Tháng 9 này là bạn Mỡ vừa tròn 4 tuổi. Sau hành trình 4 năm song ngữ Hương muốn tổng kết lại 1 số cột mốc phát triển về ngôn ngữ của Mỡ. Mục đích là vừa để lưu lại, vừa là 1 tài liệu tham khảo cho các ba mẹ có bé đang trên hành trình song ngữ.
Khả năng nghe hiểu (Understanding skills) và giao tiếp (Expressive skills)
Theo nghiên cứu và tổng hợp từ trang web dành cho cha mẹ raisingchildren.net.au được bảo trợ bởi chính phủ Úc, khả năng nghe hiểu của các bạn nhỏ giai đoạn 3-4 tuổi sẽ được liệt kê như sau.
● Từ vựng: sử dụng được các từ nối thành câu ghép hoặc câu phức như “because”, “so”, “if”
● Ngữ pháp: hiểu và sử dụng được các thì quá khứ (đôi khi vẫn dùng sai)
● Kĩ năng trò chuyện: có thể kể 1 câu chuyện đơn giản theo cốt truyện, tuy nhiên đôi khi cần thêm sự hỗ trợ của ba mẹ như các câu hỏi gợi mở : “And then what happened?”
● Kĩ năng nghe hiểu: có thể hiểu được cách giải thích của 1 số hiện tượng tự nhiên hoặc các sự việc diễn ra trong cuộc sống.
● Kĩ năng chơi: có khả năng đóng vai tốt hơn. Ví dụ: giả giọng của mẹ khi nói chuyện với bạn chó nhồi bông.
Dựa trên những thông tin trên thì Hương sẽ tổng hợp lại sự phát triển ngôn ngữ hiện giờ của Mỡ:
● Từ vựng: Mỡ đang trong giai đoạn nạp thêm input (nguồn ngôn ngữ đầu vào) nhiều hơn từ nguồn chính là sách. Sách trong giai đoạn này sẽ không còn là dạng sách có hình minh hoạ kiểu cartoon, nét vẽ dễ thương, màu sắc bắt mắt mà là dạng sách về kiến thức với hình minh hoạ thực tế, đi kèm các thông tin chú thích. Như vậy, sách sẽ cung cấp cho cả Mỡ và mẹ các kiến thức mới, tất nhiên là rất rất nhiều từ vựng mới cùng với hình minh hoạ thực tế. Ví dụ, với cuốn sách “Through the night sky” của nhà xuất bản DK, Mỡ đã có thêm ngôn ngữ để nói về đàn chim cánh cụt (penguins) sống ở Nam Cực (South Hemisphere) với những luồng ánh sáng xanh tuyệt đẹp trên bầu trời (Southern lights).
● Ngữ pháp: hiện Mỡ có thể nói các câu dài để diễn tả ý muốn hay để giải thích như: “I want mommy to be happy, I don’t want you to be sad- con muốn mẹ vui vẻ, con không muốn mẹ buồn” (khi mẹ giận vì Mỡ hét to nhiều lần), “just speak it out, don’t scold me- mẹ cứ nói ra thôi, đừng la con” , “Xoài can not talk because she is just a baby- Xoài không nói được vì Xoài là em bé thôi” (Xoài là em họ của Mỡ), “Runi did not go to school, maybe because he is on a trip- Runi đã không đi học, có thể là đi chơi cùng gia đình” (khi mẹ hỏi Runi có đi học cùng Mỡ trên lớp không thì bạn trả lời như vậy)
● Kĩ năng trò chuyện và nghe hiểu: Mỡ thường kể các câu chuyện về các sự việc xảy ra trên lớp, thích nghe bố mẹ kể chuyện khi còn nhỏ. Khi giao tiếp sẽ tự hình thành các câu hỏi để mở rộng sự tò mò như “Why- What- How- What happen”. Mỡ có tư duy để trả lời các câu hỏi tại sao như “why we should eat more veggies?- tại sao chúng ta nên ăn nhiều rau hơn?”, “where does the light come from?- đom đóm tạo ra ánh sáng từ đâu?”
● Kĩ năng chơi: thích chơi đóng vai, thường giả giọng các bạn nhân vật. Ví dụ giả giọng người xấu khi nói chuyện với chú lính cứu hoả. Giai đoạn này Mỡ thích chơi với các loại xe có logo thương hiệu như Mercedes, Nissan, Honda, Toyota…Ngoài ra mẹ cũng giới thiệu thêm các hoạt động xây dựng lego, ghép chữ phonics, chơi sensory (small world play) như tạo ra đại dương với các loại động vật biển.
● Kĩ năng đọc sách: sau giai đoạn 0-3 tuổi với những cuốn sách thiên về hình vẽ dạng hoạt hình, to, nhiều màu sắc nổi bật, ít chữ, thì khi Mỡ lên 4 tuổi sở thích đọc sách của bạn cũng có nhiều sự thay đổi. Đầu tiên là về chủ đề, không còn là những câu chuyện của bạn thỏ, bạn mèo rời rạc theo từng trang sách, thay vào đó là những câu chuyện có cốt truyện liên kết nhiều hơn, để mà phải suy đoán về tình huống tiếp theo, để mà quan sát biểu cảm khuôn mặt và ngữ cảnh để đoán xem bạn nhân vật này đang cảm thấy như thế nào. Mở rộng hơn, mẹ cũng thử giới thiệu cho Mỡ các cuốn sách chủ đề thiên nhiên, thế giới. Ví dụ gần đây nhất là cuốn “The night sky” với các đề tài về Cực Quang (Southern lights), tại sao loài đom đóm phát ra ánh sáng, trạm nghiên cứu vũ trụ (ISS)…
Khó khăn trong giai đoạn này là gì?
● Thử thách ngôn ngữ: Giai đoạn này các bé sẽ phát triển ngôn ngữ rất nhanh và phát triển việc giao tiếp thông qua việc giao tiếp hàng ngày. Hàng ngày ở đây Hương muốn nhấn mạnh về yếu tố “sự chi tiết” của các sự vật sự kiện. Ví dụ: bạn Mỡ sẽ muốn biết điện đến từ đâu, tại sao cối xay gió tạo ra điện, răng của lược thì gọi là gì bằng tiếng Anh (mà sự thật là mẹ cũng không biết và sau khi bị hỏi thì phải tìm hiểu ngay để biết răng lược được gọi là Teeth- y như răng người vậy đó). Như vậy, thử thách lúc này không chỉ là ngôn ngữ miêu tả mà còn là kiến thức về cuộc sống, những điều tưởng chừng như vô cùng rõ ràng nhưng khi cần đến sự lý giải thì chúng ta, bố mẹ, buộc phải tự mình tìm hiểu sâu hơn để có kiến thức nói cho con bằng ngôn ngữ mình hướng tới.
● Vậy bố mẹ nên làm gì?
#NÂNG_CẤP_BẢN_THÂN: chúng ta đã hiểu rõ việc quan trọng của ngôn ngữ, đặc biệt là khi con đang trong giai đoạn “nâng cấp ngôn ngữ”. vậy thì việc nâng cấp chính bản thân bố mẹ là một điều có lợi cho hành trình đồng hành cùng con. Chúng ta sẽ suy nghĩ việc nâng cấp kiến thức về đời sống, dựa vào những cuốn sách đọc hàng ngày cùng con, lấy ra những kiến thức hay để học rồi dạy lại cho con, dựa trên những câu hỏi thực tế hàng ngày của con. “tại sao, tại sao, tại sao”. Đừng lơ đi, đừng im lặng, đừng quay sang làm việc khác khi bố mẹ cũng chưa biết câu trả lời, chúng ta hãy nói rằng “bố/mẹ cũng chưa biết tại sao, nhưng bố/mẹ sẽ tìm hiểu và nói cho con câu trả lời nhé. Bố/mẹ hứa”. Vậy thì vấn đề tiếp theo không chỉ là ngôn ngữ được mở rộng, kiến thức được tiếp thu, mà chính thái độ chịu học hỏi của bố mẹ sẽ là hình mâũ cho con học và bắt chước theo.
#MUA_SÁCH: hãy mua sách bắt đầu từ việc quan sát khả năng, sở thích của con trong chính giai đoạn này. Không ai hiểu con tốt hơn bố mẹ. Chúng ta sẽ thấy rằng nếu để ý hơn một chút, mình sẽ biết rằng à, con mình dạo này thích các loại côn trùng trên 1 tấm poster. vậy thì đó chính là điểm xuất phát, bố mẹ lên mạng tìm hiểu các loại sách về côn trùng với nhiều kiến thức mới, hình ảnh thật, có các tấm lật mở để thu hút con. Có nhiều bố mẹ sẽ nói rằng nhưng con tôi không thích đọc sách, không bao giờ ngồi yên quá 5 phút để đọc hết 1 trang sách. Vậy thì chúng ta hãy quay lại giai đoạn 1 em bé mới sinh ra, có em bé nào thích đọc sách ngay không, có em bé nào tập trung đọc sách qúa 5 phút ngay không? Không có. Những thói quen đọc sách, tập trung đều là kết quả của 1 quá trình do bố mẹ tạo ra và giúp con mỗi ngày. Để tới khi con 3-4 tuổi con có thể ngồi lắng nghe bố mẹ đọc hết 1 cuốn sách trong 15 hay 30 phút. Vậy thì câu hỏi tiếp tục được đặt ra: nếu vậy bây giờ con tôi đã lớn rồi thì tôi phải làm sao để giúp con thích đọc sách và nâng sự tập trung? Câu trả lời là bố mẹ đã là tấm gương về sự đọc sách và tập trung cho con thấy chưa? Chúng ta có bao giờ tự lấy sách ra đọc không hay sẽ thích xem phim, xem các clip ngắn hơn? chúng ta tập trung được bao lâu hay chỉ cần xem 1 clip ngắn 2 -3 phút là chán và chuyển sang clip khác?
Tóm lại:
Đừng đòi hỏi con làm điều mà chính mình còn không làm được. Như vậy thật không công bằng. Để bắt đầu bố mẹ hãy để điện thoại sang 1 căn phòng khác, rồi lấy ra 1 cuốn sách đọc cùng con, học thêm những kĩ năng tương tác khi đọc sách cùng sao cho thú vị hơn, nếu trang sách đó có bạn bướm thì hãy cho cả cuốn sách bay lên cao như thể bạn bướm đang bay. Như vậy có phải là thú vị hơn so với việc ngồi đọc các thông tin, các dòng chữ trong sách đúng không. Nếu bố mẹ thật sự muốn đông hành song ngữ/ đa ngữ cùng con thì chúng ta sẽ biết mình đang thiếu sót điều gì để học hỏi thêm điều đó, có thể là học lại phát âm, học thêm từ vựng giao tiếp, học thêm kiến thức cuộc sống, học cách chơi cách đọc sách cùng con. Nếu chúng ta đã đến bước này, biết rằng mình cần phải thay đổi và học hỏi, vậy thì học từ đâu? – Hãy học từ những người đi trước, hãy lên mạng, vào google, Youtube, các website hướng dẫn những điều mình muốn học, gõ từ khoá và hàng trăm kết quả sẽ hiện ra để chúng ta lựa chọn và học theo. Một khi đã lựa chọn bắt đầu, hãy kiên trì. Bỏ cuộc thì rất dễ, nhưng thành công chỉ đến từ sự kiên trì và chắc chắn phải trải qua khó khăn.
Nguồn tài liệu tham khảo:
Trang web tham khảo cách tương tác với con:
https://toddlertalk.com
https://hpjunior.vn
https://teachmetotalk.com
https://raisingchildren.net.au
Các kênh tham khảo cách chơi với con:
https://www.pinterest.com
https://www.youtube.com/@BryonyRust
https://www.youtube.com/@mgcplayhouse
https://www.youtube.com/@JadyA
https://www.youtube.com/@YakkaDee
https://www.youtube.com/@BlippiWonders
Các kênh tham khảo mua đồ chơi và sách cho con:
https://thebookland.vn
https://hatmamsach.com
https://mbbookshop.com
https://yay.toys
https://mevabestore.com
*Những link cửa hàng Hương liệt kê trong bài viết dự trên kinh nghiệm mình đã từng mua và trải nghiệm sản phẩm nên đề xuất theo kinh nghiệm của mình thôi nhé.
KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ TRƯỚC 1 TUỔI: https://hpjunior.vn/2021/01/kinh-nghiem-day-con-song-ngu-truoc-1-tuoi-chia-se-cua-me-lan-huong-p1/
KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ SAU 1 TUỔI: https://hpjunior.vn/2022/12/kinh-nghiem-day-con-song-ngu-luc-1-tuoi-chia-se-cua-me-lan-huong-phan-2/
KINH NGHIỆM DẠY TRẺ SONG NGỮ TỪ 2-3 TUỔI: https://hpjunior.vn/2022/12/kinh-nghiem-day-tre-song-ngu-tu-2-3-tuoi/
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
🌸 KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ :
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ từ 3 tháng – 1 tuổi: https://bit.ly/3k0vpmn
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ sau 1 tuổi: https://bit.ly/3z2a3sI
– Quá trình đồng hành cùng Mỡ từ 2-3 tuổi: https://bit.ly/3noFQ42
🌸 TÀI LIỆU VÀ KHOÁ HỌC HƯỚNG DẪN BỐ MẸ TỰ DẠY CON SONG NGỮ TẠI NHÀ
– Combo bộ sách Dạy con song ngữ Lý thuyết + Thực hành: https://bit.ly/3whP9oL
– Combo 2 EBOOK: BABYTaLK + PARENTESE (Các mẫu câu giao tiếp giữa bố mẹ và con): https://bit.ly/3pZnSDZ
– Ebook Từ vựng song ngữ cần biết: https://bit.ly/2SQTBwg
– Khoá dạy con song ngữ Baby (0-1.5 tuổi):https://hpjunior.vn/san-pham/khoa-day-con-song-ngu-baby/
– Khoá dạy con song ngữ Toddler (1.5-3 tuổi): https://bit.ly/39UV5hM
– Khoá dạy con song ngữ Preschool (3-5 tuổi): https://bit.ly/3wgTRUO
– Khóa hướng dẫn phát âm theo khung thời gian ngôn ngữ: https://bit.ly/33HnIrG
🌸 TÀI LIỆU VÀ NGUỒN THAM KHẢO VỀ QUÁ TRÌNH SONG NGỮ:
– Thông tin và các bài lược dịch về song ngữ/ cách tương tác cùng con: https://bit.ly/3wCELYu
– Cộng đồng Dạy con song ngữ: https://bit.ly/38TC7El