Có lẽ ba mẹ đôi khi sẽ tự hỏi, khi nào bé của mình sẽ bắt đầu chơi đồ chơi?
Nhưng ba mẹ hãy nhớ rằng khi bé còn nhỏ và đang trong giai đoạn đầu đời, con sẽ trải qua các giai đoạn chơi khác nhau. Ba mẹ có thể giúp bé chơi ở các giai đoạn khác nhau bằng những gợi ý hữu ích sẽ được đề xuất trong bày viết này.
Bây giờ, ba mẹ hãy cùng tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan về hành trình chơi chơi của bé sắp diễn ra nhé!
Trong bài viết này, mình sẽ cùng tìm hiểu về cách các bé phát triển cách chơi với đồ vật và đồ chơi. Sau đó, mình sẽ đi qua cách các bé học cách chơi với nhau nhé!
Các Giai Đoạn Chơi Với Đồ Vật Và Đồ Chơi
Mình sẽ chia cách chơi với đồ vật thành 4 giai đoạn cơ bản:
- Chơi Không Chức Năng (Non-functional Play)
- Chơi Có Chức Năng (Functional Play)
- Chơi Đóng Giả (Pretend Play)
- Chơi Tưởng Tượng (Imaginary Play)
Các giai đoạn này sẽ có sự trùng hợp và còn có các giai đoạn nhỏ bên trong mỗi giai đoạn. Hãy nhớ rằng còn có các loại chơi khác (như chơi thể chất – physical play), nhưng bài viết này sẽ tập trung vào cách trẻ em chơi với đồ vật và đồ chơi.
Chơi Không Chức Năng (10-16 tháng) – (Non-functional Play):
Đây là loại chơi mà các bé thường thực hiện. Gõ vào một bề mặt, lắc, hoặc ném là cách mà bé có thể tương tác với một món đồ chơi. Bé cũng có thể lấy hai món đồ chơi và gõ chúng vào nhau. Mặc dù các bé có thể có sở thích về những món đồ chơi (ví dụ: sẽ có bé thích xếp hình so với chơi với động vật) nhưng một bé ở giai đoạn chơi không chức năng sẽ không xem xét các đối tượng theo cách cụ thể.
Ví dụ: Một bé 12 tháng tuổi đặt các món đồ chơi vào một bát rồi lấy ra và đặt vào miệng.
Chơi Có Chức Năng (14-24 tháng) – (Functional Play):
Qua giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu sử dụng các đồ vật trong nhà theo các chức năng của món đồ vật đó. Bé có thể đặt phần đúng của một cái ly trống hoặc cái thìa vào miệng. Bé có thể lấy lược và chải trên đầu hoặc lấy tất và chạm vào chân. Bé không đóng giả, nhưng đang cho bạn thấy “nhìn này, con biết cách sử dụng thứ này! – look, I know how to use this thing!” Trước hết, con sẽ sử dụng đối tượng trên bản thân, sau đó sẽ làm điều đó với một người khác. Chơi có chức năng sớm cũng liên quan đến đồ chơi mà bé đã quan sát người khác chơi. Bé có thể đẩy một chiếc ô tô, đặt một quả bóng vào một cái vòng bóng rổ hoặc bấm các nút trên một đồ chơi. Bé sẽ không nghĩ “I’m pretending this car is in a race!” hoặc “I’m a famous basketball player and we are winning!” Thay vào đó, con sẽ nghĩ “I saw my dad do this with this toy and now I’m doing it too.”
Ví dụ về chơi có chức năng: Một bé 16 tháng tuổi xem anh trai lớn đẩy một chiếc xe đồ chơi lớn trên mặt đất. Sau đó, bé cũng bắt chước đẩy chiếc xe đồ chơi trên mặt đất. Bé thấy chiếc nón của ba trên ghế sofa và cố gắng đặt lên đầu của mình vì đó là điều ba thường làm.
Chơi Đóng Giả (2-3 Tuổi) – (Pretend Play):
Chơi đóng giả là một trò chơi rất thú vị cho gia đình. Trò chơi bắt đầu có nhiều bước (như đổ trà giả vào một bát, khuấy bằng thìa, sau đó cho ăn cho một con thú bông.) Ở trò chơi đóng giả, các đồ vật thường gần với kích thước thật (như đút cho một con búp bê thật ăn,..) Khi trẻ đã bắt đầu quen với trò chơi đóng giả, con có thể sử dụng các đối tượng nhỏ hơn để tham gia vào các kịch bản đóng giả (ví dụ như chơi với một nhân vật trong một ngôi nhà búp bê nhỏ.)
Ví dụ về chơi đóng giả: Một đứa trẻ nhỏ cho mẹ thấy con thú bông của mình. Sau đó con nói, “thú bông bị đau chân!” và chỉ vào chân của con thú bông. Sau đó, con lấy ra bộ dụng cụ y tế và dán một băng cá nhân đồ chơi lên chân con thú.
Chơi Tưởng Tượng (3+ Tuổi) – (Imaginary Play):
Khi trẻ em đi học mẫu giáo, con sẽ bắt đầu thể hiện trò chơi phức tạp và cần sử dụng ý tưởng tưởng tượng. Ví dụ, con có thể đặt suy nghĩ/cảm xúc của con lên con búp bê hoặc diễn kịch với các đồ chơi của con.
Ví dụ về chơi tưởng tượng: Một đứa trẻ mẫu giáo bước ra khỏi phòng ngủ của con, sau đó mặc áo choàng và cầm một cây gậy. Con nói với mẹ rằng mình là một pháp sư và đang làm phép thuật. Rồi con vẫy cây gậy qua một nồi nấu tưởng tượng và đưa một chén súp tưởng tượng cho mẹ.
Có phải ba mẹ đã từng thấy hai đứa trẻ 18 tháng tuổi cùng nhau xây dựng một vườn thú bông, đóng giả rằng một người là người chăm sóc vườn thú và người kia bán vé không? Tất nhiên là không. Có thể là hai đứa trẻ 18 tháng tuổi chỉ tự chơi với đồ chơi của mình, đôi khi đứng nhìn nhau một cách lạ lùng. Giống như cách chơi với đồ chơi thay đổi khi trẻ em lớn lên, cách chơi với người khác cũng cần quá trình. Vì vậy, mình sẽ chia “chơi với người khác” thành 6 giai đoạn. Hãy nhớ rằng một đứa trẻ lớn hơn đôi khi vẫn thể hiện các loại chơi nhóm trước đó, tùy thuộc vào tình huống và tính cách của con.
(Dưới 18 tháng) Chơi Một Mình – Unoccupied Play:
Một đứa trẻ đang chơi một mình và trò chơi của con không có kế hoạch khi con khám phá không gian của mình. Con chỉ có thể tương tác với các đồ chơi một cách ngắn gọn.
Ví dụ: Một em bé bò đến gần một con cừu đồ chơi. Con đặt con cừu vào miệng rồi nhận ra có một đồ chơi khác ở nơi khác. Con bò xung quanh một đứa trẻ khác cũng đang ở đó và lấy đồ chơi khác.
(Dưới 2 Tuổi) Chơi Một Mình – Solitary Play:
Một đứa trẻ đang chơi một mình mà không liên quan đến các đứa trẻ khác. Các đứa trẻ khác có thể ở đó, nhưng hoạt động của con không phản ánh trong trò chơi của đứa trẻ chơi một mình. Cuối giai đoạn này, đứa trẻ sẽ bắt đầu quan sát các đứa trẻ khác chơi (Chơi Quan Sát).
Ví dụ: Một đứa trẻ đang ngồi xếp hình chồng lên nhau trong khi một đứa trẻ khác đang chơi với một bếp đồ chơi.
(~2 tuổi) Chơi Quan Sát – Observational Play:
Một đứa trẻ đang chơi một mình quan sát các đứa trẻ khác chơi.
Ví dụ: Một đứa trẻ đang xếp hình, sau đó con nhìn lên và quan sát một đứa trẻ khác đang chơi với một bếp đồ chơi.
(2+ Tuổi) Chơi Song Song – Parallel Play:
Một đứa trẻ đang chơi một mình, nhưng đang tham gia vào trò chơi giống với một đứa trẻ khác đang ở gần. Cả hai không tương tác với nhau, nhưng đều đang sử dụng cùng loại đồ chơi.
Ví dụ: Hai đứa trẻ đứng gần một bếp đồ chơi. Cả hai đứa trẻ đều có nồi nấu đang đổ thức ăn, nhưng cả hai không nói chuyện với nhau.
(3+ Tuổi) Chơi Kết Hợp- Associative Play:
Các đứa trẻ đang chơi với cùng một bộ đồ chơi và trò chơi này chưa rõ ràng về ý tưởng/vật liệu. Các đứa trẻ nói chuyện với nhau về trò chơi và trẻ chia sẻ các vật liệu. Các hành động chung sẽ tương đối đơn giản và không bao gồm ý tưởng phức tạp chung lớn.
Ví dụ: Hai đứa trẻ đang đứng bên cạnh bếp đồ chơi. Cả hai có một nồi nấu lớn và đang làm soup. Con đang nói về những gì nên bỏ vào súp. Sau đó, cả hai làm nước ép bằng máy xay đồ chơi và cả hai đều tìm các loại trái cây để đặt vào đó.
(4+ Tuổi) Chơi Hợp Tác – Cooperative Play:
Trò chơi bao gồm các vai trò khác nhau, mục tiêu chung và có thể kéo dài trong một thời gian dài. Trong các nhóm đứa trẻ lớn hơn, thường sẽ có một hoặc hai “người lãnh đạo” chỉ đạo trò chơi của cả nhóm.
Ví dụ: Hai đứa trẻ đứng bên cạnh một bếp đồ chơi và đang chơi nhà hàng. Một đứa trẻ đi và lấy đơn hàng từ một người cha mẹ, sau đó quay lại và nói với đứa trẻ kia. Tất cả cùng nhau nấu ăn, một người làm sandwich và người còn lại làm nước uống. Sau đó, đứa trẻ đầu tiên đi và mang đơn hàng đến cho cha mẹ.
Chơi Song Song (Parallel play) đánh dấu lần đầu tiên mà con chơi cùng với các đứa trẻ khác, ngay cả khi không chơi cùng một đồ chơi. Chơi song song có thể khó khăn đối với một số đứa trẻ nhỏ, vì vậy mình sẽ gợi ý một chút về cách ba mẹ có thể giúp đứa trẻ chơi song song.
Làm thế nào để bạn giới thiệu chơi song song (Parallel play)?
Chơi song song là một giai đoạn “chơi cùng người khác” bắt đầu từ khoảng tuổi 2. Trẻ em sẽ chơi gần nhau, nhưng không phải cùng nhau.
Cách tốt nhất để giúp đứa trẻ học cách chơi cùng người khác là đảm bảo rằng con có nhiều cơ hội được ở gần các đứa trẻ khác. Các em nhỏ hơn có anh chị em hoặc họ hàng lớn hơn sẽ có lợi thế vì con có thể theo dõi các đứa trẻ ở các giai đoạn chơi khác trước khi tự chơi. Đối với các em không có anh chị em/ họ hàng lớn hơn, một số cơ hội để gặp gỡ các em khác bao gồm đi ra công viên, tham gia các hoạt động cộng đồng miễn phí tại thư viện, trường mẫu giáo, hoặc các khóa học âm nhạc hoặc thể dục.
Khi sắp xếp các buổi chơi cho trẻ em, hãy đảm bảo rằng bạn có nhiều loại đồ chơi khác nhau để mỗi đứa trẻ có thể có đồ chơi riêng của mình. Ví dụ, nếu bạn có một vòng bóng rổ, hãy đảm bảo có ít nhất hai quả bóng. Ngoài ra, nếu bạn giới hạn số lượng loại đồ chơi khác nhau, có khả năng cao là hai đứa trẻ sẽ chọn cùng một đồ chơi và chơi song song.
Source (tài liệu tham khảo): https://toddlertalk.com/blog/toddler-stages-of-play
KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ :
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ từ 3 tháng – 1 tuổi: https://bit.ly/3k0vpmn
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ sau 1 tuổi: https://bit.ly/3z2a3sI
– Quá trình đồng hành cùng Mỡ từ 2-3 tuổi: https://bit.ly/3noFQ42
🌸 TÀI LIỆU VÀ KHOÁ HỌC HƯỚNG DẪN BỐ MẸ TỰ DẠY CON SONG NGỮ TẠI NHÀ
– Combo bộ sách Dạy con song ngữ Lý thuyết + Thực hành: https://bit.ly/3whP9oL
– Combo 2 EBOOK: BABYTaLK + PARENTESE (Các mẫu câu giao tiếp giữa bố mẹ và con): https://bit.ly/3pZnSDZ
– Ebook Từ vựng song ngữ cần biết: https://bit.ly/2SQTBwg
– Khoá dạy con song ngữ Baby (0-1.5 tuổi):https://hpjunior.vn/san-pham/khoa-day-con-song-ngu-baby/
– Khoá dạy con song ngữ Toddler (1.5-3 tuổi): https://bit.ly/39UV5hM
– Khoá dạy con song ngữ Preschool (3-5 tuổi): https://bit.ly/3wgTRUO
– Khóa hướng dẫn phát âm theo khung thời gian ngôn ngữ: https://bit.ly/33HnIrG
🌸 TÀI LIỆU VÀ NGUỒN THAM KHẢO VỀ QUÁ TRÌNH SONG NGỮ:
– Thông tin và các bài lược dịch về song ngữ/ cách tương tác cùng con: https://bit.ly/3wCELYu
– Cộng đồng Dạy con song ngữ: https://bit.ly/38TC7El
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời