Teach me to talk – Laura Mize, pediatric speech-language pathologist – nhà âm ngữ trị liệu, chuyên khoa nhi tại Kentucky – Mỹ
Trò chơi gọi tên – phương pháp giúp trẻ nhận biết mọi người bằng tên
Hãy biến việc học cách gọi tên thành một trò chơi!
- The Mama game (Trò chơi gọi “mẹ”)
Để giúp trẻ học gọi tên ai đó, ba mẹ hãy tổ chức một trò chơi tên là “The Mama game”. Không chỉ vỉ trẻ thường gần gũi mẹ hơn, mà rõ ràng từ “mẹ” là từ mà các bà mẹ muốn nghe nhất, nên “mẹ” sẽ là cái tên mục tiêu đầu tiên cho trẻ. Ngoài ra, ba mẹ có thể áp dụng trò chơi này để dạy trẻ gọi tên những người khác nữa.
Để chơi trò chơi này, mẹ hãy đặt trẻ trong nôi hoặc trong phòng đóng cửa cùng với ba (hoặc người lớn khác). Sau đó, mẹ hãy trốn sau cánh cửa hoặc cúi thấp người dưới cái nôi để trẻ không nhìn thấy. Lúc này, ba làm mẫu cho trẻ: “Mom, mom, mom…” (mẹ, mẹ, mẹ). Hãy gọi “mẹ” thật nhiều lần bằng giọng phấn khích và thật vui tươi. Không chỉ trẻ cảm thấy thích thú với trò chơi này, mà đây còn là cách để ba mẹ tương tác với con nhiều hơn.
Sau khi ba gọi thật nhiều lần, mẹ hãy bước ra từ chỗ trốn với một nụ cười tươi và phấn khích nói: “Mama! Here’s Mama! Mama!” (Mẹ! Mẹ đây nè! Mẹ)
Sau đó, cả gia đình hãy cùng cười và ôm nhau, có lẽ cù lét trẻ một chút để trẻ cảm thấy đây là một trò chơi vui nhộn và muốn chơi thêm nữa.
Cả nhà hãy chơi lại lần nữa, lần nữa và lần nữa, cho đến khi ba mẹ cảm thấy trẻ đã sẵn sàng để bắt chước lại từ “mẹ” khi nghe thấy. Kể cả khi trẻ chỉ mới thể hiện rằng trẻ đang cố gắng nói theo từ “mẹ”, mẹ vẫn nên xuất hiện với biểu cảm vui nhộn nhất để trẻ có thể nhận thức được mối liên kết giữa hành động gọi “mẹ” của trẻ và sự xuất hiện của mẹ khi nghe thấy. Chính vì vậy, mức độ biểu cảm của mẹ sẽ quyết định việc “dụ” trẻ gọi tên thành công.
Mở rộng trò chơi
Việc có thêm người gọi “mẹ” là rất quan trọng trong việc hình thành một khái niệm vững chắc trong đầu bé. Vì thế, ba mẹ hãy rủ thêm anh, chị của trẻ, hay những người khác trong gia đình, hoặc thậm chí là bạn bè ba mẹ cùng chơi trò chơi và khẳng định với bé về khái niệm “mẹ”.
- Simon says – the toddler version (Simon nói – phiên bản trò chơi cho trẻ tập nói)
Để dạy trẻ cách phân biệt chính xác mọi người bằng tên gọi, trò chơi này cần có ít nhất 3 người để trẻ có thể phân định “đúng”, “sai”.
Trò chơi này vô cùng hiệu quả với trẻ có xu hướng bị “mắc kẹt” với tên của một người nhất định. Ví dụ, nếu trẻ cùng gọi ba và mẹ bằng “ba” thì trò chơi này không chỉ giúp nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa từ “ba” và “mẹ”, mà còn cho thấy kết quả của việc dùng sai khái niệm.
Ở trò chơi cải tiến này, thay vì chỉ gọi “ba”, “mẹ”, hãy thêm vào những cử chỉ đơn giản: “Mommy… pat your head” or “Daddy… jump up and down.” (“Mẹ…hãy vỗ vào đầu” hoặc “Ba hãy nhảy lên nhảy xuống”)
Ban đầu, ba mẹ sẽ phải gợi ý cho trẻ nên nói gì tiếp theo nếu trẻ không hiểu phải làm gì khi đến lượt mình. Ba mẹ có thể nhờ một người lớn khác, ngồi sau trẻ và thì thầm vào tai trẻ những điều cần nói tiếp theo: “Say…. Daddy… clap your hands.” (Nói…ba…vỗ tay)
Nếu trẻ chưa nói được, hãy làm trò chơi trở nên rõ ràng hơn bằng cách nói những câu như: “Let’s all jump. Let’s take turns! Whose turn is it? Mommy…jump!” (Hãy cùng nhảy lên nào. Hãy thay phiên nhau! Bây giờ đến lượt ai nhỉ? Mẹ….hãy nhảy lên!). Sau khi mẹ nhảy lên, hãy nói người kế tiếp: “Daddy…jump!” (Ba… nhảy lên nào). Để làm trò chơi đơn giản hơn, nhất là từ khi bắt đầu, hãy sử dụng hành động giống nhau trong các lượt chơi và chỉ thay tên của người chơi.
Nếu trẻ chưa đủ khả năng để nói nhiều hơn hai từ, nhưng có thể bập bẹ những từ gần giống như “ba”, “mẹ”, hãy gợi ý cho trẻ sử dụng từ đơn đó và tạm dừng một lúc sau khi gọi một cái tên để nhấn mạnh cho trẻ nhớ. Dần dần, ba mẹ hãy rút ngắn khoảng dừng lại để nghe tự nhiên hơn: “Mommy, look at me!” (Mẹ, nhìn mẹ nè!). Định hình thói quen của trẻ từ sớm sẽ giúp trẻ giao tiếp nhiều hơn. Quan trọng nhất, mọi người chơi nên thể hiện sự vui tươi để trẻ trở nên hứng thú với trò chơi hơn.
Mở rộng trò chơi
Cũng giống như The Mama Game, ba mẹ nên rủ thêm những người khác trong gia đình để giúp trẻ khái quát hóa khả năng gọi tên nhiều người khác nhau. Điều này sẽ tăng thêm tính hiệu quả của phương pháp này. Hằng ngày, ba mẹ hãy chèn các cuộc hội thoại đơn giản vào lúc trò chuyện với trẻ để giúp kĩ năng gọi tên của trẻ được kích thích tối đa và trở nên tự phát hơn.
Những phương pháp khác ba mẹ có thể tham khảo để dạy trẻ:
- Dạy trẻ cách tập phát âm từ ngữ bằng đồ ăn vặt
- Dạy trẻ học cách tạo ra âm thanh, tiếng ồn
- Hát…Hát một bài hát! Cách để xây dựng một nền tảng ngôn ngữ cho trẻ sơ sinh và mới biết đi.
- Giúp trẻ học ngoại ngữ 1 tiếng mỗi ngày
Bài viết được lược dịch từ: https://teachmetotalk.com/2017/06/08/calling-game-tips-helping-child-learn-call-people-name/
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời