• Trang chủ
  • Feedback ba mẹ
    • Feedback về Khoá học Dạy con song ngữ
    • Feedback về cuốn sách DẠY CON SONG NGỮ
    • Chia sẻ của ba mẹ về HP JUNiOR
  • Khoá học
  • Tài khoản
  • 0 - 0VND

HP JUNiOR

Tự dạy con học tiếng Anh

  • Nghiên cứu dạy con song ngữ
    • Dịch báo song ngữ
    • Phương pháp tương tác với con
  • Videos dạy con song ngữ
    • SHORT SENTENCES – Các mẫu câu ngắn giao tiếp với con
    • Hiểu lầm phổ biến và các phương pháp dạy con song ngữ
    • BABYTaLK – đoạn hội thoại giữa ba mẹ và con
    • PARENTESE- Các mẫu câu tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ
    • BOOK REVIEW – Dự án review sách cho trẻ
  • Tải tài liệu dạy con song ngữ và phương pháp tương tác với con
  • Hành trình của Mỡ
Trang chủ » Phương pháp tương tác với con » TẠI SAO TRẺ KHÔNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ KÝ HIỆU

TẠI SAO TRẺ KHÔNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ KÝ HIỆU

17/08/2020 29/08/2020 hpjunior 0 Bình luận

Teach me to talk – Laura Mize, pediatric speech-language pathologist – nhà âm ngữ trị liệu, chuyên khoa nhi tại Kentucky – Mỹ

“Tôi có một câu hỏi về ngôn ngữ ký hiệu. Chúng tôi đã luyện tập cho con trai tôi để học ngôn ngữ ký hiệu được khoảng 4 tháng và tiến độ diễn ra rất chậm. Bé hiểu một số ký hiệu nhưng bé không thể tự ra hiệu một mình. Bé sẽ không sử dụng các ký hiệu nếu không có sự giúp đỡ của tôi. Con trai tôi 2 tuổi rưỡi, mắc bệnh Tự kỷ và bé chưa nói được chữ nào.” Ba mẹ có thể xem thêm Cách để nhận biết một đứa trẻ đã sẵn sàng học ngôn ngữ ký hiệu– Những điều kiện tiên quyết trong việc dạy ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ chậm nói.

Có một vài khả năng có thể xảy ra ở đây:

Khả năng 1: 

Có thể là bé đang gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch vận động – motor planning (khả năng gửi thông điệp từ não đến tay) và bé biết mình không thể sử dụng ký hiệu, vì vậy bé đã không thực hiện. Nhưng rất may, bé lại biết ba mẹ có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, vì vậy bé muốn bạn làm điều đó thay chúng. Nếu đúng như vậy, tiến độ trong việc học ngôn ngữ ký hiệu sẽ diễn ra rất chậm. Khi đó, bạn nên chuyển sang PECS (Hệ thống Giao tiếp Trao đổi Hình ảnh). PECS không chỉ dạy một đứa trẻ sử dụng hình ảnh; đây còn là một cách rất khác biệt để giới thiệu các bức tranh bằng cách sử dụng các đối tượng có tính thúc đẩy cao. 

Khả năng 2: 

Đôi khi bé có thể tự mình thực hiện các ngôn ngữ ký hiệu nhưng trong tiềm thức của bé thì người duy nhất thực hiện ngôn ngữ ký hiệu là ba mẹ chứ không phải chúng. Theo một nghĩa nào đó, bé nghĩ rằng chỉ có ba mẹ mới sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Bé không hiểu được ý nghĩa của sự bắt chước. Lúc này, hãy hỗ trợ bé và dạy chúng cách bắt chước bạn. 

Khả năng 3: 

Cũng có thể là bé có thể tự mình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, nhưng bé lại trở nên quá phụ thuộc vào ba mẹ để làm điều đó. Lúc này, ba mẹ sẽ phải chọn thứ gì đó cực kỳ thúc đẩy để bé tự mình “ký hiệu”. Ba mẹ phải chọn thứ gì đó khiến bé khó có thể từ chối và bé sẽ phải tự mình sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Hãy sử dụng ký hiệu để mô tả như “thêm” (more) vì nó dễ dàng sử dụng. Nhiều nhà bệnh lý học ngôn ngữ tiếng nói (SLP – Speech language pathologist) không dạy ký hiệu “thêm” trước vì một số trẻ em, đặc biệt là những trẻ mắc chứng tự kỷ, có xu hướng tổng quát hóa quá mức dấu hiệu đó, nhưng chắc chắn đó không phải là vấn đề ở đây. Ít nhất khi bé cần bạn cho thêm một thứ gì đó (như bánh, kẹo chẳng hạn), chúng đã có thể sử dụng dấu hiệu này một mình.

Nếu bé đã có thể vỗ tay thì nhiều khả năng bé có thể ra hiệu nhiều hơn nữa. Nếu bé chưa thể vỗ tay thì các ngôn ngữ ký hiệu đôi khi là quá khó đối với bé vào thời điểm này.

Bé có vẫy tay chào tạm biệt không? Bé có biết đập tay với ba mẹ không? Bạn đã thấy bé chỉ vào một bức tranh trong sách hoặc hướng sự chú ý của bạn vào điều gì đó chưa? Bé có thể nhảy theo nhạc với bạn không? Trên đây là những câu hỏi mà các nhà trị liệu thường hỏi trước để xem một đứa trẻ đã thực sự sẵn sàng để học ngôn ngữ ký hiệu hay chưa. Đôi khi bé cần phải biết các cử chỉ cơ bản trước khi có thể học ngôn ngữ ký hiệu.

Những điều ba mẹ cần lưu ý thêm:

  • Những từ vựng đầu tiên– Thúc đẩy vốn từ vựng của bé bằng các từ và ký hiệu
  • Sự chậm trễ nhận thức có ý nghĩa gì đối với sự phát triển ngôn ngữ?
  • Chậm phát triển ngôn ngữ tiếp nhận (receptive language) và những vấn đề thường không được chú trọng ở trẻ chậm nói

Bài viết được lược dịch từ: https://teachmetotalk.com/2015/04/08/help-my-son-will-not-sign-a-familiar-question-from-a-mom/

Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.


Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?

Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây

Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.

⬇️ Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-

➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
🔓 Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
🔓 Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/

Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

LÀM GÌ KHI TRẺ KHÔNG CHƠI VỚI ĐỒ CHƠI?
CÙNG TRẺ CHIA SẺ NHỮNG TRẢI NGHIỆM BẰNG ĐỒ CHƠI
(KISSY KISSY)! DẠY TRẺ VỀ CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ

Chuyên mục: Phương pháp tương tác với con Thẻ: Ngôn ngữ ký hiệu/ speech therapy

Bài viết trước « DẠY TRẺ CÁCH ĐỂ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Bài viết sau DẠY TRẺ CÁCH TẬP PHÁT ÂM TỪ NGỮ BẰNG ĐỒ ĂN VẶT »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Kết nối

       

Bài viết mới nhất

  • BỘ TÀI LIỆU TỔNG HỢP TRÒ CHƠI CHO BÉ TỪ 1.5-3 TUỔI
  • Tóm tắt hành trình phát triển song ngữ của trẻ từ 4-5 tuổi (Dựa trên kinh nghiệm thực tế khi Hương dạy song ngữ cho Mỡ)
  • TÀI LIỆU SONG NGỮ HỮU ÍCH DO CÔ LAN HƯƠNG SỬ DỤNG TRONG 4 NĂM QUA
  • THẾ GIỚI KỲ DIỆU CỦA ÂM THANH – BƯỚC ĐỆM ĐẦU TIÊN CHO TRẺ TẬP NÓI
  • NHỮNG THÓI QUEN TUYỆT VỜI ĐỂ LUYỆN TẬP NÓI VÀ NGÔN NGỮ TẠI NHÀ
  • NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM KHI CON LUYỆN TẬP NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ

Bình luận mới nhất

  • Lê Huyền trong CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP VỚI CON KHÔNG-PHẢI-AI-CŨNG-BIẾT (PHẦN 5)
  • Nguyen Huyen trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • kim Vân trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • Trần Thị Huế trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)

Copyright by Dạy con song ngữ - HP JUNiOR © 2025 · Đăng nhập