* Những thông tin này được thu thập qua nói chuyện trực tiếp với bác sĩ phẫu thuật, gia đình và cá nhân đã phẫu thuật và nghiên cứu cá nhân. Các thông tin còn lại đã đến từ các nguồn được chú thích.
Có bao nhiêu người mắc thiểu sản vành tai?
Dưới đây chỉ là một vài ví dụ được tổng hợp lại:
Các nghiên cứu và phát hiện đến nay cho thấy thiểu sản vành tai xảy ra ở bất cứ nơi nào từ tỉ lệ 1 trong 6.000 đến 1 trong 12.000. Vì vậy Thiểu sản vành tai có nguy cơ xảy ra trung bình 1 trên 9.000 lần.
Tính đến tháng 11 năm 2018, có khoảng 7,6 tỷ người sống trên thế giới.
Theo thống kê của Hoa Kỳ:
* Trong số 7,6 tỷ người này, có khoảng 327 triệu người đang sống ở Hoa Kỳ. Nếu thiểu sản vành tai có nguy cơ xảy ra với tỉ lệ 1 trong 9.000, thì sẽ có khoảng 36.000 người sống ở Hoa Kỳ mắc thiểu sản vành tai.
Theo thống kê của Vương quốc Anh:
* Một lần nữa, trong số 7,6 tỷ người sống trên thế giới này, có khoảng 66 triệu người đang sống ở Vương quốc Anh. Nếu thiểu sản vành tai có nguy cơ xảy ra với tỉ lệ là 1 trong 9.000, có nghĩa là có khoảng hơn 7.000 người sống ở Vương quốc Anh mắc thiểu sản vành tai.
Theo số liệu thống kê của Úc:
* Một lần nữa, trong số 7,6 tỷ người sống trên thế giới này, có khoảng 24 triệu người đang sống ở Úc. Nếu thiểu sản vành tai có nguy cơ xảy ra với tỉ lệ là 1 trong 9.000, có nghĩa là có khoảng 2.600 người đang sống ở Úc mắc thiểu sản vành tai.
Vì vậy, trong số 7,6 tỷ người sống trong thế giới của chúng ta ngày nay, có khoảng 844.000 người được sinh ra có nguy cơ mắc thiểu sản vành tai.
Khi mắc bệnh có thể đưa con đến những chuyên gia nào?
Bác sĩ nhi sơ sinh:
Con bạn có thể được bác sĩ nhi sơ sinh phát hiện thấy hoặc kết hợp với bác sĩ nhi khoa để giúp đánh giá và chẩn đoán chính xác, và giúp bạn trả lời thêm các câu hỏi về con.
Bác sĩ Tai Mũi Họng và Chuyên gia thính học:
Trước tiên, con bạn nên được bác sĩ Tai Mũi Họng hoặc chuyên gia thính học kiểm tra thính giác và tìm hiểu mức độ khiếm thính của con. Hỏi các bác sĩ về những lựa chọn có sẵn có thể giúp con bạn nghe tốt hơn. Nên kiểm tra định kỳ hàng quý để tránh trường hợp nhiễm trùng tai.
Bác sĩ phẫu thuật Sọ mặt và Bác sĩ phẫu thuật Miệng:
Nếu con bạn mắc tật nhỏ nửa mặt (Hemifacial Microsomia), Hội chứng Treacher Collins hoặc Goldenhar, bạn có thể xem xét đến tư vấn với bác sĩ phẫu thuật sọ não và bác sĩ phẫu thuật miệng. Bắt đầu tìm hiểu thông tin có thể giúp con bạn phát triển và hỏi về khả năng phẫu thuật và ở độ tuổi nào con bạn nên bắt đầu phẫu thuật nếu chọn giải pháp phẫu thuật.
Bác sĩ nhi khoa hoặc Bác sĩ gia đình nói chung:
Đây là những bác sĩ mà con bạn sẽ gặp hầu hết thời gian. Hãy chắc chắn rằng thông tin được xác nhận từ các chuyên gia y tế khác qua các bản sao đánh giá và kiểm tra.
Nhà di truyền học:
Bạn có thể chọn tham khảo ý kiến của một nhà di truyền học về việc tìm hiểu bất kỳ thông tin bổ sung nào có thể giúp giải thích làm thế nào hoặc tại sao Thiểu sản vành tai, dị tật ống tai ngoài (Atresia), tật nhỏ nửa mặt (Hemifacial microsomia), Hội chứng Treacher Collins hoặc Hội chứng Goldenhar xảy ra.
Bác sĩ phẫu thuật tạo hình vành tai và Bác sĩ phẫu thuật ống tai:
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các lựa chọn phẫu thuật cho con, bạn có thể đến tư vấn với chuyên gia tạo hình hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ chuyên phẫu thuật tạo hình khuôn mặt và ống tai. Hãy hỏi thêm về những lựa chọn có sẵn cho con bạn và làm thế nào để bắt đầu kế hoạch phẫu thuật.
Có thể phẫu thuật tạo hình tai cho trẻ mắc thiểu sản vành tai không?
Có, có hai lựa chọn phẫu thuật cho phẫu thuật tạo hình tai cho Thiểu sản vành tai.
1. Kỹ thuật phẫu thuật ghép sụn sườn:
Được biết đến với cái tên là “Tiêu chuẩn vàng” cho phẫu thuật tạo hình tai và đã có từ những năm 1920. Mỗi cuộc phẫu thuật phải trải qua ba đến bốn giai đoạn bao gồm sử dụng một phần hoặc một mảnh sụn sườn (sụn sườn ghép) và một phần da cần để che tai (da ghép). Sụn sườn và da được sử dụng để tạo hình tai ngoài. Giai đoạn 1 liên quan đến việc lấy sụn sườn (yêu cầu vết rạch từ 1 đến 1 1,5 inch) và sau đó cẩn thận điêu khắc sụn sườn thành một khung mới có hình dạng giống tai. Khung hình mới được tạo hình sau đó được khâu vào vạt da hoặc túi da bên dưới da đầu trên hộp sọ (nơi đặt tai). Giai đoạn 2 liên quan đến việc tạo dái tai. Giai đoạn thứ 3 liên quan đến việc tạo một khe phía sau tai để giải phóng tai cẩn thận từ bên dưới da đầu, nâng tai lên khỏi và để tai lộ ra . Một mảnh ghép da sau đó được sử dụng để giúp che đi phần còn lại của tai (mặt sau của tai). Giai đoạn thứ ba là lúc tạo ra vành tai (sụn nhỏ như vạt nằm trước ống tai) và khắc phục bất kỳ vấn đề đối xứng nào khác với tai sau đó. Giai đoạn phẫu thuật này cũng giúp tạo ra một ống tai giả có hiệu ứng bóng đổ mang lại cảm giác như thể có một ống tai thật (nếu bệnh nhân bị thiếu ống tai). Có thể thêm một vài giai đoạn để điều chỉnh tai, chẳng hạn như điều chỉnh hình dạng của tai hoặc của dái tai. Vì tai được ghép từ sụn sườn-được lấy từ mô sống từ cơ thể, tai sẽ phát triển cùng với cơ thể và sẽ bị nhỏ cỡ hơn khi so sánh với tai sinh học bình thường nhưng sẽ tiếp tục phát triển đến cùng kích cỡ của tai hiện tại. Tai ghép sụn sườn mới được tái tạo sẽ hơi cứng hơn tai sinh học vì mô sụn sườn dày hơn và cứng hơn sụn tai, mặc dù tai cũng đã có vẻ dày khi nhìn bình thường. Tai sẽ cảm thấy đau, chảy máu nhưng sau đó sẽ lành. Độ tuổi sớm nhất để cân nhắc phẫu thuật ghép xương sườn là năm tuổi hay thường ở độ tuổi từ sáu đến mười tuổi hơn.
Lưu ý: Một số bác sĩ có thể phẫu thuật tạo hình tai trong ít hơn ba hoặc bốn giai đoạn. Ví dụ, các bác sĩ phẫu thuật thực hành kỹ thuật “Nagata” (được đặt theo tên của bác sĩ Satoru Nagata) của Nhật Bản, thực hiện phẫu thuật ghép sụn sườn chỉ trong hai giai đoạn. Một số bác sĩ phẫu thuật thậm chí có thể thực hiện ghép sụn sườn chỉ trong một giai đoạn. Thời gian phẫu thuật cho mỗi giai đoạn khoảng từ một đến năm giờ hoặc hơn, tùy thuộc vào giai đoạn nào và những gì cần được thực hiện cho tai để có kết quả tốt nhất. Thời gian phẫu thuật có thể lâu hơn và có thêm các giai đoạn bổ sung cho trẻ em mắc Hội chứng Goldenhar và Treacher Collins vì một số khó khăn khi định vị tai và xử lý vị trí tóc. Các cuộc phẫu thuật thường được thực hiện trong ba giai đoạn rất có thể sử dụng kỹ thuật “Brent” (được đặt theo tên của Tiến sĩ Burt Brent ở California).
2. Kỹ thuật phẫu thuật tạo hình bằng sụn Medpor:
Đây là một kỹ thuật phẫu thuật không cần các giai đoạn bổ sung như lấy sụn sườn cho quá trình ghép. Phẫu thuật tạo hình bằng sụn Medpor sử dụng khung tổng hợp làm sẵn có thể được chạm khắc để phù hợp với hình dạng của tai hiện có (hoặc hai tai mới được tạo ra nếu có thiểu sản vành tai ở cả hai bên). Kỹ thuật phẫu thuật Medpor sử dụng vật liệu polyetylen xốp, cùng chất liệu đã được sử dụng trong phẫu thuật sọ mặt trên hơn bốn mươi năm. Phẫu thuật tạo hình bằng sụn Medpor có thể chỉ cần thực hiện trong một giai đoạn. Thời gian phẫu thuật có thể dao động từ tám đến mười hai giờ tùy theo mức độ phức tạp của cuộc phẫu thuật. Giai đoạn thứ hai có thể được thực hiện thêm để điều chỉnh dái tai nếu cần thiết. Tai được cấu tạo để có kích thước lớn hơn một chút (khoảng 0,5mm hoặc nhỏ hơn kích thước) so với tai hiện có, để tai sinh học có thể phát triển đến cùng kích thước gần đúng của tai Medpor. Tai Medpor sẽ cứng hơn tai ghép xương sườn vì vật liệu mà khung tổng hợp được tạo thành dày hơn hoặc mạnh hơn một chút so với sụn tai, mặc dù tai nhìn cũng đã có vẻ dày. Tai Medpor sẽ trở thành mạch máu nơi các mạch máu được tích hợp trên khắp các lỗ xốp trong khung polypropylene. Điều này sẽ khiến tai cảm thấy đau, chảy máu nhưng sau đó sẽ lành. Độ tuổi sớm nhất để xem xét phẫu thuật Medpor là ba tuổi.
Ngoài các phương án phẫu thuật còn lựa chọn nào khác khi mắc thiểu sản vành tai không? Có
1. Lựa chọn Không làm gì:
Có thể chọn chấp nhận tai như hiện tại và chọn không làm gì cả. Giữ chiếc tai nhỏ của mình như vốn dĩ của nó, chấp nhận và yêu lấy chúng. Có thể chọn tin rằng chiếc tai này là một phần của bản thân và không muốn thay đổi dưới bất kỳ hình dạng hoặc hình thức nào. Trên thực tế, một số cá nhân bị thiểu sản vành tai rất thích đôi tai nhỏ của họ và khoe chúng khi đeo khuyên và để tóc ngắn. Một số thậm chí tin rằng đôi tai nhỏ của họ khiến họ thêm cá tính. Không phải làm bất cứ điều gì để thay đổi vẻ ngoài của tai nếu đã thích nghi được và không còn bận tâm đến tai nữa. Đừng bao giờ nên để bất cứ ai đưa ra quyết định thay bản thân mình.
2. Tai giả:
Đeo tai giả có thể là một lựa chọn tuyệt vời đáng cân nhắc thay cho phẫu thuật. Tai giả có thể trông rất thật và đẹp. Có thể dễ dàng đeo tai giả nhờ keo hoặc được neo bằng nam châm. Có thể bơi và ngủ với tai giả (mặc dù điều này có thể làm giảm chất lượng của tai theo thời gian). Miễn là thực hiện đúng theo các hướng dẫn vệ sinh tai giả hàng ngày, việc đeo tai giả có thể khá dễ dàng.
Nguồn: https://earcommunity.org/microtiaatresia/faqs-about-microtia/?fbclid=IwAR1wiL_VdkOkzhVuXX9-ZW_zzoswjQvw6BTkBntQxNfDphMAsTg69rkvsJo
Trả lời