• Trang chủ
  • Feedback ba mẹ
    • Feedback về Khoá học Dạy con song ngữ
    • Feedback về cuốn sách DẠY CON SONG NGỮ
    • Chia sẻ của ba mẹ về HP JUNiOR
  • Khoá học
  • Tài khoản
  • 0 sp0VND

HP JUNiOR

Tự dạy con học tiếng Anh

  • Nghiên cứu dạy con song ngữ
    • Dịch báo song ngữ
    • Phương pháp tương tác với con
  • Videos dạy con song ngữ
    • SHORT SENTENCES – Các mẫu câu ngắn giao tiếp với con
    • Hiểu lầm phổ biến và các phương pháp dạy con song ngữ
    • BABYTaLK – đoạn hội thoại giữa ba mẹ và con
    • PARENTESE- Các mẫu câu tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ
    • BOOK REVIEW – Dự án review sách cho trẻ
  • Tải tài liệu dạy con song ngữ và phương pháp tương tác với con
  • Hành trình của Mỡ
Trang chủ » Dịch báo song ngữ » Những giai đoạn phát triển của trẻ từ 0-7 tuổi

Những giai đoạn phát triển của trẻ từ 0-7 tuổi

18/05/2020 11/08/2020 hpjunior 0 Bình luận

Suzanne Barron-Hauwaert

Khi mới được sinh ra, trẻ có nhận thức với 2 ngôn ngữ và cũng có thể đã nghe những ngôn ngữ này từ khi còn trong bụng mẹ. Trẻ trở nên nhạy cảm với ngôn ngữ của người trực tiếp chăm sóc chúng trong những tháng đầu tiên để phản ứng lại người chăm sóc để được cho ăn và được chăm sóc.

Từ 3 đến 6 tháng tuổi, mối quan hệ về ngôn ngữ giữa mẹ và bé được thiết lập khi mà trẻ cảm thấy thích và dễ chịu khi nghe giọng của mẹ. Trẻ sẽ cười và bập bẹ khi được nói chuyện hoặc hát cho nghe. Giọng nói của ba cũng sẽ được trẻ nhận ra và phản ứng lại một cách tích cực.

Khi trẻ 1 tuổi, độ nhạy với ngôn ngữ của trẻ sẽ giảm xuống và phát triển thế giới quan rộng hơn khi trẻ ngồi, bò và đi xung quanh để khám phá thế giới. Trong giai đoạn này, ba mẹ có thể đánh dấu và nói về những đồ vật và khái niệm. Những từ đầu tiên sẽ xuất hiện và thường liên quan tới những người chăm sóc và những đồ vật gần gũi với trẻ như “Mama, Papa, spoon (cái muỗng), …

Trong khoảng 2 tuổi, trẻ (toddler) nhận ra được một vật có thể có 2 cách nói khác nhau. Trẻ có thể trộn ngôn ngữ (mix languages) để giao tiếp và khi thiếu từ trong một ngôn ngữ nào đó, trẻ có thể thay thế hoặc mượn từ vựng trong ngôn ngữ còn lại.

Khoảng 2 đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu nhận thức được sự khác biệt ngôn ngữ và mỗi ngôn ngữ là khác nhau (Tiếng Hà Lan thì khác tiếng Anh). Trẻ sẽ trố gắng để trả lời ngôn ngữ phù hợp khi nói chuyện với người nào đó. Trẻ vẫn sẽ trộn ngôn ngữ (mix) như một cách để giao tiếp.

Khi được 4 tháng tuổi, trẻ có nhiều nhận thức hơn về xã hội, nói đúng ngôn ngữ với người đối thoại. Trẻ bắt đầu biết đáp ứng những yêu cầu của chuẩn mực xã hội trong những môi trường khác nhau. Trẻ giảm thiểu việc trộn ngôn ngữ khi nói chuyện với người đơn ngữ vì trẻ nhận thức được việc đó đơn giản là không phù hợp với hoàn cảnh.

Ở độ tuổi từ 6 đến 7 tuổi, trẻ có thể chuyển đổi ngôn ngữ (switch languages) dựa theo người nói chuyện, chủ đề, môi trường, …. Điều này cần có thời gian và có sự lưu loát cả về ngôn ngữ cũng như sự quen thuộc với những yêu cầu xã hội Trẻ bắt đầu đọc và viết và khám phá thế giới thông qua những câu chuyện và bài viết.

Lược dịch từ sách: “Language Strategies for Bilingual Families – The One-Parent-One-Language Approach” – Suzanne Barron-Hauwaert

Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.


Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây

Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.

  • Download Sách E-book: DẠY CON SONG NGỮ (Phần 1) tại đây: https://bit.ly/2V76uj6
  • Download bộ tổng hợp các mẫu câu giao tiếp đơn giản với con: https://bit.ly/2ROPSvA
  • Download bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ- chủ đề MEAL TIME- GIỜ ĂN: https://bit.ly/2L4YLxo

Lan Hương – mẹ của Mỡ
Thạc sĩ Giáo dục – ĐH Queensland, Australia

Bài viết liên quan

https://hpjunior.vn/2021/05/5-nhom-tu-dau-tien-bo-me-nen-day-tre-la-gi/
5 NHÓM TỪ “ĐẦU TIÊN” BỐ MẸ NÊN DẠY TRẺ LÀ GÌ?
https://hpjunior.vn/2021/02/bat-chuoc-buoc-dau-de-tre-hoc-hoi-phan-ung-nao-bo-tre-so-sinh-voi-nhung-hanh-dong-cua-nguoi-lon/
BẮT CHƯỚC – BƯỚC ĐẦU ĐỂ TRẺ HỌC HỎI. PHẢN ỨNG NÃO BỘ TRẺ SƠ SINH VỚI NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI LỚN
https://hpjunior.vn/2021/02/tai-sao-tre-nho-co-the-de-dang-tro-thanh-song-ngu/
TẠI SAO TRẺ NHỎ CÓ THỂ DỄ DÀNG TRỞ THÀNH SONG NGỮ?

Chuyên mục: Dịch báo song ngữ Thẻ: bilingualism/ dạy con song ngữ/ dịch báo song ngữ/ HP JUNiOR/ trẻ em

Bài viết trước « Tìm hiểu về phong cách học tập của trẻ (phần 2)
Bài viết sau Sử dụng ngôn ngữ một cách nhất quán ở nhà »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Kết nối

       

Bài viết mới nhất

  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SONG NGỮ 3-4 TUỔI- CHIA SẺ KINH NGHIỆM DẠY CON SONG NGỮ
  • TRẺ EM NÊN NÓI BAO NHIÊU TỪ LÀ ĐỦ? (P1)
  • HIỂU VỀ VIỆC CÁC BÉ LẪN LỘN ĐẠI TỪ (Phần 2)
  • HIỂU VỀ VIỆC CÁC BÉ LẪN LỘN ĐẠI TỪ (Phần 1)
  • NHỮNG CÂU NÓI ĐẦU ĐÁNH DẤU CỘT MỐC THÚ VỊ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA CON (Phần 2)
  • NHỮNG CÂU NÓI ĐẦU TIÊN ĐÁNH DẤU CỘT MỐC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA CON (Phần 1)

Bình luận mới nhất

  • Lê Huyền trong CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP VỚI CON KHÔNG-PHẢI-AI-CŨNG-BIẾT (PHẦN 5)
  • ucretsiz trong Dạy song ngữ cho trẻ: NHỮNG HIỂU LẦM VÀ SỰ THẬT (Phần 2)
  • Nguyen Huyen trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • kim Vân trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)

Footer

Tìm kiếm

Copyright by Dạy con song ngữ - HP JUNiOR © 2023 · Đăng nhập