Trong bài này Hương tập trung phần nhiều về các hoạt động mình luôn chủ động chuẩn bị và ôn tập lại vào cuối ngày. Dù là dạy con song ngữ đã hơn một năm rưỡi (từ lúc Mỡ 3 tháng đến bây giờ là 18 tháng), đã rất quen với cách tương tác, tạo môi trường cho con, nhưng mình vẫn luôn muốn CHUẨN BỊ.
Vậy có thể một số bố mẹ sẽ hỏi CHUẨN BỊ GÌ để dạy con song ngữ? Câu trả lời này mình không trả lời chung được, vì điều đó phụ thuộc vào sở thích riêng của cả bố, mẹ và con. Chỉ bố mẹ mới hiểu rõ con mình thích chơi đồ chơi nào nhất (Mỡ thích chơi xe hơi, rất thích), con thường chơi như thế nào, con tập trung tối đa được bao nhiêu lâu..
Tất nhiên Hương viết bài này với mục đích dành cho những bố mẹ khi đã hiểu rõ sở thích của con, sẽ có kế hoạch để chuẩn bị tốt hơn cho những khung giờ ngôn ngữ cùng con trong một ngày. Đó có thể là bất kì lúc nào chúng ta tranh thủ để vừa chơi vừa học với con.
Bắt đầu nào. Thông thường bố mẹ cần CHUẨN BỊ 3 YẾU TỐ sau để khung giờ ngôn ngữ đạt hiệu quả tốt nhất:
- MẪU CÂU
Những mẫu câu cần cho việc giao tiếp với con cụ thể trong một khung giờ nhất định. Ví dụ giờ chơi tất nhiên bố mẹ cần biết các mẫu câu căn bản như:
- Do you want to play…?
- It’s my turn. (Đây là lượt của mẹ)
- Look at me. I can…..(Nhìn mẹ nè. Mẹ có thể…)
- Now it’s your turn. (Bây giờ tới lượt con nhé)
- Good job. (Con giỏi lắm)
Còn nhiều nữa mình có liệt kê các mẫu câu căn bản dành cho khung giờ chơi trong cuốn sách Dạy con song ngữ thực hành. Nếu bố mẹ tìm kiếm các mẫu câu nâng cao hơn để mở rộng cuộc nói chuyện với con, chúng ta có thể tham khảo EBOOK PARENTESE và BABYTALK.
- HOẠT ĐỘNG
Tìm những hoạt động thú vị (có thể xem trên Youtube, Hương sẽ liệt kê các kênh Youtube gợi ý nhiều hoạt động hay ho dành cho bố mẹ chơi với con bên dưới).
Hiện Mỡ 18 tháng tuổi nên Hương thấy các hoạt động #role_playing (đóng vai), #turn_taking (đổi vai), #using_real_objects (dùng đồ vật thật hoặc đồ chơi minh hoạ, thay vì chỉ nghe), thậm chí đôi khi #independent_play (chơi tự lập) cũng có tác dụng tích cực.
Hương và Mỡ đều rất thích hoặt động #reading (đọc sách) nên tới giờ đọc sách là Mỡ sẽ rất tập trung. Đồng thời Hương cũng thường chuẩn bị trước các đồ vật có thể xuất hiện trong những cuốn sách yêu thích của Mỡ để tăng tính tương tác giữa 2 mẹ con và lần nào cũng đều trên cả thành công ^^
Các kênh Youtube gợi ý nhiều hoạt động trò chơi cho bố mẹ và con mà Hương thường xem:
⇾ Monica J Sutton (344K Subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCOTYXAQ0g5cKdr1mFJRPy2g
⇾ Mother Goose Club House (15,7M Subscribers): https://www.youtube.com/channel/UC6zPzUJo8hu-5TzUk8IEC2Q
⇾ teachmetotalk (40K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCHM0gfuGxeYAcv35H-yORig
⇾ Learn with Adrienne (104K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCl2WpSZCX9u_o_LPIM6D9CQ
⇾ TEACH through love (32.4K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCBg6qUvsY6JKzKmZGUVwiVg
⇾ Walkie Talkie (48.4K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCgVbPm0Vzu9k6LhcPrJWfZg
⇾ Early Learning Centre: https://www.youtube.com/channel/UCq7Z6Rm8mBFIj-8d9MaHb-Q
- CÁCH TƯƠNG TÁC
Liên tục ôn lại các kĩ thuật tương tác với con. Luôn tự nhắc nhở mình đừng chỉ giao tiếp theo cảm xúc mà con cần kỹ thuật tương tác để giúp con phát triển năng lực ngôn ngữ một cách tốt nhất.
Đó là khi chịu khó lặp đi lặp lại từ vựng, luôn đưa ra 2 sự lựa chọn cho con (bất kể là ăn uống, đồ chơi, quần áo, sách truyện…), luôn nói lại từ đúng khi con phát âm từ nào đó chưa rõ (dù mẹ hiểu con muốn nói cái gì). Tự nhắc mình, tự nhìn lại cách mình chơi với con là phương pháp hiệu quả để chúng ta rút được kinh nghiệm và ngày càng tự tin hơn. Các phương pháp tương tác với con cũng sẽ được giới thiệu khá chi tiết trong cuốn sách Dạy con song ngữ thực hành bố mẹ nhé.
Vì con, bố mẹ có thể gánh được tất cả, kể cả tiếng Anh.
—
Lan Hương
Trả lời