“Con tôi nên nói bao nhiêu từ?” là một câu hỏi mà hàng ngày các nhà ngôn ngữ học trị liệu thường nhận được từ cha mẹ của các bé từ 1-2 tuổi. Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo tốc độ và cách riêng của con, vậy nên mình sẽ sử dụng các mốc thời gian để theo dõi sự phát triển của từng đứa trẻ, qua đó có thể đảm bảo rằng con “đang phát triển đúng hướng”.
Mốc thời gian (A milestone) là số lượng từ thấp nhất mà có thể được mong đợi ở một độ tuổi cụ thể. Nếu một đứa trẻ nói ít hơn số từ ở mốc thời gian, cần đề xuất kiểm tra thêm. Mọi người có thể sử dụng các con số khác nhau một chút khi xem xét các mốc thời gian về từ vựng, (điều này có thể là một phần của lý do tại sao các nguồn khác nhau cung cấp các mốc thời gian khác nhau), nhưng nói chung, một mốc thời gian được xác định bởi khoảng 90% trẻ em ở một độ tuổi cụ thể đã học được. Và sẽ không có tập dữ liệu hoàn hảo nào cho biết 90% trẻ em làm gì ở một độ tuổi cụ thể, vì vậy các mốc thời gian thực sự chỉ là ước tính.
Số trung bình (The average) sẽ cho bạn biết khoảng bao nhiêu từ mà một đứa trẻ ở giữa phạm vi dự kiến đang nói ở một độ tuổi cụ thể. Số trung bình thực sự không hữu ích vì con bạn có thể nói ít từ hơn số trung bình và vẫn đang phát triển đúng hướng. Trẻ thường có giai đoạn phát triển nhanh chóng trong một lĩnh vực cụ thể, và những giai đoạn này xảy ra vào thời điểm khác nhau cho các trẻ khác nhau. Nếu con nói ít từ hơn số trung bình, điều đó không có nghĩa là con có giao tiếp kém.
Phạm vi dự kiến (The expected range) cho bạn biết phạm vi từ giữa mốc thời gian và số từ lớn nhất mà một đứa trẻ có thể nói ở một độ tuổi cụ thể. Nhưng ba mẹ không cần phải tập trung quá nhiều vào phạm vi dự kiến vì khi nghe con số cao nhất có thể làm tập trung quá nhiều vào con số lớn hơn và làm bạn cảm thấy không tốt.
HP Junior sẽ đưa ra một ví dụ trong bối cảnh để giải thích mốc thời gian, số trung bình và phạm vi dự kiến, và cũng sẽ để số trung bình và phạm vi dự kiến ở phía sau:
Nếu bạn hỏi: Một đứa trẻ 15 tháng nên nói bao nhiêu từ? đây là cách bạn có thể trả lời câu hỏi bằng cách sử dụng mốc thời gian, số trung bình và phạm vi dự kiến.
- Mốc thời gian cho số từ là 3 từ ở 15 tháng tuổi. Nếu một đứa trẻ nói ít hơn 3 từ ở 15 tháng tuổi, có thể là dấu hiệu rằng ba mẹ nên đưa con đi gặp các nhà ngôn ngữ học trị liệu. Mục tiêu trong trị liệu nói chuyện sẽ là giúp đứa trẻ vượt qua mốc thời gian 3 từ ở 15 tháng.
- Số trung bình số từ mà trẻ nhỏ nói ở 15 tháng tuổi là khoảng 20 từ. Điều này có nghĩa rằng hầu hết trẻ 15 tháng tuổi sẽ nói khoảng gần 20 từ, nhưng một số sẽ nói nhiều từ hơn và một số sẽ nói ít từ hơn.
- Phạm vi dự kiến cho từ vựng ở 15 tháng tuổi rất lớn – từ 3 đến 100 từ đều được mong đợi. Hầu hết trẻ 15 tháng tuổi sẽ nằm giữa hai đầu của phạm vi này.
Tại sao có sự biến đổi về mốc thời gian từ vựng?
Để trả lời câu hỏi lớn của bạn về “Con 15 tháng tuổi của tôi nên nói bao nhiêu từ?”, bạn có lẽ đã tra Google và xem các kết quả, xem CDC, trang web Mayo Clinic và có lẽ còn đọc bài viết của Speech Sister về số từ mà trẻ nhỏ nên nói. Việc tìm thấy các mốc thời gian khác nhau trên các trang web khác nhau là khá khó chịu và gây nhầm lẫn. Và bây giờ ba mẹ còn phải tự hỏi mốc nào là “đúng”.
Ví dụ, ở 18 tháng tuổi, dưới đây là những gì một số nguồn khác nhau đề xuất là mốc thời gian cho phát triển từ vựng:
- CDC – Trẻ 18 tháng tuổi nên nói “3 hoặc nhiều hơn 3 từ ngoài mama và papa.”
- Mayo Clinic – Đề xuất trẻ sẽ nói 10 từ vào 18 tháng tuổi.
- Speech Sisters – Đề xuất trẻ sẽ nói 10 từ như mốc thời gian chuẩn vào 18 tháng tuổi.
- Toddler Talk – Đề xuất trẻ sẽ nói 18 từ vào 18 tháng tuổi.
Vậy tại sao lại có sự khác nhau như vậy?
Bởi vì không có một nguồn dữ liệu hoàn hảo duy nhất cho các mốc thời gian từ vựng, các mốc thời gian này chỉ là ước tính. Mỗi đứa trẻ sẽ có cách phát triển khác nhau nên ba mẹ cũng đừng quá lo lắng. Ở phần sau, chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu các ước tính mốc thời gian cho mọi độ tuổi trong tháng để ba mẹ có thể yên tâm hơn về ngôn ngữ của con trong giai đoạn con phát triển. Hãy cùng theo dõi nhé.
Source (tài liệu tham khảo): https://toddlertalk.com/blog/how-many-words
KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ :
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ từ 3 tháng – 1 tuổi: https://bit.ly/3k0vpmn
– Quá trình đồng hành song ngữ cùng Mỡ sau 1 tuổi: https://bit.ly/3z2a3sI
– Quá trình đồng hành cùng Mỡ từ 2-3 tuổi: https://bit.ly/3noFQ42
🌸 TÀI LIỆU VÀ KHOÁ HỌC HƯỚNG DẪN BỐ MẸ TỰ DẠY CON SONG NGỮ TẠI NHÀ
– Combo bộ sách Dạy con song ngữ Lý thuyết + Thực hành: https://bit.ly/3whP9oL
– Combo 2 EBOOK: BABYTaLK + PARENTESE (Các mẫu câu giao tiếp giữa bố mẹ và con): https://bit.ly/3pZnSDZ
– Ebook Từ vựng song ngữ cần biết: https://bit.ly/2SQTBwg
– Khoá dạy con song ngữ Baby (0-1.5 tuổi):https://hpjunior.vn/san-pham/khoa-day-con-song-ngu-baby/
– Khoá dạy con song ngữ Toddler (1.5-3 tuổi): https://bit.ly/39UV5hM
– Khoá dạy con song ngữ Preschool (3-5 tuổi): https://bit.ly/3wgTRUO
– Khóa hướng dẫn phát âm theo khung thời gian ngôn ngữ: https://bit.ly/33HnIrG
🌸 TÀI LIỆU VÀ NGUỒN THAM KHẢO VỀ QUÁ TRÌNH SONG NGỮ:
– Thông tin và các bài lược dịch về song ngữ/ cách tương tác cùng con: https://bit.ly/3wCELYu
– Cộng đồng Dạy con song ngữ: https://bit.ly/38TC7El
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời