Teach me to talk – Laura Mize, pediatric speech-language pathologist – nhà âm ngữ trị liệu, chuyên khoa nhi tại Kentucky – Mỹ
Yếu tố tiên quyết nào giúp các bà mẹ vượt qua được rào cản về văn hóa, xã hội và kinh tế? Hầu hết chúng ta luôn bận tâm về những đứa con của mình. Trong những tháng đầu, chúng ta lo lắng về nhu cầu điều tiết cơ bản của chúng như việc ăn, ngủ và thậm chí là việc đi ngoài đúng cách. Sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn đó, chúng ta bắt đầu tìm hiểu về những kĩ năng vận động của bé như việc lăn, ngồi rồi bò và đi. Mẹ háo hức và mong chờ những khả năng vận động đó của bé. Và rồi mẹ sẽ cảm thấy vui mừng khi bé có những bước đi đầu tiên trong khoảng 10 đến 13 tháng.
Nếu nỗi lo của mẹ vào năm đầu tiên là chờ bé biết đi thì nỗi lo vào năm thứ hai là chờ bé biết nói. Đối với những bà mẹ may mắn, điều này có thể đến khá sớm. Bé thường thủ thỉ trong khoảng 8 tuần đầu, biết nói bập bẹ sau 6 tháng và cố gắng bắt chước những từ thông thường trước khi tròn 1 tuổi. Trong một số trường hợp khác, mẹ cần phải chờ lâu hơn vì thời gian bé biết đi đã mất từ 14 đến 16 tháng. Ba mẹ hãy xem thêm bài viết để hiểu nhiều hơn về Liệu trẻ có đang phát triển kĩ năng ngôn ngữ bình thường?
Vẫn còn những người khác tiếp tục chờ đợi cho tới sinh nhật lần thứ hai của bé. Nhưng thường khi đến lúc đó, ngay cả những người mẹ vốn dĩ rất bình tĩnh cũng tự hỏi “Có chuyện gì vậy? Tôi có nên lo lắng không?” Sau khi tham khảo ý kiến từ gia đình và bạn bè, nếu như ba mẹ nghe bất kì trường hợp nào sau đây thì cũng hãy bình tĩnh, không có gì nghiêm trọng cả. Jim (hoặc Einstein) đã không nói tiếng nào đến khi lên ba. Nhưng những lời khuyên này không làm vơi đi nỗi lo lắng của ba mẹ vì họ cho rằng có gì đó không ổn. Điều đáng buồn là khi nói chuyện với bác sĩ nhi khoa, thậm chí là những chuyên gia y tế đáng tin cậy thì vấn đề này cũng bị gạt bỏ và có thể bị coi là lo lắng thái quá. Khi một người mẹ đưa đứa con trai ba tuổi chưa biết nói vào một bệnh viên nhi hàng đầu, bác sĩ đã khuyên hãy sinh thêm một bé nữa rồi đứa bé sẽ nói được.
Mặc dù nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn lắng nghe những lo lắng của ba mẹ hoặc tự mình xác định những vấn đề tiềm ẩn thông qua quá trình thăm khám, nhưng một số bác sĩ vẫn chưa được đào tạo để sàng lọc các trường hợp về chậm phát triển ngôn ngữ một cách chính xác, đặc biệt là trước khi bé lên 2 tuổi. Nhiều bác sĩ bảo ba mẹ hãy kiên nhẫn chờ xem. Tuy nhiên, một đứa bé khó có thể từ việc im lặng mỗi ngày mà qua ngày hôm sau đã có thể nói một câu đầy đủ.
Đối với hầu hết các bé, sự phát triển ngôn ngữ không phải xảy ra trong một sớm một chiều. Dù ba mẹ được khuyên là không nên so sánh con mình với con của người khác hay thậm chí là đứa con lớn trong nhà vì sự phát triển của mỗi bé là hoàn toàn khác nhau, nhưng có những kĩ năng giao tiếp mà bé sẽ có được ở một số độ tuổi nhất định. Nếu các kĩ năng cơ bản chưa phát triển hết thì sẽ xuất hiện nhiều vấn đề hơn trong khả năng giao tiếp của bé.
Nếu ba mẹ cảm thấy có điều gì đó không ổn thì có thể đúng là như vậy. Thậm chí là trước khi nhiều người nói rằng có gì đó không ổn thì ba mẹ đã sớm nhận ra điều đó từ lâu. Ba mẹ có thể ngó lơ hoặc cũng có thể bận tâm tới lời khuyên của người khác nhưng hãy luôn tin vào trực giác của mình. Hãy tìm hiểu thêm nhiều thông tin cho đến khi tin rằng quá trình phát triển của bé hoàn toàn bình thường hoặc đến khi tìm ra nguyên nhân về sự chậm phát triển của bé.
Ba mẹ có thể tìm thấy nhiều thống kê về các mốc thời gian phát triển trong giao tiếp của bé, từ lúc mới sinh đến khi bé biết đi từ nhiều nguồn như sách, báo hay các website nuôi dạy con nhỏ. Đôi lúc, ba mẹ chỉ tập trung vào những điều bé đang (hoặc không) nói hơn là các kỹ năng cần thiết khác trước khi bé có thể nói được những từ đầu tiên. Thực chất, nói chuyện chỉ là một phần của quá trình giao tiếp. Bé cần phải hiểu được từ ngữ, muốn ở bên cạnh và tương tác cùng mọi người trước khi ngôn ngữ thật sự có ý nghĩa với bé. Ví dụ, bé cần phải nhận ra mẹ và muốn mẹ bế bé ra khỏi nôi trước khi bé bắt đầu những tiếng bập bẹ đầu tiên.
Những điều sau đây có thể là dấu hiệu để ba mẹ có thể biết mình có nên lo lắng hay không?
- Khó khăn trong việc giao tiếp bằng mắt với người lớn sau 6 tháng
- Không tươi cười và không có những biểu hiện vui vẻ khác khi tương tác sau 6 tháng
- Không tương tác qua lại bằng âm thanh, nụ cười hay những nét mặt khác sau 9 tháng
- Không bi bô sau 12 tháng
- Không có những cử chỉ qua lại như chỉ tay, vươn tay hay vẫy tay sau 12 tháng
- Không có phản hồi nào khi nhắc đến tên của bé sau 12 tháng
- Không nói tiếng nào sau 16 tháng
- Không hiểu được những chỉ dẫn đơn giản và quen thuộc sau 18 tháng
- Không bắt chước và lặp lại được những cụm từ và chỉ nói được khoảng 50 từ trong 24 tháng
- Không thể nói chuyện được sau 30 tháng
- Mất khả năng nói hay nói bập bẹ hay các kĩ năng khác (như giao tiếp bằng mắt) ở bất kì độ tuổi nào
Nếu có bất kì dấu hiệu nào như trên, ba mẹ cần phải liên hệ ngay với bác sĩ nhi khoa và yêu cầu được giới thiệu đến chương trình can thiệp sớm hoặc bác sĩ về ngôn ngữ để đánh giá tất cả các kĩ năng giao tiếp của bé.
Những bé phát triển tốt về ngôn ngữ và giao tiếp sẽ vượt qua được các mốc thời gian cần thiết một cách nhanh chóng. Đây đều là những ngưỡng rất thấp trong kĩ năng giao tiếp. Nếu bé không thể vượt qua giai đoạn này thì đừng chủ quan vì rất có thể bé đang chậm phát triển hay bị rối loạn ngôn ngữ. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ nhi khoa, những trường học địa phương hay những chương trình can thiệp sớm.
Nếu như bé đã vượt qua giai đoạn này nhưng ba mẹ vẫn không yên tâm thì vẫn có rất nhiều điều có thể làm tại nhà để cải thiện kĩ năng giao tiếp của bé. Toàn bộ trang web này dành riêng cho việc hướng dẫn ba mẹ cải thiện kĩ năng giao tiếp của bé. Khi đã tìm hiểu và thực hiện đầy đủ những điều này thì kĩ năng giao tiếp của bé sẽ có sự khác biệt rất lớn. Nếu như đủ sự yêu thương và gắn bó thì ba mẹ chính là giáo viên đầu tiên và tốt nhất của bé.
Những lưu ý khác cho ba mẹ:
- 100 từ vựng đầu tiên – nâng cấp vốn từ vựng của trẻ với các từ và kí hiệu
- Làm gì khi trẻ không muốn nói chuyện trước?
- Sự chậm trễ nhận thức có ý nghĩa gì đối với sự phát triển ngôn ngữ?
Bài được lược dịch từ: https://teachmetotalk.com/2008/01/04/when-to-worry
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời