Tác giả Anya Kamenetz
“Con muốn đọc cuốn Ba Chú Gấu (The Three Bears) cơ!”
Ngày nay, phụ huynh, người chăm sóc cho trẻ và các giáo viên có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để thực hiện yêu cầu này của con. Chúng ta có thể đọc một quyển sách có hình ảnh, cho con xem phim hoạt hình, nghe sách nói.
Một nghiên cứu gần đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn những gì xảy ra trong não bộ của trẻ khi con trong các hoạt động trên. Tiến sĩ John Hutton, trưởng nghiên cứu, cho biết, đây rõ ràng là hiệu ứng Goldilocks* – một số kiểu kể chuyện có lẽ sẽ “quá lạnh” cho trẻ trong khi một số khác lại “quá nóng”. Và tất nhiên, sẽ có những kiểu “tương đối ổn”.
*Goldilocks được hiểu là nguyên tắc thường xuất hiện nhiều trong khoa học được lấy cảm hứng từ câu chuyện Ba Chú Gấu Vàng, là tỉ lệ thực hiện ít bước mà đạt hiệu quả cao.
Hutton là nhà nghiên cứu kiêm bác sĩ nhi tại Bệnh viện Nhi Cincinnati. Ông đặc biệt ưa thích đề tài về quá trình học đọc viết (emergent literacy).
Trong nghiên cứu, 27 trẻ em tầm 4 tuổi đã bước vào một chiếc máy chụp cộng hưởng từ (FMRI machine – Đây là kỹ thuật dùng để vẽ bản đồ và đo hoạt động não cũng như sự kết nối liên quan tới thị giác, xúc giác, thính giác, ngôn ngữ và ký ức). Trẻ được giới thiệu các câu chuyện theo 3 dạng: chỉ sử dụng sách nói (Audio only); truyện có ảnh minh hoạ đi kèm giọng người đọc (the illustrated pages of a storybook with an audio voiceover) và phim hoạt hình (an animated cartoon). Cả 3 phiên bản này đều lấy từ trang web của tác giả Canada, Robert Munsch.
Trong khi những đứa trẻ chú ý tới câu chuyện, máy quét tiến hành ghi lại các hoạt động trong những vùng não bộ nhất định và mối liên hệ giữa các vùng.
Tiến sĩ Hutton
“Ý tưởng của chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu là tìm hiểu xem hệ thống não bộ có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi câu chuyện”.
Yếu tố thứ nhất là về ngôn ngữ. Yếu tố thứ hai là về nhận thức thị giác. Yếu tố thứ ba là hình ảnh thị giác (trí tưởng tượng). Yếu tố thứ tư là hệ thống ở chế độ mặc định, cái mà Tiến sĩ Hutton gọi là “chỗ của tâm hồn, sự phản xạ bên trong – tức là ý nghĩa của điều gì đó đối với bạn”.
Chế độ mặc định bao gồm các vùng não hoạt động nhiều hơn khi ai đó không tích cực tập trung vào một nhiệm vụ mà trí não được chỉ định có liên quan đến thế giới bên ngoài.
Sử dụng “hiệu ứng Goldilocks” của Tiến sĩ Hutton, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy:
Điều kiện chỉ có âm thanh (sách nói – Audio) là “quá lạnh”.
Hệ thống ngôn ngữ trong não được kích hoạt nhưng tổng quan lại thiếu sự hoà nhập, kết nối. “Bằng chứng cho thấy trẻ phải rất vất vả để có thể kết nối câu chuyện”.
Điều kiện xem phim hoạt hình là “quá nóng”.
Có rất nhiều hoạt động diễn ra trong vùng nhận thức thị giác và âm thanh nhưng không có nhiều sự kết nối giữa các vùng não này. “Vùng ngôn ngữ vận hành để giúp nắm bắt kịp với câu chuyện”, Hutton cho biết. “Diễn giải của chúng tôi là phim hoạt hình đã làm thay mọi việc cho đứa trẻ. Trẻ dành phần lớn năng lượng chỉ để cố hiểu xem như vậy nghĩa là gì.” Khả năng hiểu câu chuyện của trẻ là kém nhất trong điều kiện này.
Điều kiện đọc sách có hình ảnh minh hoạ được Tiến sĩ Hutton nhận định là “tương đối ổn”.
Khi trẻ có thể nhìn thấy hình ảnh minh họa, hoạt động của hệ thống ngôn ngữ giảm một chút so với điều kiện âm thanh. Hutton nói, thay vì chỉ chú ý đến lời nói, sự hiểu biết của trẻ về câu chuyện đã được “hình thành” bằng cách lấy những hình ảnh làm gợi ý.
“Cho trẻ một bức ảnh và trẻ phải có bánh quy thì mới chịu đọc.”, tiến sĩ Hutton giải thích. “Khi xem phim hoạt hình, tất cả diễn biến của câu chuyện trút vào não trẻ cùng một lúc và trẻ chẳng phải làm gì hết”.
Quan trọng nhất, với điều kiện đọc sách có tranh vẽ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự kết nối gia tăng và xuyên suốt giữa mọi vùng não mà họ xem xét: nhận thức thị giác, hình ảnh thị giác (tưởng tượng), chế độ mặc định, ngôn ngữ (ngữ nghĩa và logic).
“Đối với trẻ 3-5 tuổi, vùng não ở chế độ mặc định và vùng hình ảnh (tưởng tượng) trưởng thành muộn. Hơn nữa, cần có sự tập luyện để kết hợp với phần còn lại của bộ não”, Hutton giải thích. “Trẻ có thể sẽ đứng trước nguy cơ không phát triển được khả năng này khi tiếp xúc quá nhiều với phim hoạt hình”.
Khi dành thời gian đọc sách cho trẻ, não trẻ sẽ làm nhiều việc hơn là chỉ nhìn thông thường. “Các cơ não phát triển khi hình ảnh được đưa vào cuộc sống trong tâm trí trẻ”.
Tiến sĩ Hutton
“Sự phát triển lâu dài của trẻ có thể bị ảnh hưởng nếu trẻ tiếp xúc quá nhiều phim hoạt hình”
Khi bị choáng ngợp trước những yêu cầu xử lý ngôn ngữ, nếu không có đủ thời gian và sự luyện tập trước đó thì trẻ có thể: thiếu thành thạo trong việc tạo ra các hình ảnh trong đầu dựa trên những gì đã đọc, giảm sự phản ánh về nội dung câu chuyện. Đây là kiểu “người đọc bất đắc dĩ”, bộ não của trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu hầu hết một cuốn sách.
Điều kiện sách nói kèm hình minh hoạ cho trẻ không hiệu quả bằng đọc sách cùng bố mẹ.
Đây là một kết luận thú vị được thể hiện qua những gì máy chụp cộng hưởng từ ghi lại được từ não bộ của trẻ khi đọc sách. Hutton nói rằng, sự tương tác về mặt thể chất lẫn tinh thần đều không có khi chỉ để trẻ đọc các loại sách có kết hợp tranh minh họa.
Ngược lại, bố mẹ khi đọc sách cùng con sẽ chỉ ra những từ ngữ cụ thể hoặc nhắc/ gợi ý trẻ “Con chỉ cho bố mẹ xem con mèo ở đâu nào?” trong một bức tranh. “Đó là một lớp nền tảng hoàn toàn khác để thực sự giúp trẻ xây dựng kĩ năng đọc“, Hutton cho hay.
Trong một thế giới lý tưởng, bố mẹ sẽ luôn ở đó để đọc cho con mình nghe. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ nhỏ này cũng cho thấy rằng, khi bố mẹ chuyển sang sử dụng các thiết bị điện tử cho trẻ, bố mẹ nên hướng đến phiên bản rút gọn nhất của ebook có giọng đọc, và ảnh minh họa, thay vì chỉ có âm thanh hoặc hoạt hình.
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Trả lời