Tư duy phản biện là gì
Tư duy phản biện xảy ra khi trẻ em dựa trên kiến thức và kinh nghiệm hiện có, cũng như các kỹ năng giải quyết vấn đề của mình, làm những việc như:
- So sánh và đối chiếu
- Giải thích sự vận hành của mọi thứ
- Đánh giá ý tưởng và hình thành ý kiến
- Hiểu quan điểm của người khác
- Dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong tương lai
- Nghĩ ra các giải pháp sáng tạo
Tại sao tư duy phản biện lại quan trọng như vậy?
Tư duy phản biện là một kỹ năng cơ bản để thành công cả về mặt ngôn ngữ lẫn khả năng đọc viết.
- Ngôn ngữ – Ngôn ngữ và tư duy phản biện cùng phát triển và nuôi dưỡng sự phát triển của nhau. Khi trẻ tham gia vào việc phản biện, các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sẽ mở rộng vì trẻ được kích thích phát triển và sử dụng các cấu trúc phức tạp hơn như “bởi vì” (“because”), các cụm từ có “nếu” (“if”) và “thì” (“then”) và các thì động từ khác nhau. Ngược lại, khi sự phát triển ngôn ngữ tiến bộ, khả năng tư duy phản biện của trẻ cũng phát triển theo.
- Khả năng đọc-viết – Để thực sự hiểu được ý nghĩa của một cuốn sách, trẻ em phải làm nhiều việc hơn là nhận biết và phát âm các chữ cái và từ. Trẻ cũng phải dùng kỹ năng “read between the lines” (hiểu những gì mình đọc dù không biết hết các chi tiết của câu) để tìm ra những điều không thực sự được đề cập trong sách. Để làm được điều này, trẻ phải sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện như giải quyết vấn đề, dự đoán và giải thích. Nên khuyến khích kiểu suy nghĩ này sớm trong cuộc sống của trẻ để giúp trẻ hiểu những cuốn sách mà trẻ sẽ tự đọc sau này.
Tư duy phản biện phát triển khi nào và như thế nào?
Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc khi còn rất nhỏ. Những kỹ năng này phát triển trong các cuộc trò chuyện tự nhiên, qua lại mà trẻ có với những người quan trọng trong cuộc đời trẻ.
Ngay sau khi có thể nói thành câu, trẻ đã sẵn sàng để bạn – chính là cha mẹ, người chăm sóc hoặc nhà giáo dục – nuôi dưỡng các kỹ năng tư duy phản biện để chuẩn bị cho trẻ sau này. Cho dù bạn đang đọc sách hay đi dạo trong công viên, bất kỳ lúc nào cũng là thời điểm thích hợp để xây dựng tư duy phản biện.
Mẹo xây dựng tư duy phản biện – 2E3P
Kỹ năng tư duy phản biện
- Explain – Giải thích
Nói chuyện với trẻ về sự vận hành của mọi thứ và khuyến khích trẻ dựa trên kiến thức và kỹ năng lập luận hiện có để đưa ra giải thích cũng như lý do dẫn đến kết luận của trẻ.
Mẹo cho cha mẹ | Mẹo cho người giáo dục |
Trong khi giả vờ chơi với thú nhồi bông, hãy lấy thú bông của bạn và yêu cầu gấu bông bạn hỏi người kia một câu hỏi mà có thể tạo ra nhiều lời giải thích thú vị. Ví dụ, “Tại sao bộ lông của gấu lại có màu tím?” (Why is your fur purple?) hoặc “Tại sao bạn gấu có những chiếc răng to như vậy?” (Why do you have such big teeth?) | Yêu cầu trẻ giả vờ như đang đi du lịch đến sa mạc và nói với trẻ rằng chỉ có một chiếc vali để mang theo. Yêu cầu mỗi trẻ gọi tên một món đồ mà bé đã bỏ vào vali và giải thích lý do tại sao trẻ nghĩ rằng nó sẽ quan trọng ở sa mạc. |
- Evaluate – Đánh giá
Khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến về sở thích của bản thân và giá trị của các đồ vật, sự kiện và các trải nghiệm khác nhau.
Mẹo cho cha mẹ | Mẹo cho người giáo dục |
---|---|
Sử dụng các món đồ chơi có hình đồ ăn, giả vờ bạn là giám khảo trong một cuộc thi đồ ăn. Bắt đầu bằng cách đưa ra ý kiến của riêng bạn với một lời giải thích. Ví dụ: “Mẹ không thích món mì này lắm vì nó quá mặn” ( “I don’t like this pasta because it’s too salty”) hoặc “Mẹ thích món súp này vì nó có nhiều cà rốt và chúng là món yêu thích của mẹ” (“I like this soup because it has lots of carrots and they’re my favourite”). Khuyến khích con đưa ra ý kiến của riêng mình cùng với lý do của bé. | Cho trẻ xem mục Thể thao của một tờ báo và chỉ ra các môn thể thao khác nhau được đề cập. Hỏi trẻ môn thể thao nào bé nghĩ là khó chơi nhất và yêu cầu bé giải thích lý do của mình. |
- Predict – Tiên đoán
Đưa ra nhận xét và đặt những câu hỏi khuyến khích trẻ đưa ra những dự đoán khả thi về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Mẹo dành cho cha mẹ | Mẹo dành cho nhà giáo dục |
Khi đọc xong một cuốn sách, hãy khuyến khích con nghĩ về những gì có thể xảy ra tiếp theo nếu câu chuyện tiếp tục. Ví dụ, “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra vào tối mai khi đến lúc Mortimer đi ngủ lại?” (“What do you think will happen tomorrow night when it is time for Mortimer to go to sleep again?”). Hỏi trẻ giải thích lý do tại sao lại nghĩ như vậy. | Khi giới thiệu một cuốn sách mới, hãy nói về tên sách và hình ảnh minh họa trên trang bìa, và hỏi trẻ điều gì có thể xảy ra trong câu chuyện. Hãy chắc chắn rằng có thêm câu hỏi phụ như “Điều gì khiến con nghĩ như vậy?” |
- Project – Tính toán
Khuyến khích trẻ suy nghĩ hoặc đặt mình vào tâm trí của người khác bằng những câu hỏi như “Con nghĩ bạn ấy cảm thấy thế nào?”, “Con nghĩ bây giờ bạn ấy đang nghĩ gì?” hoặc “Con nghĩ tại sao bạn ấy muốn làm điều đó?”
Mẹo dành cho cha mẹ | Mẹo dành cho nhà giáo dục |
Trong các hoạt động chơi giả vờ, hãy đóng một vai và đưa ra nhận xét cho trẻ thấy rằng bạn đang nghĩ về cảm giác của nhân vật. Ví dụ, “Mẹ chỉ là một con gấu bông nhỏ trong cửa hàng bách hóa lớn này một mình. Mẹ cảm thấy thực sự sợ hãi.” | Khuyến khích trẻ đóng vai giả vờ và suy nghĩ về cảm giác của nhân vật và những gì nhân vật đó có thể làm. Ví dụ, “Ồ không, Gấu con, cái ghế của bạn bị hỏng rồi! Bạn cảm thấy thế nào?” |
- Problem solve – Giải quyết vấn đề
Tận dụng các cơ hội hàng ngày để khuyến khích trẻ giải quyết vấn đề. Giúp các bé mô tả vấn đề và rút ra kiến thức cũng như kinh nghiệm khi nghĩ ra các giải pháp thay thế và quyết định phương án tốt nhất.
Mẹo dành cho cha mẹ | Mẹo dành cho nhà giáo dục |
Thu hút sự chú ý của trẻ đến các vấn đề nảy sinh và tạo cơ hội cho trẻ suy nghĩ về các giải pháp. Ví dụ: “Uh-oh. Túi đồ ăn trưa của con bị thiếu. Mẹ có thể dùng gì khác để mang bữa trưa cho con đây?” (“Uh-oh. Your lunch bag is missing. What else can we use to carry your lunch?”). | Trong khi đi dạo, hãy chỉ ra một vấn đề và khuyến khích trẻ nghĩ ra cách giải quyết. Ví dụ, “Có rất nhiều rác trên bãi cỏ xung quanh đây. Con nghĩ có thể làm gì để ngăn mọi người xả rác ở đây?” ( “There’s a lot of litter on the grass around here. What do you think could be done to stop people from littering here?”). |
Link bài viết gốc: http://www.hanen.org/Helpful-Info/Early-Literacy-Corner/Critical-Thinking.aspx
Trung tâm Hanen – 1 tổ chức tình nguyện ở Canada được thành lập 35 năm trước với sứ mệnh giúp các bậc cha mẹ chuyển đổi các tương tác hằng ngày với trẻ để xây dựng các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và đọc viết.)
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Trả lời