Trẻ em thường khó tập trung, nhưng khi được giao một nhiệm vụ mà các bé cho là khó, chúng thậm chí có nhiều khả năng sẽ bỏ cuộc trước khi thực sự cố gắng. Nếu bạn nhận thấy một đứa trẻ thường xuyên mất tập trung trong các nhiệm vụ đầy thử thách, thì đây là một số cách có thể giúp tăng cường sự chú ý và cải thiện kết quả tổng thể của các nhiệm vụ.
1. Bao gồm các hoạt động thể chất
Trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung thường làm tốt hơn nếu chúng được cho nghỉ ngơi một chút. Nghỉ ngơi thư giãn với một quả bóng tập thể dục, chia nhỏ việc học thành nhiều phần và thời gian chơi ngoài trời, hoặc cung cấp một động tác kéo căng hoặc nhảy dây nhanh chóng trong lớp học, tất cả đều có thể giúp học sinh tăng sự tập trung hơn. Bắt đầu với 15 phút khởi động cơ thể bằng một nhiệm vụ thử thách cũng có thể giúp trẻ hứng thú hơn.
2. Có “khoảng nghỉ” giữa sự tập trung
Dạy trẻ “chú ý” nghĩa là gì và nó trông như thế nào. Thực hành hành vi chú ý vào những thời điểm bình thường, không quan trọng trong ngày học. Sau đó, cứ sau 1 khoảng thời gian nhất định, hãy có 1 “khoảng nghỉ” . Sử dụng đồng hồ hẹn giờ hoặc ứng dụng trên điện thoại, có tín hiệu báo trong thời gian làm việc và yêu cầu trẻ đánh dấu xem mình có chú ý hay không. Điều này có thể giúp đào tạo não của học sinh hiểu được sự chú ý có “hình thù” như thế nào và tần suất trẻ có xu hướng mất tập trung.
3. Điều chỉnh khung thời gian
Nếu bạn thấy rằng, bất kể bạn làm gì, bọn trẻ dường như cũng không thể tiếp tục nhiệm vụ của mình, có thể đã đến lúc chia nhiệm vụ thành những khoảng thời gian nhỏ hơn. Hãy nhớ rằng, trẻ em có thể tập trung vào một nhiệm vụ trong vòng hai đến năm phút mỗi tuổi. Ví dụ: nếu bạn có một lớp học dành cho trẻ 6 tuổi, hãy mong đợi học sinh của bạn chú ý từ 12 đến 30 phút.
Nếu bạn cần điều chỉnh khung thời gian cho tất cả hoặc một số học sinh của mình, hãy làm như vậy. Sử dụng đồng hồ bấm giờ, yêu cầu học sinh đang gặp khó khăn với sự tập trung cho xem công việc của mình sau một khoảng thời gian ngắn. Điều này cho phép trẻ chia nhỏ nhiệm vụ và cho phép trẻ tiếp tục học mà không cảm thấy hoàn toàn bị choáng ngợp. Có thể cân nhắc gọi trẻ đến bàn của bạn để kiểm tra. Điều này giúp trẻ có sự chuyển động thể chất mà họ cần để duy trì sự hứng thú và cũng cho bạn cơ hội để theo dõi sự tiến bộ của trẻ.
Ngoài ra, hãy thận trọng với những bài giảng dài dòng với những đứa trẻ có thời gian tập trung ngắn. Những đứa trẻ này cần được thu hút với tài liệu, vì vậy hãy thường xuyên yêu cầu phản hồi về chủ đề bạn đang thảo luận. Ngay cả một câu hỏi đơn giản, yêu cầu giơ tay, có thể là những gì cần thiết để giữ cho học sinh tập trung.
4. Loại bỏ những xao nhãng về tầm nhìn
Khi một đứa trẻ đang phải vật lộn với một nhiệm vụ khó khăn, sự lộn xộn trong lớp học hoặc trên bàn học có thể khiến não của trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung. Loại bỏ những hình ảnh và sự lộn xộn không cần thiết khỏi không gian làm việc. Điều này giúp trẻ có tập trung hơn vào nhiệm vụ trước mắt.
5. Chơi những trò chơi ghi nhớ
Trí nhớ không thực sự là một cơ bắp, nhưng nó có thể giúp cải thiện sự tập trung. Trò chơi trí nhớ giúp trau dồi khả năng tập trung cho trẻ một cách thú vị, để trẻ có thể tập trung khi có một điều gì đó khó khăn được trình bày. Có những khoảng thời gian thường xuyên trong ngày học mà cả lớp chơi trò chơi ghi nhớ, hoặc dành thời gian với những học sinh khó chú ý ngoài giờ học bình thường để chơi trò chơi tập trung. Thêm các trò chơi trí nhớ vào thiết bị điện tử của lớp học để có thể chơi trong thời gian rảnh.
Trò chơi trí nhớ không cần phải phức tạp. Ngay cả một trò chơi đèn đỏ-đèn xanh đơn giản, I-Spy hay Simon Says cũng giúp trẻ phải tập trung. Thẻ ghi nhớ phù hợp hoặc trò chơi Tập trung cũng có thể được sử dụng để tăng sự chú ý.
6. Đánh giá (và Thay đổi) Nhiệm vụ
Nếu bạn nhận thấy thì một đứa trẻ thường xuyên trốn tránh nhiệm vụ hoặc có vẻ quá mất tập trung, hãy yêu cầu đứa trẻ đó đánh giá mức độ thử thách có trong hoạt động đó theo thang điểm từ 1 đến 10. Nếu trẻ chỉ ra hoạt động là 8 hoặc cao hơn, hãy hỏi điều gì có thể thực hiện để làm cho nhiệm vụ thành mức độ 2 hoặc 3. Đôi khi, bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc về những gì bạn có thể làm để giúp học sinh giảm bớt mức độ thất vọng của mình.
7. Chia nhiệm vụ thành nhiều phần nhỏ
Nếu những cách trên không hiệu quả, hãy nhìn lại chính nhiệm vụ. Bạn có thể chia nó thành nhiều phần nhỏ hơn không? Để trẻ tập trung đủ lâu để thực hiện một phần nhiệm vụ, sau đó nghỉ giải lao, quay lại với nhiệm vụ để hoàn thành. Trẻ gặp khó khăn với việc tập trung có thể thực sự thực hiện nhiệm vụ được yêu cầu với chiến lược chia nhỏ này nhanh hơn so với việc chúng chỉ cố gắng hoàn thành tất cả trong một lần.
Một số trẻ sẽ đấu tranh với sự tập trung nhiều hơn những trẻ khác. Là một giáo viên, bạn có thể thực hiện các biện pháp để giúp cải thiện sự tập trung cho học sinh của mình. Tất cả những gì bạn cần là suy nghĩ thêm một chút và nỗ lực từ để mang lại sự thay đổi đáng kể cho học sinh của bạn.
Link bài viết gốc: https://www.edutopia.org/discussion/7-ways-increase-students-attention-span (Edutopia – 1 tổ chức về giáo dục được thành lập năm 1991 với mục tiêu giúp học sinh có thể tiếp thu và áp dụng các kiến thức, kỹ năng cần thiết để phát triển trong học tập, sự nghiệp và cuộc sống.
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Trả lời