The Guardian – Tờ nhật báo có ảnh hưởng được xuất bản tại Anh
Cũng không có gì ngạc nhiên khi trẻ mắc DLD bị cho là thiếu tập trung và hành xử kém. Vì vậy nếu trẻ gặp khó khăn khi làm theo sự chỉ dẫn hay hành xử không tốt, thì ba mẹ nên cân nhắc về trường hợp trẻ mắc chứng rối loạn phát triển ngôn ngữ.
—
Rối loạn phát triển ngôn ngữ (Developmental Language Disorder (DLD)) là hội chứng khi trẻ không đọc được ngôn ngữ mà không vì bất kỳ lí do nào. Việc này dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu những gì người khác nói và nêu ý kiến và cảm nhận của bản thân. Mặc dù DLD rất phổ biến ở trẻ nhưng hội chứng này lại ít được nhận ra và hiểu rõ. Courtenay Norbury – Giáo sư về Rối loạn Phát triển Ngôn ngữ và Giao tiếp và một nhà trị liệu ngôn ngữ, đã tiết lộ một số hiểu lầm phổ biến nhất như sau:
HIỂU LẦM 1: Trẻ từ từ sẽ tự nói thôi!
Một trong những lí do phổ biến nhất mà ba mẹ tìm đến bác sĩ gia đình là chậm trễ trong sự khởi đầu của ngôn ngữ ở trẻ.nghiên cứu chỉ ra rõ ràng là khi trẻ bắt đầu đi học với lượng ngôn ngữ ít ỏi có khả năng sẽ bị thiếu hụt về ngôn ngữ trong suốt thời gian đi học (và thậm chí keó dài đến tuổi trưởng thành)
Bởi vì ngôn ngữ là nền tảng cho việc học tập, trẻ mắc DLD rất khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Vì vậy thầy cô nên chú ý với các dấu hiệu khi trẻ cần nhiều sự giúp đỡ hơn để phát triển năng lực nói.
HIỂU LẦM 2: Trẻ chỉ do lười hoặc nghịch ngợm mà thôi!
Nhiều trẻ mắc chứng rối loạn phát triển ngôn ngữ (DLD) gặp khó khăn trong việc hiểu được người khác muốn nói gì, đặc biệt khi người khác nói nhanh hay có ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài. Trẻ cũng sẽ gặp khó khăn khi phải ghi nhớ những lời chỉ dẫn dài dòng cũng như khi hình thành câu trả lời cho một câu hỏi nào đó.
Kết quả cuối cùng là trẻ có thể không làm được những gì người khác mong muốn, hoặc câu trả lời cho những câu hỏi cũng có thể không đúng nốt. Điều này khiến trẻ bị hiểu nhầm thành thiếu vâng lời hoặc thiếu tập trung khi nói chuyện với người khác.
Một số vấn đề khác ba mẹ cần lưu ý trong quá trình dạy con song ngữ:
- Tổng quan về trộn ngôn ngữ và chuyển đổi ngôn ngữ ở trẻ em
- Ảnh hưởng của tương tác xã hội đối với việc học ngôn ngữ của trẻ – tắm ngôn ngữ có lợi hay không?
- Sử dụng ngôn ngữ một cách nhất quán ở nhà
- Sự lo lắng của ba mẹ ảnh hưởng tới việc học ngoại ngữ của trẻ
- Những thách thức với gia đình nuôi dạy trẻ song ngữ
- Tìm hiểu về phong cách học tập của trẻ
Bài được lược dịch từ trang: https://www.theguardian.com/…/developmental-language-disord…
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Lan Hương – Mẹ của Mỡ
Thạc sĩ Giáo dục – ĐH Queensland, Australia
Trả lời