• Trang chủ
  • Feedback ba mẹ
    • Feedback về Khoá học Dạy con song ngữ
    • Feedback về cuốn sách DẠY CON SONG NGỮ
    • Chia sẻ của ba mẹ về HP JUNiOR
  • Khoá học
  • Tài khoản
  • 0 - 0VND

HP JUNiOR

Tự dạy con học tiếng Anh

  • Nghiên cứu dạy con song ngữ
    • Dịch báo song ngữ
    • Phương pháp tương tác với con
  • Videos dạy con song ngữ
    • SHORT SENTENCES – Các mẫu câu ngắn giao tiếp với con
    • Hiểu lầm phổ biến và các phương pháp dạy con song ngữ
    • BABYTaLK – đoạn hội thoại giữa ba mẹ và con
    • PARENTESE- Các mẫu câu tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ
    • BOOK REVIEW – Dự án review sách cho trẻ
  • Tải tài liệu dạy con song ngữ và phương pháp tương tác với con
  • Hành trình của Mỡ
Trang chủ » Phương pháp tương tác với con » NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN KHI THỰC HÀNH NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ CÙNG TRẺ (P1)

NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN KHI THỰC HÀNH NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ CÙNG TRẺ (P1)

22/03/2024 22/03/2024 hpjunior 0 Bình luận

Nhiều ba mẹ vẫn muốn biết liệu mình có đang thực hiện đúng cách khi nói chuyện tại nhà cùng con hay không. Thật ra sẽ không có cách nào tốt nhất hay đúng cách để thực hiện liệu pháp nói chuyện cùng con cả. Điều này là vì các chiến lược khác nhau sẽ ảnh hưởng đối với từng đứa trẻ khác nhau. Và có một số đứa trẻ sẽ thực hiện tốt hơn trong một số hoạt động nói chuyện tại nhà so với những hoạt động khác. Tuy nhiên, có một số thói quen cụ thể cần tránh khi dạy con mới các kỹ năng nói và ngôn ngữ tại nhà, và đó là điều mà bài viết này muốn đề cập.

Điều quan trọng chúng ta cần biết là học nói là một cuộc đua dài, không phải là một cuộc chạy nước rút. Bạn và con nên thưởng thức việc học nói chuyện tại nhà như một hoạt động giải trí và hãy tránh làm cho hoạt động này trở nên nhàm chán nhé.

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những điều Nên – Không nên làm trong khi thực hiện hoạt động nói chuyện tại nhà cùng con ba mẹ nhé.

  1. Khi Nào Nên Thực Hành?

NÊN – Hãy thực hành vào thời gian mà con bạn thường xuyên được nghỉ ngơi, vui vẻ và được ăn no. Hãy suy nghĩ về thời điểm trong ngày mà con bạn thường hợp tác một cách liên tục, và ba mẹ hãy tạo ra một lịch thực hành nói chuyện hằng tuần vào thời gian đó. Điều này rất quan trọng bởi vì con bạn sẽ học được những kỹ năng mới khi bạn thu hút sự chú ý của con. Hãy chơi một trò chơi như Peek-A-Boo hoặc chơi với xe hơi, để khi đó việc thực hành nói chuyện với trẻ là một trong những cách tốt nhất để giữ trẻ chú ý và tham gia.
ĐỪNG – Đừng thực hành khi con quá mệt mỏi, buồn bã, đang bị ốm, đói hoặc cần được thay tã. Tất cả những điều này làm cho việc học của trẻ trở nên khó khăn vì nó làm cho việc tập trung và vui vẻ của trẻ trong quá trình này trở nên khó khăn hơn.

2. Bao Lâu Thì Nên Thực Hành?

NÊN – Hãy thực hành cho đến khi con bạn bắt đầu vui chơi và tập trung. Đối với trẻ nhỏ, điều này thường có nghĩa là thực hành trong khoảng 10-30 phút một lần và không lâu hơn. Thực hành trong thời gian ngắn là một ý tưởng tốt bởi vì điều này thường có nghĩa là thực hành sẽ chất lượng hơn so với việc thực hành nhiều giờ mỗi ngày.
ĐỪNG – Đừng thực hành quá 30 phút một lần. Và đừng tiếp tục thực hành nếu con bạn đã trở nên buồn chán và không có dấu hiệu hứng thú trở lại nhé. Vì khi đó, con đang buồn bã và sẽ không học được các kỹ năng nói chuyện và ngôn ngữ đâu nè.

3. Nên Thực Hành Gì?

NÊN – Chọn một hoặc hai điều cụ thể để dạy mỗi lần. Chúng ta sẽ là những người thầy tốt hơn khi tập trung vào một hoặc một số kỹ năng mỗi lần. Ngoài ra, bạn sẽ có khả năng nhận thấy sự tiến bộ nhanh chóng của con hơn nếu bạn tập trung dạy ít kỹ năng hơn.

ĐỪNG – Đừng cố gắng làm mọi thứ cùng một lúc. Mặc dù có cảm giác hấp dẫn, nhưng không phải lúc nào cũng là một kế hoạch tốt. Thực hành một kỹ năng mỗi lần có thể giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn so với việc cố gắng thực hành mọi thứ cùng một lúc

NÊN – Hãy suy nghĩ về một số lựa chọn cho việc thực hành nói chuyện tại nhà. Ví dụ, bạn có thể sẵn sàng thực hành khi đọc sách, chơi với ô tô, hoặc xây dựng một khối tháp cùng con. Hãy suy nghĩ về một số lựa chọn trước có thể giúp bạn thực hành khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch.

ĐỪNG – Đừng lo lắng về việc thực hành trong một hoạt động cụ thể. Bạn có thể phát triển kỹ năng nói chuyện và ngôn ngữ trong bất kỳ hoạt động nào mà con bạn thích! Tốt hơn hết là từ bỏ kế hoạch của bạn và hãy tận hưởng những khoảng khắc đáng nhớ đó cùng con nhé.

4. Điều Cần Tìm Kiếm Khi Thực Hành

NÊN – Hãy nhìn và nghe con bạn truyền đạt theo cách con đã biết. Vào thời gian đầu, bạn có thể phải chỉ cho con cách truyền đạt theo một cách mới 10 hoặc 100 lần trước khi trẻ thử tự làm điều đó. Và khi trẻ đã học được một cách mới, bạn hãy giúp con truyền đạt theo cả hai cách mới và cũ.

ĐỪNG – Đừng mong đợi con bạn sẽ truyền đạt theo cách mới ngay lần thực hành đầu tiên (mặc dù sẽ có một số trẻ có thể làm điều đó). Hãy hiểu rằng có thể mất một tuần hoặc hơn để con học một kỹ năng mới, điều này giúp bạn tránh thất vọng khi con không thực hiện được đúng ngay lập tức.

Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các trò chơi nên chơi cùng con để phát triển kỹ năng nói của con nhé.

Source (Tài liệu tham khảo): https://toddlertalk.com/blog/speech-therapy-toddler-activities

KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ :
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ từ 3 tháng – 1 tuổi: https://bit.ly/3k0vpmn
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ sau 1 tuổi: https://bit.ly/3z2a3sI
– Quá trình đồng hành cùng Mỡ từ 2-3 tuổi:  https://bit.ly/3noFQ42

🌸 TÀI LIỆU VÀ KHOÁ HỌC HƯỚNG DẪN BỐ MẸ TỰ DẠY CON SONG NGỮ TẠI NHÀ
– Combo bộ sách Dạy con song ngữ Lý thuyết + Thực hành: https://bit.ly/3whP9oL
– Combo 2 EBOOK: BABYTaLK + PARENTESE (Các mẫu câu giao tiếp giữa bố mẹ và con): https://bit.ly/3pZnSDZ
– Ebook Từ vựng song ngữ cần biết: https://bit.ly/2SQTBwg
– Khoá dạy con song ngữ Baby (0-1.5 tuổi):https://hpjunior.vn/san-pham/khoa-day-con-song-ngu-baby/
– Khoá dạy con song ngữ Toddler (1.5-3 tuổi): https://bit.ly/39UV5hM
– Khoá dạy con song ngữ Preschool (3-5 tuổi): https://bit.ly/3wgTRUO
– Khóa hướng dẫn phát âm theo khung thời gian ngôn ngữ: https://bit.ly/33HnIrG

🌸 TÀI LIỆU VÀ NGUỒN THAM KHẢO VỀ QUÁ TRÌNH SONG NGỮ:
– Thông tin và các bài lược dịch về song ngữ/ cách tương tác cùng con: https://bit.ly/3wCELYu
– Cộng đồng Dạy con song ngữ: https://bit.ly/38TC7El

Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Tóm tắt hành trình phát triển song ngữ của trẻ từ 4-5 tuổi (Dựa trên kinh nghiệm thực tế khi Hương dạy song ngữ cho Mỡ)
TÀI LIỆU SONG NGỮ HỮU ÍCH DO CÔ LAN HƯƠNG SỬ DỤNG TRONG 4 NĂM QUA
THẾ GIỚI KỲ DIỆU CỦA ÂM THANH – BƯỚC ĐỆM ĐẦU TIÊN CHO TRẺ TẬP NÓI

Chuyên mục: Phương pháp tương tác với con

Bài viết trước « HOẠT ĐỘNG NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ CÙNG ĐỒ CHƠI XE BUÝT
Bài viết sau NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN KHI THỰC HÀNH NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ CÙNG TRẺ (P2) »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Kết nối

       

Bài viết mới nhất

  • BỘ TÀI LIỆU TỔNG HỢP TRÒ CHƠI CHO BÉ TỪ 1.5-3 TUỔI
  • Tóm tắt hành trình phát triển song ngữ của trẻ từ 4-5 tuổi (Dựa trên kinh nghiệm thực tế khi Hương dạy song ngữ cho Mỡ)
  • TÀI LIỆU SONG NGỮ HỮU ÍCH DO CÔ LAN HƯƠNG SỬ DỤNG TRONG 4 NĂM QUA
  • THẾ GIỚI KỲ DIỆU CỦA ÂM THANH – BƯỚC ĐỆM ĐẦU TIÊN CHO TRẺ TẬP NÓI
  • NHỮNG THÓI QUEN TUYỆT VỜI ĐỂ LUYỆN TẬP NÓI VÀ NGÔN NGỮ TẠI NHÀ
  • NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM KHI CON LUYỆN TẬP NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ

Bình luận mới nhất

  • Lê Huyền trong CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP VỚI CON KHÔNG-PHẢI-AI-CŨNG-BIẾT (PHẦN 5)
  • Nguyen Huyen trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • kim Vân trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • Trần Thị Huế trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)

Copyright by Dạy con song ngữ - HP JUNiOR © 2025 · Đăng nhập