University of Washington News – Tạp chí Trường đại học Washington
Sự bắt chước là phương thức học tập quan trọng nhất của trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh thường quan sát hành động của những người xung quanh và bắt chước những chuyển động cơ thể đó. Đó là cách mà trẻ đưa được chiếc điện thoại đồ chơi lên tai hay đưa thìa vào miệng mà thường không có sự hướng dẫn cụ thể nào.
Nghiên cứu từ trường đại học Washington và Đại học Temple đã chỉ ra có sự kích hoạt trong não bộ của trẻ sơ sinh khi người lớn làm 1 hành động nào đó với các bộ phận cơ thể. Khi trẻ 14 tháng tuổi thấy người lớn sử dụng tay để chạm vào món đồ chơi, vùng não điều khiển tay của trẻ sẽ được kích hoạt.
Andrew Meltzoff, đồng tác giả và đồng sáng lập của Institute for Learning & Brain Sciences (Viện Khoa học Não bộ và tiếp thu) của trường Đại học Washington cho biết: “Em bé quan sát những người xung quanh rất kĩ và luôn sẵn sàng học hỏi từ những người khác”.
Nghiên cứu tiến hành trên 70 trẻ sơ sinh để phát hiện hoạt động của các vùng não bộ phản ứng với những cử động hoặc sự chạm bằng bàn chân hoặc bàn tay. Trẻ ngồi trong lòng ba mẹ và quan sát người chuyên gia chạm vào đồ chơi đặt trên 1 chiếc bàn thấp đặt giữa trẻ và chuyên gia.
Đồ chơi có mái vòm bằng nhựa trong suốt và được gắn chắc chắn trên 1 cái đế. Khi chuyên gia ấn vào mái vòm bằng tay hoặc chân, món đồ chơi sẽ phát nhạc và hoa giấy trong đồ chơi sẽ quay tròn. Người chuyên gia lặp lại hành động, cứ 4 lần ấn thì sẽ tạm ngừng, và sẽ làm liên tục như vậy đến khi trẻ không còn hứng thú nữa.
Joni Saby, tác giả chính và nghiên cứu sinh ngành tâm lý học tại Đại học Temple ở Philadelphia cho biết: “Nghiên cứu chỉ ra rằng khi em bé thấy người khác làm những hành động bằng một bộ phận cơ thể, não bộ của trẻ sẽ kích hoạt các bộ phận tương tự. Việc này sẽ làm trẻ bắt chước 1 cách dễ dàng và đóng vai trò để trẻ có thể tự tạo ra những hành động tương tự.”
Một trong những điều cơ bản để trẻ có thể học được là cách mà trẻ bắt chước người lớn. Nói cách khác, trẻ phải biết rằng, tay chứ không phải bất cứ bộ phận nào khác được dùng để làm hành động đó.
Đồng tác giả Peter Marshall, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Temple, tiết lộ rằng: “Để bắt chước được hành động của người khác, đầu tiên em bé cần xác định được bộ phận cơ thể nào được sử dụng. Hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh trực tiếp kết nối trẻ với những người xung quanh, điều này giúp trẻ bắt chước và liên kết cảm xúc. Trẻ sơ sinh nhìn người lớn và nhìn thấy chính mình.”
Bài viết được lược dịch từ: https://www.washington.edu/news/2013/10/30/a-first-step-in-learning-by-imitation-baby-brains-respond-to-anothers-actions/
Bài viết liên quan:
- Tại sao trẻ nhỏ có thể dễ dàng trở thành song ngữ?
- 4 lời khuyên để dạy tiếng Anh cho trẻ không sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ
- Sơ đồ ngôn ngữ trong não bộ của trẻ sơ sinh
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời