Fahasa. Mỡ thì thích xếp chồng nó lên cao, mẹ đang muốn hướng bạn ý tập xếp cốc lớn trước, cốc nhỏ sau sao cho khít với nhau nhưng chưa thành công.
➜ (10 phút) – Books (Sách): Khỏi phải nói Mỡ rất mê sách. Mình nghĩ là do tạo thói quen từ nhỏ, đọc sách nhiều, đọc 1 cách vui vẻ nên Mỡ cực kì thích sách. Đi tiêm ngừa Mình cũng sẽ mang theo sách âm thanh cho ổng giải trí.
➜ (15 phút) – Bowl (Cái chén)+ Spoon (cái thìa): hoạt động này thì dạo này Mỡ mê chơi với các loại đồ chơi thức ăn, hiểu được cái bánh bao, bánh mì, pizza, pie. Cứ múc vào cái chén, cầm cái thìa đảo qua đảo lại làm giống như chef, xong bày đặt đút cho em búp bê ăn.
➜(10 phút) – Washcloth (khăn lau): hoạt động này chủ yếu là lúc đi tắm thì mẹ sẽ lấy cái khăn lau khắp các bộ phận trên người. Vừa lau vừa nói tên bộ phận đó. Để tránh nhàm chán thì bố mẹ kết hợp các bài hát như Bath song (Cocomelon) là perfect. Vì thích nên độ tập trung cũng cao hơn, lên tới 10- 15 phút/ hoạt động.
Mình cũng hiểu là các em bé trong khung độ tuổi :
2 tuổi- 3 tuổi chỉ có thể tập trung được 6 phút
4 tuổi các bé tập trung được 12 phút
Trên 6 tuổi tăng lên 12 phút
(theo thông tin từ Brain Balance- Trung tâm cung cấp các chương trình tại gia giúp phát triển toàn diện cho trẻ).
Như vậy tổng thời gian tương tác tiếng Anh qua lại với mẹ là 45 phút/ ngày. Cũng cần nói rõ tổng thời gian này là còn có tương tác, nói chuyện, chơi qua chơi lại với mẹ nữa. Chứ thẩy cho ông đồ chơi mà tự chơi chắc ngó qua chơi lấy lệ vài miếng rồi…ngó lơ liền.
Xem thêm:
QUÁ TRÌNH ĐỒNG HÀNH SONG NGỮ CÙNG MỠ TỪ 3 THÁNG- 1 TUỔI
QUÁ TRÌNH ĐỒNG HÀNH SONG NGỮ CÙNG MỠ SAU 1 TUỔI
————————————-
Lan Hương
Thạc sĩ Giáo Dục, Đại Học Southern Queensland, Úc
Tác giả bộ sách Dạy con song ngữ
Mẹ em bé song ngữ 2 tuổi
Trả lời