Stanfordchildrens.org
Có những lựa chọn nào cho việc điều trị thiểu sản vành tai?
Tái tạo dị tật tai ngoài chưa thể thực hiện ngay sau khi sinh. Trong khi chờ thời điểm thích hợp để tái tạo tai, bệnh nhân và gia đình phải chấp nhận và đối mặt với sự kém may mắn này. Điều này có thể khó khăn; nhưng nhìn thẳng vào những vấn đề xảy ra thực sự có thể giúp ích cho gia đình hơn.
Những lựa chọn tạo hình vành tai cho trẻ mắc thiểu sản vành tai:
1. Phẫu thuật Tạo hình bằng sụn sườn:
Phẫu thuật Tạo hình bằng sụn sườn là một phương pháp đáng tin cậy đã có từ những năm 1920. Phương pháp này cần được thực hiện qua hai đến bốn ca phẫu thuật gây mê riêng biệt. Mỗi lần cách nhau vài tháng để có thời gian hồi phục giữa mỗi lần phẫu thuật. Có một số kỹ thuật cấy ghép mô sụn sườn khác nhau nhưng bước đầu đều là lấy sụn sườn ở ngực và tạo hình thành khung sụn hình vành tai. Khung sụn này sau đó được cấy vào túi da bên dưới da đầu ngay vị trí tạo hình tai. Khung sụn này sẽ trở thành một phần mô sống của bệnh nhân và được hợp nhất sau ba đến 3 đến 4 tháng. Lúc này sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai của phẫu thuật.
Trong giai đoạn 2, mổ một vệt sau tai để đưa tai ra khỏi da đầu và khung sụn được nâng lên để tai lộ rađầy đủ. Sau đó dùng một mảnh ghép da che đi phần sau của tai. Đôi khi, cần thêm các giai đoạn nhỏ để đạt tính thẩm mỹ cho tai và các vết sẹo hoặc làm cho tai thành hình rõ hơn.
Mặc dù có một số bác sĩ phẫu thuật cân nhắc thực hiện tạo hình tai bằng sụn sườn cho bệnh nhân từ 5 đến 6 tuổi, nhưng việc tạo hình 3 chiều sẽ tốt hơn và chi tiết hơn ở trẻ 8 đến 10 tuổi, khi sụn sườn ở ngực dày và phát triển hơn.
Nếu muốn thực hiện tái tạo hình ống tai, có thể tiến hành sau khi hoàn thành tạo hình tai ngoài, bởi vì giai đoạn 1 của tạo hình sụn sườn phụ thuộc vào vùng da bọc sụn có nguồn cung cấp máu tốt, chưa có vết mổ phẫu thuật nào ở vị trí này trước đó.
Ưu điểm của Tạo hình bằng sụn sườn:
Ưu điểm chính của tái tạo sụn xương là mô sụn được lấy từ chính cơ thể của trẻ, sẽ làm giảm nguy cơ loại thải. Sụn sườn được chứng minh là chịu được chấn thương và không bị ảnh hưởng khi chơi các môn thể thao đối kháng, thậm chí khi không có thêm sự bảo hộ nào. Phương pháp này giúp tai giữ nguyên hình dạng và có tính hiệu quả lâu dài.
Nhược điểm của Tạo hình bằng sụn sườn:
Mặc dù vết thương ở vị trí lấy sụn sườn ban đầu sẽ thấy đau nhưng khi lành sẽ không còn nữa. Sẽ có một vết sẹo và nguy cơ có biến dạng nhỏ ở ngực. Tai ghép sụn cũng sẽ cứng hơn một chút so với tai sinh học vì sụn sườn dày và khỏe hơn sụn tai. Đôi khi cũng không dự đoán trước được khi nào sụn dùng để tạo hình sẽ lành.
2. Phẫu thuật tạo hình bằng sụn MedPor
Phẫu thuật bằng sụn Medpor sử dụng khung nhựa polyethylene xốp tổng hợp có sẵn, nên cũng không cần phải lấy sụn sườn. Sụn cấy ghép được phủ bằng mô từ da đầu. Phương pháp có thể thành công chỉ sau một lần phẫu thuật và có thể được thực hiện ngay khi trẻ mới ba tuổi.
Nếu muốn thực hiện tạo hình ống tai,có thể được thực hiện trước nếu lựa chọn tạo hình tai ngoài bằng phương pháp sử dụng Medpor.
Ưu điểm của sụn MedPor:
Ưu điểm của phương pháp này là chỉ cần phẫu thuật một lần và về mặt lý thuyết có thể được thực hiện ở độ tuổi sớm hơn so với tạo hình bằng sụn sườn.
Nó cũng không yêu cầu lấy sụn ghép, do đó cũng không bị đau hay cần thời lành cho vị trí này. Cấy ghép sụn MedPor thường có kết quả thẩm mỹ ổn định.
Nhược điểm của sụn MedPor:
Phương pháp có yêu cầu kỹ thuật cao, nên hầu hết các bác sĩ phẫu thuật thiểu sản vành tai thường từ chối thực hiện. Nó cần động mạch vạt cân thái dương nông (a well-vascularized temporalis muscle fascia flap) để phẫu thuật cấy ghép có thể thành công.Ngoài ra sụn Medpor sau khi được cấy ghép cũng không thể trở thành một mô sống của cơ thể như sụn sườn. Thậm chí trong tương lai xảy ra những chấn thương nhỏ gây hở vết thương, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, để lộ mô cấy ghép Medpor dẫn đến hoại tử gây mất toàn bộ khung sụn. Một vấn đề khác của tạo hình bằng sụn Medpor là tai được bao phủ hoàn toàn bằng mảnh ghép da không có cảm giác, và vì vậy, có nhiều khả năng vết thương bị kéo dài mà đến bệnh nhân cũng không chú ý đến, dẫn đến mô cấy ghép có thể bị hở ra ngoài và bị hoại tử. Nguy cơ này lúc nào cũng có thể xảy ra.
Với phương pháp này, người ta cũng không rõ tai Medpor có thể được duy trì bao lâu mà không gặp vấn đề. Do những lo ngại đáng kể này, bác sĩ tại Stanford không thực hiện tạo hình tai bằng sụn Medpor.
3. Tai giả
Một bác sĩ phẫu thuật giỏi (hoặc chuyên gia tạo ra tai giả), có thể tạo ra một tai giả trông rất thật. Tai giả có thể được làm dính bằng keo hoặc được gắn vào hệ thống Anchor để đảm bảo sự tương thích(cũng cần phải có một cuộc tiểu phẫu cho việc này).
Ưu điểm của tai giả:
Tai giả có tính thẩm mỹ cao và rất giống hệt tai còn lại. Tai giả được làm bằng các vật liệu sờ vào giống với da và đây cũng có thể là một lựa chọn tốt nếu các lựa chọn khác không thành công.
Tai giả được gắn với một khớp nối(Abutment)nên bệnh nhân vẫn có thể bơi và tắm với tai giả. Cuộc phẫu thuật diễn ra cũng nhẹ nhàng hơn và có thể chỉ cần thực hiện một giai đoạn duy nhất.
Nhược điểm của tai giả:
Nhiều người gặp khó khăn trong việc chấp nhận tai giả hay bị tháo ra, không giống như tai tái tạo được xem như là một phần chính thức của cơ thể.
Một số bệnh nhân gặp khó khăn với keo y tế hoặc hệ thống Anchor. Chốt được cấy ghép có nguy cơ gây nhiễm trùng da xung quanh. Bên cạnh đó, tai giả bị mòn theo thời gian và cần phải được thay thế, và đôi khi thậm chí có thể bị rơi ra.
4. Lựa chọn không làm gì
Một số cá nhân lựa chọn không thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật tạo hình nào mà sẽ giữ nguyên tai như vậy. Một số chọn giải quyết bằng cách giữ cho tóc dài để không làm lộ rõ khiếm khuyết. Ngoài ra, nhiều gia đình nếu chưa cảm thấy thoải mái với các phương pháp sẽ không đưa ra quyết định vội vàng, bởi vì phẫu thuật thực sự dễ dàng hơn khi trẻ lớn hơn, do có nhiều sụn nhiều hơn để tạo khung. Ngoài ra, khi đứa trẻ lớn hơn sẽ dễ trải qua cuộc phẫu thuật cũng như nhanh phục hồi hơn.
Hầu hết các bệnh nhân được tạo hình tai mới đều rất hài lòng và bớt e dè khi tiếp xúc với mọi người hơn. Các bác sĩ phẫu thuật thiểu sản vành tai cũng chia sẻ rằng họ biết họ đã thành công khi bệnh nhân đến phòng khám của họ với mái tóc được cắt rất ngắn hay được buộc hoặc búi gọn gàng lên để lộ cái tai mới của họ.
Nguồn: https://www.stanfordchildrens.org/en/service/microtia/treatment
Nguyễn Hoàng Phúc – Ba của Mỡ
Master of TESOL – Edith Cowan Uni., Australia
Trả lời