Xây dựng các tương tác qua lại
Phụ huynh, người chăm sóc, hoặc giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành phát triển ngôn ngữ của trẻ. Một cách mạnh mẽ để khuyến khích kỹ năng ngôn ngữ là thông qua các tương tác qua lại, thường được gọi là “đổi lượt.”
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng những tương tác qua lại bắt đầu từ sớm. Khi bạn mỉm cười với em bé và bé mỉm cười trả lại, đó là nền tảng của việc đổi lượt. Cũng giống như khi bạn tạo ra những âm thanh thú vị với em bé và khi bé chỉ vào điều gì đó con muốn, khi con mong đợi một phản ứng.
Những trao đổi tương tác này hình thành nền tảng của việc học ngôn ngữ và giao tiếp. Những tương tác qua lại sớm này là các bước đệm trước cho những cuộc trò chuyện qua lại sau này.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá:
- Tầm quan trọng của các tương tác qua lại trong phát triển ngôn ngữ.
- Một số mẹo thực tế để tích hợp chúng vào các tương tác hàng ngày với trẻ.
Hiểu vai trò của việc đổi lượt:
Các tương tác qua lại liên quan đến việc đổi lượt trong giao tiếp, giống như trong một trò chơi bắt bóng hoặc trong một cuộc trò chuyện cuốn hút với bạn bè. Những tương tác này xảy ra khi người lớn phản ứng với dấu hiệu của trẻ, và trẻ đáp lại, tạo nên một sự trao đổi liên tục và hấp dẫn. Những lượt đổi trò chuyện tự nhiên này cung cấp cơ hội quan trọng để trẻ tiếp thu ngôn ngữ, học từ vựng mới, luyện tập cấu trúc câu, và nắm bắt các quy tắc của giao tiếp xã hội.
Cách tương tác qua lại để hỗ trợ việc học ngôn ngữ:
- Giao tiếp linh hoạt: Khi người chăm sóc nhanh chóng phản ứng với những tiếng ọe, tiếng kêu và những lần nói chuyện của trẻ bằng cách làm ra âm thanh khác, điều đó thể hiện rằng giao tiếp của trẻ hiểu được. Điều này khuyến khích trẻ giao tiếp nhiều hơn và xây dựng sự tự tin của trẻ trong việc sử dụng ngôn ngữ.
- Mở rộng vốn từ vựng: Trong những cuộc trao đổi qua lại, người chăm sóc có thể giới thiệu từ và cụm từ mới, mở rộng từ vựng của trẻ trong ngữ cảnh có ý nghĩa. Ví dụ, khi trẻ chỉ vào một con chim và nói “bird”, người chăm sóc có thể phản ứng với, “Yes, that’s a colorful bird! Look, it’s flying.”
- Ngữ pháp và cấu trúc câu: Qua việc đổi lượt, trẻ tự nhiên tiếp thu các mô hình ngữ pháp và cấu trúc câu. Khi tham gia vào các cuộc trò chuyện, trẻ sẽ nghe thấy các loại câu khác nhau và học cách xây dựng câu của mình một cách chính xác.
- Kỹ năng xã hội: Các tương tác qua lại dạy trẻ những quy tắc của cuộc trò chuyện, như đổi lượt, lắng nghe và đợi phản ứng. Những kỹ năng xã hội quan trọng này là cơ sở cho giao tiếp thành công trong cuộc sống của trẻ.
Mẹo để tăng cường tương tác qua lại:
- Hiện diện và chăm chú: Tham gia vào cuộc trò chuyện một cách tận tâm với trẻ, ngoài ra cần tương tác bằng mắt và lắng nghe trẻ. Thể hiện sự quan tâm thực sự đối với những điều trẻ muốn nói, ngay cả khi đó chỉ là sự lắc đầu hoặc âm thanh đơn giản.
- Theo dõi các hành động của trẻ: Cho phép trẻ dẫn dắt cuộc tương tác. Phản ứng với các cử chỉ, âm thanh và sự cố gắng giao tiếp của trẻ. Nếu trẻ thể hiện sự quan tâm vào một đồ chơi hoặc đối tượng nào đó, ba mẹ hãy tham gia vào trò chơi của trẻ và trò chuyện cùng nhau.
- Mở rộng từ những gì trẻ nói: Khi trẻ giao tiếp, thêm một vài từ vào những gì trẻ nói để mô hình ngôn ngữ phức tạp hơn. Ví dụ, nếu trẻ nói, “A ball” bạn có thể đáp lại với: “Yes, that’s a big red ball!”
- Hỏi câu hỏi mà trẻ có thể trả lời: Dù ba mẹ cho trẻ 2 tùy chọn và yêu cầu trẻ chọn bằng cách chỉ điểm hoặc hỏi trẻ về những gì trẻ thấy hoặc muốn làm, đó chính là một cách tuyệt vời để khuyến khích cuộc trò chuyện qua lại với trẻ.
- Kiên nhẫn và cho trẻ thời gian: Hãy nhớ rằng việc học ngôn ngữ sẽ mất thời gian và cần nhiều sự thực hành. Hãy kiên nhẫn để trẻ xử lý thông tin và phản ứng theo cách của trẻ nhé.
Kết luận:
Tương tác qua lại là một công cụ mạnh mẽ để nuôi dưỡng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Người chăm sóc tạo ra một môi trường hỗ trợ và phong phú để trẻ học và khám phá ngôn ngữ thông qua việc tham gia vào các cuộc trò chuyện hàng ngày. Những trao đổi này giúp trẻ nắm bắt cơ cấu của ngôn ngữ và củng cố kỹ năng xã hội, qua đó có thể tự tin vào bản thân và kỹ năng trong cuộc trò chuyện qua lại.
Source (Tài liệu tham khảo): https://toddlertalk.com/blog/back-and-forth-conversations
🌸 TÀI LIỆU VÀ KHOÁ HỌC HƯỚNG DẪN BỐ MẸ TỰ DẠY CON SONG NGỮ TẠI NHÀ
– Combo bộ sách Dạy con song ngữ Lý thuyết + Thực hành: https://bit.ly/3whP9oL
– Combo 2 EBOOK: BABYTaLK + PARENTESE (Các mẫu câu giao tiếp giữa bố mẹ và con): https://bit.ly/3pZnSDZ
– Ebook Từ vựng song ngữ cần biết: https://bit.ly/2SQTBwg
– Khoá dạy con song ngữ Baby (0-1.5 tuổi):https://hpjunior.vn/san-pham/khoa-day-con-song-ngu-baby/
– Khoá dạy con song ngữ Toddler (1.5-3 tuổi): https://bit.ly/39UV5hM
– Khoá dạy con song ngữ Preschool (3-5 tuổi): https://bit.ly/3wgTRUO
– Khóa hướng dẫn phát âm theo khung thời gian ngôn ngữ: https://bit.ly/33HnIrG
🌸 TÀI LIỆU VÀ NGUỒN THAM KHẢO VỀ QUÁ TRÌNH SONG NGỮ:
– Thông tin và các bài lược dịch về song ngữ/ cách tương tác cùng con: https://bit.ly/3wCELYu
– Cộng đồng Dạy con song ngữ: https://bit.ly/38TC7El
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời