Bé cùng với người giữ trẻ đang chơi trên chiếc thảm. Người giữ trẻ đẩy một chiếc xe đồ chơi xuống dốc, sau đó cô nói “Yay!” và vỗ tay. Sau khi bé đẩy một chiếc xe xuống dốc, cô giữ trẻ lại nói “Yay!” và vỗ tay. Bé mỉm cười và cũng vỗ tay theo.
Khi ba/mẹ đang ở cửa hàng thực phẩm và thấy một bố hoặc mẹ khác đẩy xe đẩy với bé ngồi trong, bé nhìn bạn bằng cái cách thường thấy ở trẻ sơ sinh, không có kỹ năng giao tiếp xã hội. Bạn mỉm cười thân thiện, vẫy tay và nói “Hello!” Bé vẫy tay đáp lại một cách e ngại.
Những cử chỉ như vẫy tay, vỗ tay và chỉ tay là các bước quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé. Nhiều bố mẹ muốn biết khi nào bé sẽ bắt đầu sử dụng những cử chỉ này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về những chủ đề sau:
- Khi bé bắt đầu vỗ tay?
- Khi bé bắt đầu vẫy tay?
- Làm thế nào để khuyến khích bé vỗ tay và vẫy tay?
- Khi nào nên tìm sự giúp đỡ
________________________________________
Khi nào bé bắt đầu vỗ tay?
Bé thường bắt đầu vỗ tay từ 8-12 tháng tuổi. Vỗ tay là một trong những điều đầu tiên mà bé sẽ bắt chước, thậm chí trước cả khi con nói lời đầu tiên.
Vai trò của việc vỗ tay (và các cử chỉ khác) trong sự phát triển giao tiếp
Vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay đều cho thấy một điều đặc biệt: bé đã nhận thấy một người khác và đang cố gắng kết nối với họ. Mặc dù điều này có vẻ đơn giản, nhưng nó cũng rất quan trọng trong quá trình phát triển của con.
Để bé học cách nói chuyện với người khác, trước tiên con phải thử kết nối với người khác. Vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay đều xảy ra khi có người khác ở gần (hoặc thậm chí là chó, mèo,… nếu bé yêu động vật). Khi bé vỗ tay, vẫy tay hoặc chỉ tay, con đang thực hiện một trong những bước đầu tiên để bắt đầu nói chuyện với người khác.
Tại sao bé lại vỗ tay?
Bé sẽ vỗ tay khi người chăm sóc bé vỗ tay. Trẻ nhỏ luôn được động viên tương tác xã hội với những người xung quanh, ngay cả khi con chưa biết nói.
Thường thì người lớn vỗ tay vì có điều gì vui vẻ đang diễn ra. Khi người lớn vỗ tay, họ thường mỉm cười và nhìn bé, có thể họ còn nói “Yay!” nữa. Bé thích sự tương tác xã hội này và có thể muốn nó tiếp tục. Bé sớm nhận ra rằng khi mình vỗ tay, người lớn sẽ phấn khích và cũng vỗ tay đáp lại.
Vỗ tay là một trong những cử chỉ giao tiếp đầu tiên của bé. Điều này có thể khác nhau đối với từng đứa trẻ, nhưng thông thường vỗ tay có nghĩa là “Yay! I want to keep having fun with you! You like it when I clap!”
Khi nào bé bắt đầu vẫy tay?
Bé bắt đầu vẫy tay từ 8-12 tháng tuổi. Ba mẹ thường thấy bé bắt đầu vẫy tay vào khoảng thời gian tương tự khi bé bắt đầu vỗ tay.
Tại sao bé lại vẫy tay?
Bé sẽ học theo ba mẹ và những người xung quanh để vẫy tay. Con nhận thấy rằng người lớn sẽ rất phấn khích khi mình vẫy tay.
Ban đầu, bé chỉ vẫy tay khi có người khác vẫy tay với mình. Nhưng không lâu sau, bé sẽ học được rằng vẫy tay xảy ra khi người khác đến hoặc đi về, bé sẽ vẫy tay để chào người đó.
Khi trẻ 16 tháng tuổi, bé sẽ thường xuyên vẫy tay để chào đón người khác hoặc để nói lời tạm biệt.
Làm thế nào để khuyến khích bé vỗ tay và vẫy tay?
Cách tốt nhất để bé học các cử chỉ sớm là làm mẫu cho con. Sẽ có thể thành công hơn nếu ba mẹ thể hiện động tác nhiều lần để từ đó con có thể bắt chước theo.
Vỗ tay: Đối với việc vỗ tay, hãy tạo một trò chơi vui, ví dụ như đánh đổ một tháp gạch đồ chơi đơn giản. Khi các khối đổ, ba mẹ hãy vỗ tay và nói “Yay!” với giọng phấn khích. Sau đó, hãy xây dựng lại tháp và làm lại. Bé sẽ quan sát bạn vỗ tay và nói “Yay!”. Sau khi chơi nhiều lần, bé có thể bắt đầu bắt chước bạn và vỗ tay “Yay!” theo cách của con.
Hãy đảm bảo vỗ tay thường xuyên khi có người nào đó làm việc tốt ở nhà. Ví dụ, nếu chó nhà bạn ăn cơm ngon, hãy vỗ tay và nói “Yay!” cho chó. Nếu bạn tung bóng vào rổ, hãy vỗ tay và nói “Yay!” cho bản thân bạn. Điều này giúp bé học rằng việc vỗ tay xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau.
Vẫy tay: Vẫy tay tương tự như việc vỗ tay. Hãy đảm bảo rằng khi có người đến, bạn vẫy tay và nói “Hello!” hoặc bất kỳ từ chào nào mà mình thường sử dụng. Khi người đó đi, hãy vẫy tay và nói “Good bye!”
Bạn cũng có thể vẫy tay cho chiếc xe buýt chạy qua, vẫy tay cho xe đổ rác, hoặc bất kỳ thứ gì bạn và bé thường thấy trong khu nhà mình. Khi bé quan sát thấy ba mẹ vẫy tay, bé sẽ thấy thú vị, và điều đó kích thích bé bắt đầu vẫy tay theo.
Khi nào nên tìm kiếm sự giúp đỡ?
Nếu bé không vẫy tay một cách tự nhiên, hoặc không sử dụng một số cử chỉ đơn giản (như vỗ tay, chỉ tay, nâng tay lên) khi bé 16 tháng tuổi, ba mẹ nên xin ý kiến từ bác sĩ nhi khoa của bé. Điều này có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển. Quan trọng là trẻ em sẽ vẫy tay, chỉ tay và vỗ tay khi có người khác ở gần. Nếu bé chỉ vỗ tay hoặc vẫy tay khi đang chơi một mình, điều này cũng có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển.
Vỗ tay và vẫy tay phổ biến ở nhiều nền văn hóa, nhưng vì chúng là những kỹ năng học được, chúng sẽ khác nhau trong từng gia đình. Một số bé và trẻ con sẽ học các loại cử chỉ khác (như bắt tay, ôm, hôn) và các cử chỉ khác (high-five, đưa tay ra để hỏi “What is that?”, chạm vào khuôn mặt để nói “Oh no!”, nâng tay lên để đòi được ôm). Các cử chỉ thay đổi theo gia đình và vùng miền trên thế giới. Bé sẽ bắt chước những cử chỉ quan trọng mà gia đình thường sử dụng.
Sau khi bé bắt đầu vẫy tay và vỗ tay, thì sau đó bé sẽ làm gì? Thường thì trẻ con sẽ bắt đầu vẫy tay và vỗ tay trước khi nói lời đầu tiên. Nếu bé đã sử dụng các cử chỉ sớm như vẫy tay và vỗ tay, thì có lẽ lời nói đầu tiên của bé cũng không còn xa nữa.
Source (Tài liệu tham khảo): https://toddlertalk.com/blog/when-do-babies-clap
KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ :
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ từ 3 tháng – 1 tuổi: https://bit.ly/3k0vpmn
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ sau 1 tuổi: https://bit.ly/3z2a3sI
– Quá trình đồng hành cùng Mỡ từ 2-3 tuổi: https://bit.ly/3noFQ42
🌸 TÀI LIỆU VÀ KHOÁ HỌC HƯỚNG DẪN BỐ MẸ TỰ DẠY CON SONG NGỮ TẠI NHÀ
– Combo bộ sách Dạy con song ngữ Lý thuyết + Thực hành: https://bit.ly/3whP9oL
– Combo 2 EBOOK: BABYTaLK + PARENTESE (Các mẫu câu giao tiếp giữa bố mẹ và con): https://bit.ly/3pZnSDZ
– Ebook Từ vựng song ngữ cần biết: https://bit.ly/2SQTBwg
– Khoá dạy con song ngữ Baby (0-1.5 tuổi):https://hpjunior.vn/san-pham/khoa-day-con-song-ngu-baby/
– Khoá dạy con song ngữ Toddler (1.5-3 tuổi): https://bit.ly/39UV5hM
– Khoá dạy con song ngữ Preschool (3-5 tuổi): https://bit.ly/3wgTRUO
– Khóa hướng dẫn phát âm theo khung thời gian ngôn ngữ: https://bit.ly/33HnIrG
🌸 TÀI LIỆU VÀ NGUỒN THAM KHẢO VỀ QUÁ TRÌNH SONG NGỮ:
– Thông tin và các bài lược dịch về song ngữ/ cách tương tác cùng con: https://bit.ly/3wCELYu
– Cộng đồng Dạy con song ngữ: https://bit.ly/38TC7El
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời