PHÙ HỢP VỚI CÁC BÉ TỪ 2-6 TUỔI
Ghi chú: Các kỹ thuật liệt kê bên dưới được hướng dẫn cụ thể trong khóa dạy con song ngữ PRESCHOOL dành cho ba mẹ dạy con từ 2-4 tuổi.
✿ Kỹ thuật 1: Mở rộng cuộc trò chuyện – Extensive talk
Ba mẹ dựa trên khả năng của con nếu bé đã nói được cụm từ (2-5 từ trong 1 câu) thì sẽ mở rộng đoạn hội thoại với con.
Chúng ta sử dụng 5 câu hỏi căn bản như sau:
WHAT- CÁI GÌ- Ví dụ bé đang chơi với 1 bạn búp bê ba mẹ sẽ hỏi “what is it?
”WHERE- Ở ĐÂU- Ví dụ mẹ hỏi bé “Where are we playing? (Chúng ta đang chơi ở đâu nhỉ)” và hướng dẫn bé trả lời “In the bedroom- trong phòng ngủ”.
WHEN – KHI NÀO- Ví dụ mẹ hỏi bé “When do you want to feed the doll?- Khi nào con muốn đút cho bạn búp bê ăn?” và hướng dẫn bé trả lời “Now (bây giờ) hoặc Later (để sau)”.
WHY- TẠI SAO- Ví dụ mẹ hỏi “Why do you like this doll?- tại sao con thích bạn búp bê này?” và gợi ý bé trả lời “because it’s got a beautiful dress- bởi vì bạn ấy có váy đẹp”.
WHO – AI- Ví dụ mẹ hỏi bé “Who buys this doll for you- Ai mua cho bạn búp bê vậy?” và gợi ý bé trả lời “Mommy- là mẹ”.
✿ Kỹ thuật 2: Mở rộng câu- Full sentences
Thường các bé từ 2 tuổi chưa nói được nguyên một câu dài đầy đủ mà chỉ nói từ đơn hoặc cụm từ. Trong trường hợp này ba mẹ sẽ nói lại 1 câu đúng- đầy đủ cho bé bắt chước. Ví dụ bé nói :”drink water” – ba mẹ sẽ nói lại “ Let’s say I want to drink water- I want to drink water- I want to drink water”.
✿ Kỹ thuật 3: Thay phiên- Take turn
Đây là 1 kỹ thuật cực kì quan trọng trong việc giúp con phát triển kĩ năng xã hội (Social skills).
Cụ thể là con biết chơi cùng người khác, khi nào tới lượt mình thì mình chơi, hoặc biết chờ đợi khi tới lượt của bạn khác. Để áp dụng với bé ba mẹ hãy lấy món đồ chơi, vừa nói :”It’s my turn- tới lượt của mẹ và chơi mẫu cho bé. Sau đó đưa cho bé món đồ chơi và nói :”It’s your turn- tới lượt của con”.
✿ Kỹ thuật 4: Nhịp điệu- Rhythm
Nhịp điệu luôn có tác dụng hiệu quả trong việc giúp các bé ghi nhớ từ vựng/ mẫu câu và tiếp nhận ngôn ngữ tốt hơn. Đó là lý do vì sao các em bé mầm non có rất nhiều các bài thơ theo vần và nhịp điệu.
Trong việc tương tác hàng ngày với con, ba mẹ có thể áp dụng đơn giản bằng cách thay vì nói 1 câu bình thường như “Let’s go to school” – Chúng ta tạo vần điệu như sau”Let’s go to school- school- schoolLet’s go to school- school- school”.
✿ Kỹ thuật 5: Chi tiết- Detail
Kỹ thuật này giúp ba mẹ tận dụng mọi thứ trong nhà mà bé thấy và tiếp xúc hằng ngày. Ví dụ khi mặc đồ cho bé, thay vì chỉ giới thiệu với con “This is your dress- Đây là váy của con nè”.
Ba mẹ hãy miêu tả nhiều hơn những chi tiết trên váy để giúp con ghi nhớ, quan sát và học hỏi bằng cách nói “It is short (nó ngắn), there is a rabbit (có 1 con thỏ trên váy), it’s soft (nó rất mềm), Do you like it (con có thích nó không).
✿ Kỹ thuật 6: Kể chuyện- Story
Ba mẹ có thể duy trì giao tiếp bằng mắt với con và thay đổi hoặc điều chỉnh câu chuyện theo cách mà trẻ có thể tiếp nhận. Ngay cả khi trẻ không hiểu một từ cụ thể, việc ba mẹ sử dụng cử chỉ, ngữ điệu giọng nói, chuyển động và nét mặt có thể giúp chúng theo dõi cốt truyện.
Ví dụ, một đứa trẻ mới biết đi có thể không biết từ “ảm đạm”, nhưng khi từ này được diễn đạt bằng một giọng điệu u ám, buồn bã trong bối cảnh của một ngày nhiều mây, điều này sẽ giúp chúng kết nối câu chuyện và giọng điệu với các từ và cụm từ mới, điều này làm tăng khả năng quá trình học ngôn ngữ.
✿ Kỹ thuật 7: Chơi giả vờ- Pretend play
Chơi giả vờ là việc ba mẹ sẽ chuẩn bị sẵn những người bạn “giả vờ” như 1 bạn búp bê, 1 bạn thú bông, 1 bạn siêu nhân…Ba mẹ cũng có thể đặt tên cho những người bạn ấy. Khi chơi cùng con ba mẹ sẽ cùng con đóng vai theo tình huống mà con muốn hoặc do ba mẹ tạo ra.Ví dụ khi chơi với 1 bộ đồ chơi thức ăn (toy food), ba mẹ sẽ đóng vai người mua đồ ăn và để bé là người bán.
Chúng ta có thể “giả vờ” hỏi bé “I want to buy a pizza (Mẹ muốn mua 1 cái bánh pizza) và chờ xem bé có chọn được đúng món đồ đó hay không. Chúng ta cũng có thể thêm những tình huống như “wow, it’s so yummy- ồ, nó ngon quá”, “I want more- mẹ muốn mua thêm”.
✿ Kỹ thuật 8: Tư duy phản biện- Critical Thinking
Mẹo xây dựng tư duy phản biện – 2E3P
➜ Explain – Giải thích
Nói chuyện với trẻ về sự vận hành của mọi thứ và khuyến khích trẻ dựa trên kiến thức và kỹ năng lập luận hiện có để đưa ra giải thích cũng như lý do dẫn đến kết luận của trẻ.
➜ Evaluate – Đánh giá
Khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến về sở thích của bản thân và giá trị của các đồ vật, sự kiện và các trải nghiệm khác nhau.
➜ Predict – Tiên đoán
Đưa ra nhận xét và đặt những câu hỏi khuyến khích trẻ đưa ra những dự đoán khả thi về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
➜ Project – Thấu cảm
Khuyến khích trẻ suy nghĩ hoặc đặt mình vào tâm trí của người khác bằng những câu hỏi như “Con nghĩ bạn ấy cảm thấy thế nào?”, “Con nghĩ bây giờ bạn ấy đang nghĩ gì?” hoặc “Con nghĩ tại sao bạn ấy muốn làm điều đó?”
➜ Problem solve – Giải quyết vấn đề
Tận dụng các cơ hội hàng ngày để khuyến khích trẻ giải quyết vấn đề. Giúp các bé mô tả vấn đề và rút ra kiến thức cũng như kinh nghiệm khi nghĩ ra các giải pháp thay thế và quyết định phương án tốt nhất.
Tài liệu tham khảo:
– Tư duy phản biện: http://www.hanen.org/…/Early…/Critical-Thinking.aspx
– Chơi giả vờ: https://www.parents.com/…/kid-toys/toys-for-all-ages/…– Mở rộng cuộc nói chuyện:https://babysparks.com/…/why-use-wh-questions-with…/
– Nói có vần điệu: https://babysparks.com/…/4-reasons-to-rhyme-with-your…/
– Thay phiên (Turn- taking): http://www.hanen.org/…/articles/power-turn-taking.aspx…
Trả lời