Việc chơi được xem là “công việc” của trẻ em, đặc biệt là khi trẻ tham gia trò chơi đóng vai. Khi trẻ đóng giả thành một nhân vật, chúng sẽ luyện tập được nhiều kỹ năng, ví dụ như kỹ năng giao tiếp và tư duy.
Và khi trẻ chơi đóng vai với các bạn khác – được gọi là “trò chơi đóng vai tập thể” – trẻ sẽ có cơ hội để luyện tập được nhiều kỹ năng hơn nữa, bao gồm:
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vượt bậc, giúp trẻ dễ xoay sở, và thành công hơn ở trường – ví dụ như ngôn ngữ dùng khi lên kế hoạch, dự đoán tương lai, đưa ra lời giải thích, và phân tích tình huống.
Kỹ năng mềm – ví dụ như thảo luận và giải quyết vấn đề trong một tập thể, luân phiên nhau, và thấu hiểu ý kiến của nhau.
Vì thế, không có gì bàn cãi khi các chuyên gia cho rằng trò chơi “giả vờ” (trò chơi đóng vai) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ.
Trẻ thường bắt đầu chơi trò chơi đóng giả trước 2 tuổi. Tuy nhiên, khả năng của trẻ trong trò chơi đóng giả tập thể lại phát triển muộn hơn, từ độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Dù không phải trẻ em nào cũng cởi mở, hầu hết trẻ hình thành tình bạn với các bạn đồng trang lứa trước 3 tuổi và có thể có những tương tác ngắn với chúng.
Cũng giống như những kỹ năng khác, khả năng “giả vờ” của trẻ với những bạn khác không thể hình thành ngay lập tức. Khi trẻ bắt đầu chơi trò chơi đóng vai với nhau, chúng có thể sẽ chỉ thực hiện vài hành động “giả vờ” đơn giản khi chia sẻ đồ chơi với nhau, ví dụ như cắt và phục vụ thức ăn đồ chơi. Trò chơi của trẻ có thể sẽ không bao gồm những vai trò phức tạp và có thể chúng sẽ không giao việc cho nhau hay lên kế hoạch với nhau. Tuy nhiên, khi luyện tập càng nhiều, kỹ năng “đóng giả” của trẻ sẽ ngày càng tiến bộ – trẻ sẽ đảm nhiệm nhiều vai trò “đóng giả” hơn trong trò chơi, trẻ sẽ lên kế hoạch cho buổi chơi của chúng (“You be the shopper and I’ll be the cashier.” – “Cậu sẽ là khách hàng và tớ sẽ là thu ngân.”), chúng sẽ sử dụng ngôn ngữ để chơi “đóng giả” (“Excuse me, do you have any apples for sale?” – “Xin lỗi, cậu có bán táo không?”), và sáng tạo hơn trong việc sử dụng đồ vật (“Let’s pretend this rope is a snake.” – “ Hãy giả vờ như sợi dây này là một con rắn nhé!”)
Dù bạn là ba mẹ hay bạn làm việc với trẻ nhỏ đi chăng nữa, sẽ có 2 cách dành cho bạn để giúp trẻ nhỏ chơi đóng vai với nhau:
Hãy cho trẻ nhiều đồ chơi và vật dụng giúp ích cho trò chơi này.
Việc cho trẻ đồ chơi và vật dụng phù hợp với buổi chơi của trẻ là điều rất quan trọng. Trẻ ở giai đoạn đầu của trò chơi “giả vờ” sẽ sử dụng những vật dụng và đồ chơi giống như thật trong buổi chơi của chúng. Ví dụ như, chúng có thể sẽ sử dụng điện thoại đồ chơi, cho búp bê ăn bằng ấm trà đồ chơi hoặc sửa xe đồ chơi với một cái tua vít nhỏ từ hộp dụng cụ đồ chơi của chúng. Cung cấp cho trẻ những đồ chơi, những vật dụng giống như thật hay trang phục ở giai đoạn này để trẻ có thể đóng giả những hoạt động trẻ thường thấy trong cuộc sống hàng ngày, như nấu ăn, đi cửa hàng bách hóa, ăn ở một nhà hàng hoặc đi khám bệnh.
Cuối cùng, trẻ có thể sử dụng những vật dụng ít giống thật hơn và những đồ vật mở để chơi trò chơi “giả vờ”. Cuộc chơi của trẻ sẽ phát triển và trẻ sẽ có thể đóng giả những vai trò mà chúng chưa gặp phải hay trải nghiệm bao giờ trong thực tế ( như cướp biển, công chúa, hoặc đi lên một con tàu vũ trụ) và trẻ có thể sử dụng đồ vật một cách linh hoạt hơn khi chúng cơi (như giả vờ một chiếc khăn choàng là một cái cờ của con tàu cướp biển, hoặc một cái hộp lớn là một con tàu vũ trụ). Ở giai đoạn này, việc cung cấp cho trẻ những vật dụng thực tiễn sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng của chúng. Những vật dụng đó có thể là những cái hộp với nhiều kích thước khác nhau, cuộn giấy vệ sinh, cuộc khăn ăn, những cái hộp sữa rỗng bằng bìa cứng, và những khối hộp.
Hãy tham gia cùng trẻ.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng cách tốt nhất để khuyến khích trẻ chơi trò chơi “giả vờ” với nhau là ba mẹ phải tham gia trò chơi cùng với chúng. Tham gia trò chơi có nghĩa là ba mẹ phải đảm nhận một vai trò và trở thành người bạn với trẻ. Có một số điều quan trọng ba mẹ có thể làm khi chơi với trẻ:
- Hãy làm theo sự chỉ đạo của con – Việc cho phép trẻ chỉ đạo trong trò chơi đóng vai sẽ giúp trẻ tập sử dụng trí tưởng tượng và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Chúng sẽ có động lực hơn để chơi cùng nhau khi trẻ quyết định chủ đề và ý tưởng của cuộc chơi. Hãy cố gắng đợi trước khi tham gia và nói điều gì đó. Hãy tưởng tượng mình là bạn của trẻ hơn là một người hướng dẫn.
- Hãy tận hưởng trò chơi như thể mình là một đứa trẻ – Hãy quan sát những điều con làm và nói; hãy tìm một vai trò trong trò chơi dựa trên chủ đề mà con nghĩ ra. Nếu con “đóng giả” vận hành một nhà hàng, ba mẹ có thể hỏi con nếu như con có cần một người phụ bàn không. Nếu con “đóng giả” vận hành một bệnh viện, ba mẹ có thể giả vờ như ba mẹ bị gãy chân. Hãy cố gắng nói và hành động như những gì nhân vật ba mẹ đang đóng, thay vì nói và hành động từ chính kiến của ba mẹ. Ví dụ, thay vì nói “Maybe you can pretend to cook me some dinner?” (“Con có thể giả vờ như nấu cho ba/mẹ một bữa không?”), ba mẹ hãy giả vờ như bạn là một vị khách và hỏi “Does the chef have any specials tonight?” – (“Không biết tối nay đầu bếp có món gì đặc biệt không nhỉ?”).
- Ba mẹ hãy góp thêm nhiều ý tưởng để làm trò chơi trở nên thú vị hơn – Trong trò chơi, ba mẹ đôi lúc cũng có thể góp thêm những ý tưởng để trò chơi diễn tiếp và làm phong phú tư duy của trẻ. Ví dụ như, nếu ba/mẹ là một vị khách của một nhà hàng do con “giả vờ” vận hành, ba/mẹ có thể hỏi người phụ bàn rằng có món khai vị không, hoặc bạn có thể trả bằng thẻ không, hoặc liệu nhà hàng có dịch vụ mang về không. Hãy giới thiệu thật nhiều những từ ngữ và ý tưởng mới mẻ để kích thích kỹ năng ngôn ngữ của con nhưng đồng thời cũng làm tăng tính “giả vờ” của trò chơi (ví dụ như khuyến khích trẻ nấu món khai vị, tìm kiếm một cái máy sử dụng thẻ tín dụng, hoặc tìm những chiếc hộp rỗng để trẻ có để gói mang về bữa ăn của bạn). Ba mẹ hãy chắc chắn rằng con sẽ là người chỉ đạo trong buổi chơi, ba mẹ chỉ nên góp thêm ý tưởng vào chủ đề của trò chơi nhằm làm phong phú cuộc chơi hoặc giữ cho sự tương tác được kéo dài.
- Khuyến khích sự tương tác – Nếu con gặp rắc rối trong việc tương tác, ba mẹ có thể khuyến khích con mình bằng cách tìm một nhân vật hoặc một vai trò cho trẻ làm. Ví dụ như nếu trẻ đang đóng giả là bác sĩ và bệnh nhân của một bệnh nhân và Evelyn gặp rắc rối trong việc tham gia vào, bạn có thể nói là “I hear Dr. Evelyn is an excellent surgeon. Maybe we should ask her to help us fix Grace’s arm?” (“Tôi nghe nói bác sĩ Evelyn là một bác sĩ rất giỏi. Hay là chúng ta hãy nhờ cô ấy chữa cho cánh tay của Grace đi nhỉ?”). Bằng cách này, ba mẹ sẽ đề xuất cho trẻ một vai trò trong trò chơi nhưng vẫn giữ vai trò của mình, không làm phá hỏng tính “giả vờ” của trò chơi. Sau đây là một ví dụ của Hanen’s Learning Language ang Loving It guibook dành cho người học:
Trong ví dụ này, cô giáo của Liam đã giúp cậu tham gia vào trò chơi “giả vờ” trong nhà bếp của những đứa trẻ khác. Sau khi giả vờ gõ cửa, cô giáo đã tìm một nhân vật dành cho Liam (một người thợ sửa bếp) và cô ấy cũng tự “giả vờ” (cô ấy nói chuyện với bạn của Liam như thể cô thấy làm việc cho công ty sửa bếp và đã nhận lịch sửa từ các ban của Liam). Hành động đó không những giúp cho Liam tham gia cùng các bạn khác, mà còn giúp chủ đề của buổi chơi được mở rộng và trở nên phong phú.
Nếu ba mẹ quan tâm về khả năng vui chơi của con mình với các bạn đồng trang lứa, hãy nói chuyện với giáo viên của con hoặc với một chuyên viên nói/ngôn ngữ. Nếu ba mẹ muốn tìm hiểu thêm về các cách giúp con mình tận hưởng những buổi chơi “giả vờ”, ba mẹ có thể tham khảo các tác giả sau:
- The Land of Make Believe: How and Why to Encourage Pretend Play
- Toys That Kick-start the Imagination!
- Encouraging Pretend Play in Children with Social Communication Difficulties
- Pretend Play Should Be Fun, Not Work!
Nguồn Tham Khảo:
- Weitzman, E. & Greenberg, J. (2002). Learning Language and Loving It™ -A Guide to Promoting Children’s Social, Language, and Literacy Development in Early Childhood Settings. Hanen Early Language Program.
- Perren, S., Sticca, F., Weiss-Hanselmann, B. & Burkhardt Bossi, C. (2019). Let us play together! Can play tutoring stimulate children’s social pretend play level? Journal of Early Childood Research, 17(3), 205-219
- Kalkusch, I., Jaggy, A.-K., Burkhardt Bossi, C., Weiss, B., Sticca, F., & Perren, S. (2020). Promoting Social Pretend Play in Preschool Age: Is Providing Roleplay Material Enough? Early Education and Development, DOI: 10.1080/10409289.2020.1830248.
- Thompson, B. N. & Goldstein, T. R. (2019). Disentangling pretend play measurement: Defining the essential elements and developmental progression of pretense. Developmental Review, 52, 24-41.
Trả lời