Lược dịch từ sách: “Language Strategies for Bilingual Families – The One-Parent-One-Language Approach” – Suzanne Barron-Hauwaert
Trẻ nhỏ cần có một mối liên kết vững chắc giữa ba mẹ và ngôn ngữ và biết được ai nói ngôn ngữ nào. Vì vậy sự nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ là cần thiết trong 3 năm đầu nuôi dạy trẻ song ngữ.
Với nhiều gia đình, việc áp dụng phương pháp OPOL – mỗi người một ngôn ngữ là một lựa chọn sẵn có khi mà ba và mẹ có thể nói ngôn ngữ gốc của mình với con. Ba mẹ tất nhiên cần phải suy nghĩ xa hơn về lượng đầu vào cho mỗi ngôn ngữ – nghĩa là thời gian để nói chuyện, hát và giao tiếp với em bé hoặc trẻ nhỏ. Ba mẹ nên cân nhắc kĩ càng về lượng đầu vào cho ngôn ngữ chính (majority language) và ngôn ngữ phụ (minority language) trong gia đình và cân nhắc liệu có cần tăng lượng tiếp xúc với ngôn ngữ nào.
Trong nghiên cứu về phương pháp OPOL, Bruce Bain VÀ Agnes Yu (1980: 305) kiểm tra 88 trẻ em và phụ huynh đến từ Alsace, Alberta, Canada và Hong Kong. Nhà nghiên cứu yêu cầu ba hoặc mẹ nói ngôn ngữ phụ ít nhất 1 tiếng 1 ngày với con (nhiều thời gian hơn vào cuối tuần) cũng như khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi đi kèm với trò chuyện. Bain và Yu kết luận rằng ba mẹ sử dụng OPOL thực sự có thể dạy trẻ thành song ngữ trong 3 năm đầu tiên sau sinh nếu họ thực sự nỗ lực.
Nhiều nghiên cứu gần đây trên trẻ từ 8 tháng đến 2 tuổi rưỡi khi học 2 ngôn ngữ cùng lúc cho thấy lượng tiếp xúc ngôn ngữ tương quan với lượng từ vựng trẻ có thể tạo ra. Pearson, Fernandez, Lewedeg và Oller (1997), chỉ ra rằng với 20% lượng tiếp xúc ngôn ngữ thì trẻ có thể tạo ra một vài từ vựng riêng nhưng để có một sự phát triển song ngữ cân bằng thì cần có 40-60% lượng tiếp xúc với mỗi ngôn ngữ. Điều này có thể được xử lí bằng cách thuê người chăm trẻ nói 1 trong 2 ngôn ngữ. Hoặc trong trường hợp người ba không thường xuyên ở nhà như mẹ thì việc nhờ ai đó nói ngôn ngữ của ba cũng rất có lợi. Ba mẹ cũng có thể đưa trẻ tới những trung tâm chăm sóc trẻ em sử dụng ngoại ngữ, ví dụ như nhà trẻ hay các hoạt động ngoài giờ như các lớp dạy múa để cho trẻ có thêm nhiều tiếp xúc hơn với ngôn ngữ và ba mẹ thậm chí có thể đi du lịch hoặc chuyển đến sống ở những nước nói ngôn ngữ phụ (minority language) để trẻ có thêm tiếp xúc ngôn ngữ từ cộng đồng.
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
- Download Sách E-book: DẠY CON SONG NGỮ (Phần 1) tại đây:
- Download bộ tổng hợp các mẫu câu giao tiếp đơn giản với con:
- Download bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ- chủ đề MEAL TIME- GIỜ ĂN:
Lan Hương – mẹ của Mỡ
Thạc sĩ Giáo dục – ĐH Queensland, Australia
Trả lời