Lauren Lowry
Hanen SLP and Clinical Staff Writer
Mọi ba mẹ đều mong đợi ngày mà con mình biết nói những từ đầu tiên trong đời. Tuy nhiên, trong trường hợp con chưa thể nói được, ba mẹ sẽ bắt đầu tự hỏi, mình có thể làm gì để giúp con tập nói.
Có rất nhiều cách ba mẹ có thể sử dụng để giúp con tập nói! Một trong số đó chính là lặp lại từ vựng phù hợp với sở thích của con khi ba mẹ giao tiếp với con cả ngày. Hơn nữa, việc lặp lại một từ trong nhiều tình huống là hữu ích nhất. Khi ba mẹ lặp lại từ trong nhiều tình huống khác nhau, ba mẹ sẽ cho con nhiều cơ hội để có thể hiểu được từ và cuối cùng là tự mình sử dụng từ đó!
VẬY BA MẸ CÓ THỂ LẶP LẠI NHỮNG TỪ VỰNG NÀO?
Từ vựng mà ba mẹ nên lặp lại là những từ có liên quan đến chủ để mà con nói và có liên quan đến sở thích của con. Khi ba mẹ quan sát và lắng nghe kỹ hơn, ba mẹ sẽ hiểu được rõ hơn về sở thích của con.
Ví dụ, nếu con chơi xe đồ chơi bằng cách đẩy chúng trượt xuống khỏi cầu tuột, câu nói “The car is going down.” (Chiếc xe đang đi xuống.) sẽ có liên quan đến sở thích của con. Nếu con rất thích trò rượt đuổi và muốn ba mẹ rượt đuổi với con, ba mẹ có thể lặp lại mẫu câu “I’m gonna get you!” (Ba/Mẹ sẽ bắt con đây!)khi chơi trò rượt đuổi với con. Và khi ba mẹ bắt được con, hãy nói “Got you!” (Bắt được con rồi nha!). Ba mẹ hãy cân nhắc những từ mình sử dụng để lặp lại với con có thích hợp với những gì mà con đang nói hay những từ vựng đó có kích thích con giao tiếp hay không.
Ba mẹ nên cân nhắc lặp lại những từ mà con hiểu và giao tiếp thông qua những hành động hay cử chỉ mà chưa thể nói bằng lời. Ví dụ như, con sẽ đưa tay lên khi muốn ba/mẹ bồng nhưng không thể nói được bằng từ “up”. Trong trường hợp này, ba mẹ có thể lặp lại từ “up” mỗi khi mà con đòi được bế lên.
Lặp lại từ vựng có thể được dùng trong nhiều tình huống khác nhau. Ví dụ như, từ “up” có thể được sử dụng không chỉ trong trường hợp ba mẹ bế con lên khi con đang ở trong nôi hay khi con muốn trèo vào lòng bạn, mà ba mẹ còn có thể sử dụng từ “up” khi con đi lên cầu thang (go up the stairs). Ba mẹ sẽ có thể lặp lại từ vựng một cách thường xuyên hơn nếu chọn những từ có thể được dùng đa tình huống. Điều đó sẽ cho con có thêm nhiều cơ hội để học từ vựng hơn.
CÓ RẤT NHIỀU NHÓM TỪ VỰNG…
Khi sử dụng phương pháp lặp lại từ với con, điều quan trọng là ba mẹ phải dùng đa dạng các nhóm từ vựng. Trẻ con dĩ nhiên sẽ phải học tên của những đồ vật hay tên của những người quan trọng trong cuộc sống của mình, như “apple” (táo), “ball” (trái banh), hay “Grandma” (bà), tuy nhiên, con trẻ cũng cần phải học các loại từ khác nữa.
Ngoài những cái tên ra, con cũng cần phải nghe những “động từ” (“go” – đi, “jump” – nhảy), những “tính từ” (“big” – to, “fast” – nhanh), những “giới từ chỉ nơi chốn” (“in” – ở tại, “under” – ở dưới), những “từ vựng xã hội” (“bye bye” – tạm biệt), và những từ chỉ “trạng thái, cảm xúc” (“happy” – vui, “tired” – mệt). Ba mẹ cùng xem tổng hợp những từ vựng mà ba mẹ có thể sử dụng khi nói với con về gấu bông (teddy bear), dựa trên sở thích của con:
Nếu con đang ôm gấu bông, ba mẹ có thể sử dụng từ “hug” (ôm) và nói, “You’re hugging the bear!” (Con đang ôm chú gấu nhồi bông!). Ba mẹ cũng có thể sử dụng tính từ “soft” (mềm) để miêu tả cảm giác khi ôm chú gấu – “He’s so soft” (Chú gấu bông thật mềm mại.). Nếu trẻ thích chơi trò chơi “giả vờ” (trò chơi đóng vai), bạn có thể lặp lại những từ như “good night bear” (ngủ ngon nha gấu bông) – theo cách nói “chào hỏi” hoặc nói “the bear’s going to sleep” (Chú gấu bông sắp đi ngủ rồi) – theo cách sử dụng động từ, khi con đang để gấu bông đi ngủ.
TẠI SAO LẶP LẠI TỪ VỰNG LẠI QUAN TRỌNG ĐẾN NHƯ VẬY?
Chúng ta đều biết rằng việc con trẻ nghe thật nhiều ngôn ngữ trong tương tác qua lại là điều rất quan trọng, giúp con có thể phát triển được vốn từ vựng của mình. Tuy nhiên, một nghiên cứu chỉ ra rằng, điều quan trọng nhất không chỉ là số lượng từ mà trẻ nghe được, mà là số lượng từ KHÁC NHAU mà trẻ nghe được.
Điều quan trọng nhất không chỉ là số lượng từ mà trẻ nghe được, mà là số lượng từ KHÁC NHAU mà trẻ nghe được.
Khi ba mẹ quan sát sở thích của con mình, hãy nghĩ về điều mà con muốn nói – ba mẹ sẽ thấy con sẽ có nhiều hứng thú với chúng hơn là tên của đồ vật! Con có thể thích cách mà chiếc xe tải chạy qua thật nhanh (fast), hoặc cách mà chiếc kèn được thổi thật to (loud). Con có thể sẽ muốn chạy (run) hoặc nhảy (jump) vào vũng bùn. Con có thể sẽ muốn cho ba mẹ xem cảm giác sần sùi (tough) hay mịn màng (soft) của quyển sách touch-and-feel (chạm và cảm nhận).
Khi nói chuyện với con và sử dụng nhiều loại từ, ba mẹ sẽ cho con nền tảng để liên kết các từ lại với nhau khi con sẵn sàng tập nói. Bằng việc lặp đi lặp lại từ vựng với nhiều thể loại trong bức hình về teddy bear, ba mẹ sẽ cung cấp cho con thật nhiều công cụ để có thể sử dụng khi nói về mọi thứ sau này, ví dụ như “big drink”, “Daddy come” hoặc “go fast”.
CÁCH ĐỂ BA MẸ LẶP LẠI TỪ VỰNG
Một khi ba mẹ đã quan sát và tìm ra được từ vựng phù hợp với sở thích của con, bước tiếp theo, ba mẹ cần lặp lại từ đó trong những lần tương tác qua lại (back-and-forth interactions) với con. Ba mẹ áp dụng phương pháp lặp lại từ vựng này một cách thật tự nhiên trong một khoảng thời gian nhất định khi giao tiếp với con – ba mẹ lưu ý không thực hiện tất cả từ cùng lúc trong một lần.
Ba mẹ hãy lặp lại từ vựng bằng cách:
- sử dụng những mẫu câu giao tiếp ngắn gọn và mang tính ngữ pháp.
- nhấn mạnh từ ba mẹ muốn dạy cho con – ví dụ, “The car went down.” (Chiếc xe đang chạy xuống).
- nói chậm để con có thể dễ dàng nhận ra từ mới.
- kết hợp với hành động hoặc cử chỉ trong lúc nói với con để cho con thấy từ vựng đó có nghĩa là gì.
Ví dụ, nếu con thích đẩy chiếc xe đồ chơi của mình xuống máng trượt, con có thể sẽ thích xem hình ảnh chiếc xe đang chạy xuống. Vì vậy, khi con đẩy chiếc xe xuống máng trượt, ba mẹ hãy lặp lại từ vựng bằng các mẫu câu nói ngắn gọn, như “Wheeee! The car went down!” (Wheeee! Chiếc xe đang chạy xuống). Ba mẹ hãy nhấn mạnh “down” và nói thật chậm để cho con cơ hội được nghe từ đó. Ngoài ra, ba mẹ có thể giúp con hiểu nghĩa của từ bằng cách kết hợp với các hành động hoặc cử chỉ trong khi nói, như di chuyển tay đi xuống thật nhanh khi ba mẹ nói từ “down!”.
Hãy nhớ rằng, ba mẹ không nên áp lực con phải lặp lại ba mẹ – con sẽ nói khi con sẵn sàng!
TÓM LẠI
Là ba mẹ, bạn đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình hình thành vốn từ của con. Ba mẹ hãy lặp lại từ vựng một cách tự nhiên nhất có thể trong khi tương tác với con và hãy chắc chắn rằng từ vựng phù hợp với sở thích của con, vì điều đó sẽ giúp con có thể thể hiện những suy nghĩ của mình khi con sẵn sàng.
Nguồn Tham Khảo
Jones, G., & Rowland, C. F. (2017). Diversity not quantity in caregiver speech: Using computational modeling to isolate the effects of the quantity and the diversity of the input on vocabulary growth. Cognitive psychology, 98, 1-21.
Weitzman, E. (2017). It Takes Two to Talk: A practical guide for parents of children with language delays. Toronto: The Hanen Centre.
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Trả lời