Còn 3 tháng nữa là Mỡ được 3 tuổi. Cũng đồng nghĩa 3 năm đầu tiên trên hành trình song ngữ của gia đình mình đã có những kết quả nhất định.
Về tiếng Việt:
Hiện tại Mỡ vẫn tiếp xúc tiếng Việt chủ yếu qua mọi người xung quanh, từ ông bà nội ngoại, bố mẹ, các cô ở trường. Với lượng input tiếng Việt hằng ngày khoảng 50% thì output là Mỡ có thể nói 1 câu dài từ 8-10 từ. Ví dụ “Mỡ đi học có nhiều bạn lắm á”, “ông ngoại không hiểu, bà ngoại không hiểu”, “Không phải xe xúc đất. Xe này là xe cần cẩu”…
Về tiếng Anh:
2 nguồn input ngôn ngữ tiếng Anh cho Mỡ chủ yếu là bố mẹ và cô Philippine ở trường mẫu giáo của Mỡ. Cụ thể thì mẹ sẽ giao tiếp với Mỡ buổi sáng, buổi tối, cuối tuần. Ở trường thì cô dạy tiếng Anh cho Mỡ và các bạn trong lớp 40- 60 phút- chia 2 buổi sáng chiều. Chủ đề chủ yếu là về Phonics, Chữ cái, động vật, lá cờ các nước, thời tiết (Do Mỡ mới học nên còn nhiều chủ đề mình chưa nắm được hết).
Lượng output hiện giờ là có thể nói câu dài (mình cũng không đếm cụ thể số từ nữa ^^). Ví dụ: “Mỡ is sad because papa goes to work, papa does not sleep with Mỡ”. Thêm vào đó bạn ấy đã có thể đặt câu hỏi cho bố mẹ như sau: “what is this papa?”, “who is this mama?”, biết trả lời câu hỏi “why“. Ví dụ mẹ hỏi “why are you sad?” thì bạn sẽ trả lời: “because Mỡ does not want to eat.”
➜ Tóm lại:
Mình thấy rõ ràng nếu biết cách tương tác, nắm được mốc phát triển của con, từng giai đoạn bạn có thể làm gì, và có phương pháp hướng dẫn rõ ràng các bạn nhỏ sẽ phát triển ngôn ngữ khá tốt. Điển hình như mình có nói phía trên, mặc dù lượng input của 2 ngôn ngữ là khá cân bằng nhưng Mỡ nói được câu tiếng Anh dài hơn. Đó là do khi Mỡ nói / trả lời câu hỏi thì mình luôn chú ý mở rộng câu trả lời đó cho con để con bắt chước.
Ví dụ con chỉ nói: ”it’s a car” thì mình sẽ nhắc thêm: “Yes, it’s a small yellow car”. Hoặc mình biết lứa tuổi từ 2 tuổi trở lên đã bắt đầu có hứng thú muốn mở rộng những gì các bé thấy hằng ngày, từ đó có nhu cầu đặt câu hỏi cho bố mẹ (Các trang web mình tham khảo mình sẽ để link bên dưới).
Vậy là từ mốc 2 tuổi trở đi mình bắt đầu tập cho Mỡ cách đặt các câu hỏi cơ bản như “What” , “who”, “where” và tập trả lời câu hỏi “Why”. Cứ như vậy khoảng hơn 1 tuần thì bạn lúc nào cũng đặt câu hỏi. Ra đường thấy xe gì cũng sẽ hỏi “mama, what is this”, đọc sách thấy cái gì lạ lạ cũng hỏi “what is this mama”, nhìn vào cuốn album gia đình thì hỏi là “who is this mama?”
Đây cũng là kinh nghiệm mình rút ra từ chính bản thân mình và viết lại đây để hi vọng có ích cho các ba mẹ trong quá trình đồng hành song ngữ/ đơn ngữ/ đa ngữ cùng con. Về phía tiếng Việt thì mình cũng liên tục nhờ ông bà chỉ và gọi tên đồ vật để giúp Mỡ mở rộng vốn từ vựng sâu hơn. Ví dụ thỉnh thoảng ảnh nói: “Nước cam ngọt ác luôn á” do học theo cách nói của ông nội. Hehe.
➜ Lời khuyên:
Giai đoạn từ 2 tuổi trở đi mình đặc biệt thấy các bạn nhỏ phát triển ngôn ngữ nhanh đáng kể. Thay vì từ 1 năm tuổi thì các bạn chủ yếu hình thành Receptive Language (Ngôn ngữ tiếp nhận) thông qua việc quan sát và bắt chước, số lượng từ vựng lúc này cũng rất ít, bắt đầu tập nói là 2-6 từ, cao nhất ở mốc 18 tháng là 50 từ.
Bây giờ khi bước qua mốc 2 tuổi thì lượng từ vựng các bạn ý nói đã lên tới 200- 300 từ, lúc này ba mẹ không đếm hết nổi nữa rồi. Giai đoạn này chúng ta tập trung giúp con mở rộng từ đơn sang 1 cụm 2-3 từ nè. Để giúp con tập mở rộng thì ba mẹ chính là hình mẫu, nói cho con bắt chước.
Ví dụ bé chỉ nói “cake” thì ba mẹ nói “it’s a chocolate cake” hen. Lúc này là giai đoạn bé bắt đầu hình thành Ngôn ngữ thể hiện. NGÔN NGỮ THỂ HIỆN không chỉ là việc em bé có thể nói được, mà có thể thông qua những hành động cơ bản như : Eye contact (nhìn bằng mắt), body gestures (ngôn ngữ cơ thể như níu áo bố mẹ, gật đầu, xua tay khi không thích, cười…), using voice (biết sử dụng âm thanh như bắt chước tiếng xe hơi “vroom”, tiếng xe lửa “choo choo” , tiếng còi xe “beep beep”).
Lưu ý dành cho ba mẹ:
➜ Nếu như bé 2 tuổi chưa nói được nhiều, hãy dạy bé cách bật ra âm thanh để bé biết điều chỉnh âm thanh mình tạo ra. Từ đó, bé hiểu rằng những âm thanh đó cũng có ý nghĩa riêng. Sau bước bắt chước âm thanh, ba mẹ mới nên dạy bé cách bắt chước từ vựng bằng kĩ thuật Repetition (lặp đi lặp lại) và Modelling (Làm mẫu). Những kĩ năng này sẽ được đề cập đến trong cuốn sách Dạy con song ngữ thực hành.
➜ Nếu bé từ 2.5- 3 tuổi và đã nói được từ đơn, thậm chí cụm 2-3 từ, đây chính là thời điểm ba mẹ bắt đầu giúp bé đặt câu hỏi để thể hiện mong muốn, để tìm hiểu thế giới xung quanh. Những từ để hỏi Hương cũng có nhắc tới ở phần phía trên (khi Hương hướng dẫn Mỡ). Các nguồn ngôn ngữ chính vẫn là từ tương tác trực tiếp, nghe các bài hát tiếng Anh qua loa, đọc sách, đọc sách và đọc sách ^^. Ngoài ra trong các trò chơi hằng ngày, ba mẹ hãy tăng thời lượng chơi theo kiểu Giả vờ- Pretend play.
➜ Cách chơi giả vờ Hương có hướng dẫn cụ thể trong bài lược dịch tại đây: https://hpjunior.vn/…/hai-cach-giup-tre-tham-gia-tro…/
➜ Hoạt động chơi giả vờ của Hương và Mỡ: https://www.youtube.com/watch?v=kQOTGhV7Kfg
Ngoài ra Hương vẫn thường xuyên tham khảo thêm các hoạt động chơi cùng con, các mẫu câu giao tiếp qua các kênh dưới đây (Hương đã từng đăng rồi nên mình repost lại cho ba mẹ nào cần tham khảo).
Kênh học thêm về ngôn ngữ tiếng Anh tự nhiên khi giao tiếp giữa bố mẹ và con
⇾ J House Vlogs (2.24M subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCyjhyJoPHcQRxPLnWPjOecg
⇾ Jady A. (403K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCI8JmIzQ7UHucg-FEbmiDFQ
⇾ Tannerites (2.76M subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCUvEpOhD1BYa6J2dPZbEtTw
⇾ the johnson farm (1.98M subscribers): https://www.youtube.com/channel/UChbKYCOnUtou3RPtFXeT73w
⇾ Tic Tac Toy Family (1.55M subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCYSsTrCYRkAxgINU76yJsSw
Kênh Học tiếng Anh vui vẻ giải trí (dành cho cả ba mẹ và bé)
⇾ Yakka Dee! (335K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCMgbJL73cGG3TxmYafJw5hA
⇾ Mother Goose Club Playhouse (14.1M subscribers): https://www.youtube.com/channel/UC6zPzUJo8hu-5TzUk8IEC2Q
⇾ barbaramilne (32.6K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCyvOQgfR8B0INhH2CLY5xWg
⇾ Baby Einstein (680K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCtBOJ9bEAoMOY9keGK6p2hQ
Kênh cách dạy con (xử lí khi bé hờn dỗi, ăn vạ, la hét gọi chung là meltdown/ tantrums)
⇾ The Hidden Gem (79.7K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UC9vp9HtlsF_FWSaolxvs6BQ
⇾ Taylor Raine (85.2K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCOX5l4xZH_YWmbCML1k56oA
Kênh về các phương pháp tương tác giúp phát triển ngôn ngữ cho bé
⇾ Bryony Rust (4.01K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCHM0gfuGxeYAcv35H-yORig
⇾ teachmetotalk (40K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCHM0gfuGxeYAcv35H-yORig
⇾ Learn with Adrienne (104K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCl2WpSZCX9u_o_LPIM6D9CQ
⇾ TEACH through love (32.4K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCBg6qUvsY6JKzKmZGUVwiVg
⇾ Walkie Talkie (48.4K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UCgVbPm0Vzu9k6LhcPrJWfZg
⇾ ArizonaSLHS (2.74K subscribers): https://www.youtube.com/channel/UC_IwzC7ovd7zfpa905yWgKA
Hành trình song ngữ thì dài và có nhiều điều cần học và khám phá lắm, một vài bài chia sẻ cũng không nói lên hết được từng ngày mình đồng hành cùng con. Nhưng nếu ba mẹ muốn tìm hiểu kĩ càng hơn về con đường này thì vào trang web chuyên về dạy con song ngữ https://hpjunior.vn/ nhen. Có bao nhiêu kinh nghiệm Hương viết hết ở trỏng á .
Ba mẹ có thể xem thêm:
QUÁ TRÌNH ĐỒNG HÀNH SONG NGỮ CÙNG MỠ TỪ 3 THÁNG- 1 TUỔIhttps://bit.ly/3k0vpmn
QUÁ TRÌNH ĐỒNG HÀNH SONG NGỮ CÙNG MỠ SAU 1 TUỔIhttps://bit.ly/3z2a3sI
—-
Lan Hương
Thạc sĩ Giáo Dục, Đại học Southern Queensland, Úc
Trả lời