By Lauren Lowry
Hanen SLP and Clinical Staff Writer
Khi chúng ta nói chuyện với trẻ đang tập nói, việc đơn giản hóa mọi thứ bằng cách sử dụng những câu nói ngắn và đơn giản là điều hiển nhiên.
Ví dụ, thay vì nói “Do you want one of these cookies I bought at the grocery store today?” (“Con có muốn ăn một chiếc bánh qui mà cha/mẹ mua ở cửa hàng tạp hóa ngày hôm nay không?”), cha/mẹ có thể nói “Do you want a cookie?” (“Con có muốn ăn một chiếc bánh qui không?”). Cách đơn giản hóa câu nói này rất hữu ích và khiến cho ngôn ngữ đối với trẻ trở nên dễ hiểu và dễ xử lí hơn.
Tuy nhiên, có một số tranh luận về việc có nên sử dụng điểm ngữ pháp phù hợp trong các câu nói được rút ngắn này không? Câu hỏi được đặt ra ở đây là nên sử dụng câu điện tín (telegraphic) hay sử dụng câu mang tính ngữ pháp (grammatical) với trẻ nhỏ.
- “Câu điện tín” (Telegraphic speech) bao gồm những từ ngữ quan trọng, nắm ý nghĩa chính của một câu nhưng lại không có những từ hay những âm cuối mang tính ngữ pháp. (ví dụ như thêm –ing vào cuối động từ, hoặc những từ nhỏ hơn như the, is hoặc a). Ví dụ của câu điện tính: Mommy go out (Mẹ đi ra ngoài); blocks down; open door (mở cửa); in box (ở trong hộp).
- Những câu nói mang tính ngữ pháp (Grammatical speech) bao gồm tất cả những từ và âm cuối mang yếu tố ngữ pháp. Ví dụ như: Mommy’s going out (Mẹ chuẩn bị ra ngoài đây.); the blocks fell down (những khối gạch đổ xuống); open the door (mở cánh cửa kia ra); on the table (ở trên bàn). Việc sử dụng ngữ pháp trong câu nói không có nghĩa rằng cha/mẹ phải sử dụng một câu hoàn chỉnh – cha/mẹ có thể sử dụng một phần của một câu miễn là chúng tuân thủ đúng ngữ pháp. (ví dụ như in the box).
Một số chương trình can thiệp (intervention programs) ủng hộ việc sử dụng câu điện tín, cho rằng trẻ em sẽ dễ bắt chước và dễ học ngôn ngữ hơn khi chúng chỉ cần nghe những từ khóa mang ý chính.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây lại đưa ra một viễn cảnh khác; các nhà nghiên cứu về trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ đã tìm ra rằng:
- Những câu nói ngắn và mang tính ngữ pháp thì không gây nhiều khó khăn cho trẻ em để có thể hiểu chúng so với câu điện tín. Trên thực tế, nhiều chuyên gia nhận thấy rằng trẻ em hưởng lợi ích từ việc nghe những câu ngữ pháp thích hợp vì chúng gợi ý cho trẻ về nghĩa của từ vựng và cách mà những từ vựng đó được dùng trong câu. Ví dụ những từ vựng như “a”, “the”, “this” và “my” thường đứng trước những danh từ, nhưng những từ và những âm cuối mang tính ngữ pháp (như –ing hay –ed) khác lại gợi ý về những động từ.
- Trẻ em có thể bắt chước những câu ngắn và mang tính ngữ pháp một cách dễ dàng như khi trẻ bắt chước những câu điện tín.
- Câu điện tín có thể ngăn chặn việc học ngôn ngữ của những đứa trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ – một nghiên cứu đã tìm ra rằng các bậc phụ huynh lạm dụng quá nhiều câu điện tín với con ở độ 3 tuổi rưỡi thì một năm sau đó, trẻ sẽ sử dụng ít đa dạng các từ hơn.
Những kết quả này cho thấy, với những trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ, những câu ngắn và mang tính ngữ pháp thì không gây khó hiểu hơn so với câu điện tín mà còn đem đến lợi ích cho việc học ngôn ngữ.
VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƠN GIẢN HÓA NHỮNG GÌ CHA/MẸ NÓI?
Việc sử dụng những câu ngắn và mang tính ngữ pháp hoặc một phần của một câu tuân thủ đúng ngữ pháp khi giao tiếp với một đứa trẻ đang tập nói là một cách lý tưởng. Có một nguyên tắc nhỏ là, khi cha/mẹ đang cố gắng xem xét liệu những gì cha/mẹ nói có mang tính ngữ pháp hay chưa, cha mẹ hãy tự hỏi rằng liệu đó có phải là những gì cha/mẹ sẽ nói với một người lớn hay không? Ví dụ như, nếu một người lớn hỏi cha/mẹ chỗ nào dùng để bỏ quần áo vào hàng quyên góp, cha/mẹ có thể trả lời “in the box” – mặc dù chúng không phải một câu hoàn chỉnh, nhưng ít nhất cha mẹ cũng đừng nên nói “in box”. Và cha mẹ cũng không nên nói những điều tương tự với một người lớn: “want open?”, “put in”, hoặc “Michael go to school.”
Một cách để đơn giản hóa ngôn ngữ của cha mẹ và tạo những từ mới nổi bật chính là nguyên tắc 4 chữ S (Say less, Stress, Go Slow, Show)
Nói ít – giữ cho những câu mà cha mẹ nói được ngắn gọn nhưng phải tuân thủ ngữ pháp. Ví dụ, thay vì nói “You have to put your shoes on because it’s time to go pick up Ava from school”, cha mẹ có thể nói “Let’s put shoes on” hoặc “Put your shoes on”.
Nhấn mạnh – hãy làm nổi bật những từ khóa bằng cách nhấn mạnh giọng vào những từ đó. Cha mẹ có thể thay đổi giọng trở nên thú vị và sôi động hơn hoặc nói to những từ khóa trong một câu. Ví dụ, khi cha/mẹ đi ra ngoài vào một ngày lạnh và có tuyết, cha/mẹ có thể nói “Ooh, it’s cold outside”, nói từ “cold” to hơn một chút so với các từ còn lại.
Nói chậm lại – nói chậm hơn một chút so với bình thường khi nói chuyện với một người lớn sẽ cho phép con có thể nghe những từ cha/mẹ nói và xử lí chúng. Cha mẹ cũng đừng nói quá chậm, và đừng làm mất âm điệu tự nhiên của giọng nói – cha mẹ chỉ cần nói chậm hơn một chút so với tốc độ nói bình thường.
Thể hiện – thể hiện cho con thấy những từ khóa có nghĩa là gì cũng là một cách để đơn giản hóa ngôn ngữ của cha mẹ. Cha mẹ có thể chỉ cho con rằng mình đang nói về vấn đề gì, sử dụng cử chỉ hay hành động, hoặc sử dụng một vật nào đó hay hình ảnh. Ví dụ, trường hợp cha mẹ muốn hỏi con có muốn một chiếc bánh qui không, cha mẹ có thể cầm lên một chiếc bánh qui khi nói từ “cracker”. Hoặc, trường hợp cha mẹ muốn cho con biết đã đến lúc phải mang giày vào, cha mẹ có thể chỉ vào đôi giày của con.
Đồng thời, cha mẹ cũng đừng quên lặp lại ngôn ngữ mới. Trẻ cần phải nghe những từ mới và những câu nói nhiều lần và trong nhiều tình huống khác nhau trước khi trẻ hiểu và nhớ chúng, và cuối cùng là sử dụng chúng.
Cách mà cha mẹ giao tiếp với con có thể tạo nên sự khác biệt lớn cho quá trình học ngôn ngữ của con mình. Khi cha mẹ đơn giản hóa câu nói của mình bằng cách sử dụng những câu ngắn và mang tính ngữ pháp, sử dụng 4 chữ S (Say less, Stress, Go Slow, Show, cha mẹ sẽ tạo ra thật nhiều cơ hội cho con nghe và học những từ vựng mới và cách mà những từ đó được sử dụng trong câu nói được rút ngắn.
Nguồn tham khảo
Sandbank, M. & Yoder, P. (2016). The Association Between Parental Mean Length of Utterance and Language Outcomes in Children With Disabilities: A Correlational Meta-Analysis. American Journal of Speech Language Pathology, 25(2):240-51.
Brendin-Oja, S. L. & Fey, M. E. (2014). Children’s responses to telegraphic and grammatically complete prompts to imitate. American Journal of Speech-Language Pathology, 23, 15-26.
Venker, C. E., Bolt, D. M., Meyer, A., Sindberg, H., Ellis Weismer, S., & Tager-Flusberg, H. (2015). Parent telegraphic speech use and spoken language in preschoolers with ASD. Journal of Speech, Language, and Hearing Research, 58, 1733-1746.
Weitzman, E. (2017). It Takes Two to Talk®: A Practical Guide for Parents of Young Children with Language Delays. Hanen Early Language Program.
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Trả lời