Teach me to talk – Laura Mize, pediatric speech-language pathologist – nhà âm ngữ trị liệu, chuyên khoa nhi tại Kentucky – Mỹ
Nghiên cứu cho thấy rằng có một số yếu tố rủi ro từ việc trẻ bị chậm nói. Đây có thể là một phần của sự chậm phát triển của trẻ, chứ không đơn thuần là một vấn đề đơn giản.
CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TIẾP NHẬN (RECEPTIVE LANGUAGE)
Trước tiên, trẻ luôn phải học được cách hiểu được từ vựng trước khi chúng sử dụng từ vựng để giao tiếp.
Đây là một thông điệp quan trọng mà tất cả các bậc cha mẹ của những trẻ chậm nói cần cân nhắc.
Mặc dù có nhiều trẻ chậm nói nhưng lại có thể hiểu được nhiều từ vựng, số còn lại không những chậm nói mà chúng cũng không thể hiểu được các từ vựng. (Xem thêm Liệu trẻ có đang phát triển kĩ năng ngôn ngữ bình thường?)
Trước khi tiến xa hơn, chúng ta hãy tìm hiểu một số thông tin cơ bản về ngôn ngữ tiếp nhận.
Ngôn ngữ tiếp nhận (receptive language) là gì?
Ngôn ngữ tiếp nhận đề cập đến ngôn ngữ mà một đứa trẻ hiểu. Các nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ cũng có thể sử dụng các thuật ngữ nghe hiểu hoặc hiểu ngôn ngữ để chỉ ngôn ngữ tiếp nhận.
Cách phổ biến nhất mà trẻ mới biết đi thể hiện khả năng hiểu ngôn ngữ của mình là đáp ứng, phản hồi với những gì bạn nói. Chúng nhìn bạn khi bạn gọi tên chúng, làm theo chỉ dẫn đơn giản và tham gia khi bạn nói chuyện với chúng.
Dấu hiệu thể hiện sự khó khăn với ngôn ngữ tiếp nhận ở trẻ
Một đứa trẻ không nghe theo các mệnh lệnh, chỉ dẫn bằng lời nói đơn giản trước khi được 18 tháng tuổi được cho là bị chậm phát triển ngôn ngữ tiếp nhận.
Vì thế, nếu bạn có một đứa trẻ 2 tuổi không phản ứng khi được gọi tên, không thể tìm thấy các vật phẩm quen thuộc theo yêu cầu hoặc nhận biết được các bộ phận cơ thể, vật phẩm thông thường hoặc hình ảnh khi bạn hỏi thì trẻ đang mắc vấn đề với ngôn ngữ tiếp nhận.
Những chẩn đoán cho sự chậm phát triển ngôn ngữ tiếp nhận
Sự chậm trễ ngôn ngữ tiếp nhận có thể được gây nên bởi bất kỳ bệnh lí nào dưới đây, bao gồm:
- Mất thính giác, cho dù đó là vĩnh viễn hay tạm thời do nhiễm trùng tai hoặc dịch mãn tính
- Chẩn đoán di truyền như hội chứng Down, Fragile X, v.v.
- Các biến chứng khi mang thai và khi sinh của mẹ bao gồm sinh non, nhiễm trùng, chấn thương và các tình trạng y tế như mất oxy
- Các vấn đề như suy dinh dưỡng
- Di truyền hoặc gia đình có tiền sử khó học giao tiếp
- Các rối loạn phát triển khác như tự kỷ
Hãy nhớ rằng các kỹ năng ngôn ngữ tiếp nhận không thể tách rời với khả năng nhận thức ở trẻ nhỏ. Nếu một đứa trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ tiếp nhận, nó sẽ gặp khó khăn trong việc học để hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Vậy nếu trẻ bị chậm về nhận thức, khả năng phát triển ngôn ngữ sẽ thế nào? Xem tại đây.
Trẻ mới biết đi bị chậm phát triển ngôn ngữ tiếp nhận (receptive language) sẽ kéo theo sự chậm phát triển ngôn ngữ diễn đạt (expressive language).
Nếu trẻ không hiểu nghĩa của từ vựng, bé sẽ không thể sử dụng những từ vựng đó để giao tiếp một cách có ý nghĩa.
Khi một đứa trẻ không hiểu những gì người khác nói, bé cũng có thể gặp khó khăn trong việc học cách tương tác với những đứa trẻ khác. Bé cũng rất có thể gặp rắc rối với các khái niệm về học thuật khi bắt đầu đến tuổi đi học.
Nhiều cha mẹ xác định việc trẻ chậm nói là mối quan tâm duy nhất của họ đối với con. Điều này làm cho một số nhà trị liệu chỉ tập trung vào phần diễn đạt và hướng hầu hết những nỗ lực của họ vào việc giúp một đứa trẻ có thể nói được. Trong khi đó, vấn đề tiềm ẩn là sự chậm trễ đáng kể về mặt ngôn ngữ, việc bé nói chuyện được có thể không chứng minh được điều gì cả.
Trong những trường hợp như vậy, tốt nhất là luôn giải quyết những khó khăn về ngôn ngữ tiếp nhận, tìm ra cách làm cho ngôn ngữ trở nên có ý nghĩa đối với trẻ.
Nếu bạn đang đọc điều này và nhận ra rằng con bạn có thể có một vấn đề lớn hơn bạn nghĩ ban đầu, xin hãy biết rằng đây là một vấn đề rất phổ biến đối với cha mẹ của những trẻ chậm nói. Đề nghị đầu tiên là ba mẹ hãy nói chuyện với các nhà trị liệu của bé.
Bắt đầu bằng một cuộc gọi đến văn phòng bác sĩ nhi khoa của bé để được giới thiệu đến những chương trình can thiệp sớm tại địa phương nếu con bạn từ 2 tuổi trở xuống. Nếu bé từ 3 tuổi trở lên, hãy liên hệ với hệ thống trường công lập tại địa phương để được đánh giá việc chậm nói ở trẻ.
Nếu trường công lập tại địa phương không thể đánh giá việc chậm nói ở trẻ, ba mẹ hãy hỏi các bác sĩ nhi khoa về các nhà bệnh lý học ngôn ngữ nói chuyên điều trị trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo.
Can thiệp y tế
Ngoài ra, xác minh khả năng nghe của con bạn! Nhiều trẻ mới biết đi có tiền sử bị nhiễm trùng tai thường xuyên bị chậm phát triển ngôn ngữ vì chúng bị chảy dịch trong tai trong thời gian dài. Trong thời gian đó, đứa trẻ bị mất thính giác tạm thời và ngôn ngữ mà nó nghe được bị bóp nghẹt, giống như đang ở dưới nước.
Các bác sĩ có thể điều trị nhiễm trùng tai ở các nơi khác nhau trên thế giới. Một số bác sĩ nhi khoa sẽ lựa chọn sử dụng kháng sinh. Những người khác có thể chờ đợi và xem xét cách chữa trị.
Đôi khi trẻ có thể bị viêm, chảy dịch tai giữa mà không có triệu chứng nào. Vì vậy cha mẹ không biết là bé có vấn đề. Bé có thể không bao giờ bị sốt, không kéo tai, hoặc không có tiếng khóc nhưng vẫn bị chảy dịch tai giữa.
Nếu bạn đã có một đứa trẻ khỏe mạnh (hoặc thậm chí khi bạn thường xuyên gặp bác sĩ nhi khoa), hãy cứ nói chuyện với bác sĩ về những lo lắng của bạn liên quan đến ngôn ngữ nói. Yêu cầu bác sĩ đánh giá thính giác để loại trừ việc mất thính ở trẻ (một trong những nguên nhân gây chậm phat triển ngôn ngữ tiếp nhận). Các bác sĩ nhi khoa sẽ đề nghị đánh giá thính giác ngay khi ba mẹ đề cập đến các mối quan tâm của mình về việc chậm nói ở trẻ.
Trẻ mới biết đi bị chậm phát triển ngôn ngữ tiếp nhận sẽ có vấn đề trong việc học cách hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Hiểu được ngôn ngữ là nền tảng cho sự thành công trong học tập.
Đây là 100 từ vựng đầu tiên mà trẻ thông thường có thể nói được. Ba mẹ có thể tham khảo và xem xét trường hợp của con mình nhé.
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Bài viết được trích từ: https://teachmetotalk.com/2017/03/07/receptive-language-delays-the-most-overlooked-problem-in-late-talkers/
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời