• Trang chủ
  • Feedback ba mẹ
    • Feedback về Khoá học Dạy con song ngữ
    • Feedback về cuốn sách DẠY CON SONG NGỮ
    • Chia sẻ của ba mẹ về HP JUNiOR
  • Khoá học
  • Tài khoản
  • 0 - 0VND

HP JUNiOR

Tự dạy con học tiếng Anh

  • Nghiên cứu dạy con song ngữ
    • Dịch báo song ngữ
    • Phương pháp tương tác với con
  • Videos dạy con song ngữ
    • SHORT SENTENCES – Các mẫu câu ngắn giao tiếp với con
    • Hiểu lầm phổ biến và các phương pháp dạy con song ngữ
    • BABYTaLK – đoạn hội thoại giữa ba mẹ và con
    • PARENTESE- Các mẫu câu tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ
    • BOOK REVIEW – Dự án review sách cho trẻ
  • Tải tài liệu dạy con song ngữ và phương pháp tương tác với con
  • Hành trình của Mỡ
Trang chủ » Dịch báo song ngữ » Dạy song ngữ cho trẻ: NHỮNG HIỂU LẦM VÀ SỰ THẬT (Phần 1)

Dạy song ngữ cho trẻ: NHỮNG HIỂU LẦM VÀ SỰ THẬT (Phần 1)

05/09/2020 07/09/2020 hpjunior 0 Bình luận

Lauren Lowry – Nhà nghiên cứu học về ngôn ngữ nói được chứng nhận bởi Hanen

Thế giới của chúng ta đang ngày càng trở nên ngày càng đa ngôn ngữ. Có thể ước lượng được là:

  • Có nhiều người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai hơn những người bản địa với tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh.
  • Số lượng trẻ song ngữ và trẻ đơn ngữ gần bằng nhau

Xu hướng này cho thấy trẻ em đang được nuôi dạy theo phương pháp song ngữ từ rất nhỏ. Lợi ích của việc nói nhiều ngôn ngữ:

  • Trẻ song ngữ có xu hướng tập trung hơn vào những thông tin liên quan và lơ những vật không cần thiết. 
  • Trẻ song ngữ đã được chứng minh là sáng tạo hơn và có khả năng lên kế hoạch và giải quyết vấn đề phức tạp tốt hơn trẻ đơn ngữ.
  • Mức ảnh hưởng của sự lão hóa lên bộ não là thấp hơn đáng kể đối với người học song ngữ
  • Trong một nghiên cứu, tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già trước đây học song ngữ sẽ bắt đầu muộn hơn so với những người đơn ngữ.
  • Người có khả năng sử dụng song ngữ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người 

Cách để trẻ học được nhiều hơn một ngôn ngữ

Việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai có thể diễn ra theo một trong hai cách sau:

  • Tiếp thu đồng thời xảy ra khi trẻ được nuôi dưỡng theo phương pháp song ngữ từ khi lọt lòng, hoặc trẻ được tiếp xúc liên tục với ngôn ngữ thứ hai trong khoảng thời gian trước ba tuổi. Trẻ em học song song hai ngôn ngữ sẽ trải qua các giai đoạn phát triển giống hệt như trẻ học đơn ngữ (Những giai đoạn phát triển của trẻ từ 0-7 tuổi). Đôi khi trẻ học song ngữ có thể chậm nói hơn trẻ đơn ngữ, nhưng trẻ vẫn giao tiếp được như bình thường. Ngay từ những giai đoạn đầu của việc học giao tiếp, trẻ học song ngữ theo hướng tiếp thu đồng thời có thể nhận thức được hai ngôn ngữ riêng biệt. Tiếp đó, trẻ có thể phân biệt hai ngôn ngữ này và chuyển ngữ cho phù hợp với người đối thoại.
  • Tiếp thu lần lượt xảy ra khi ngôn ngữ thứ hai được giới thiệu cho trẻ sau khi nền tảng về ngôn ngữ đầu tiên của trẻ đã được thiết lập tốt (thường là sau ba tuổi). Trẻ có thể trải qua quá trình tiếp thu tuần tự nếu nhập cư đến một quốc gia nói ngôn ngữ khác. Phương pháp này cũng có thể dùng cho trẻ chỉ nói tiếng mẹ đẻ ở nhà và được dạy bằng ngôn ngữ khác trên trường học.

Một số phương pháp cụ thể ba mẹ có thể tham khảo:

  • Phương pháp mỗi người 1 ngôn ngữ (OPOL)
  • Giúp trẻ học ngoại ngữ 1 tiếng mỗi ngày

Trẻ được học ngôn ngữ thứ hai theo phương thức tiếp thu lần lượt này thường có những trải nghiệm sau:

  • Ban đầu, trẻ sẽ dùng tiếng mẹ đẻ trong một thời gian ngắn
  • Sau đó, trẻ sẽ trải qua một giai đoạn im lặng hoặc không giao tiếp. Đó là khi trẻ lần đầu tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài tuần đến vài tháng, đây là thời điểm để trẻ hiểu thêm về ngôn ngữ mới. Trẻ càng nhỏ thì thời gian ở trong “giai đoạn im lặng’ này càng kéo dài hơn so với trẻ lớn. Trong giai đoạn này, trẻ có thể phụ thuộc vào việc sử dụng cử chỉ và nói rất ít từ bằng ngôn ngữ thứ hai.
  • Trẻ bắt đầu hình thành câu ngắn hoặc tập bắt chước câu. Trẻ có thể sử dụng từ đơn hoặc một cụm từ dễ nhớ như là: “I dunno” (Con hong bít) hoặc “What’s this” (Cái này cái gì?). Những câu nói này không phải từ vốn từ ngôn ngữ sẵn có của trẻ, mà đúng hơn, đây là những cụm từ mà trẻ đã được nghe và ghi nhớ.
  • Cuối cùng, trẻ sẽ dần phát triển được các câu của riêng mình. Những câu này không chỉ vận dụng từ trí nhớ mà còn kết hợp với một số từ vựng trẻ mới học (100 từ vựng đầu tiên – nâng cấp vốn từ vựng của trẻ với các từ và kí hiệu). Lúc đầu, trẻ có thể sử dụng công thức và tự chèn từ của riêng mình để tạo thành một cụm như “I want…” (Con muốn) hoặc “I do…” (Con có). Dần dần, trẻ sẽ trở nên thông thạo hơn, nhưng vẫn sẽ mắc những lỗi ngữ pháp đơn giản. Ví dụ: “I no want to eat apple” thay vì “I don’t want to eat apple” (“Con không táo” thay vì “Con không muốn ăn táo”) hoặc chỉ có thể nói những câu cụt như “No apple” (Không táo). Những lỗi sai này chủ yếu là do trẻ vẫn còn bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ thứ nhất. Nhưng rất nhiều lỗi trong đó cũng chính là những lỗi mà trẻ đơn ngữ mắc phải trong quá trình học ngôn ngữ đó.

Bài được lược dịch từ: http://www.hanen.org/Helpful-Info/Articles/Bilingualism-in-Young-Children–Separating-Fact-fr.aspx?

Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.


Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?

Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây

Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.

⬇️ Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-

➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
🔓 Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
🔓 Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/

Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

https://hpjunior.vn/2021/05/5-nhom-tu-dau-tien-bo-me-nen-day-tre-la-gi/
5 NHÓM TỪ “ĐẦU TIÊN” BỐ MẸ NÊN DẠY TRẺ LÀ GÌ?
https://hpjunior.vn/2021/02/tai-sao-tre-nho-co-the-de-dang-tro-thanh-song-ngu/
TẠI SAO TRẺ NHỎ CÓ THỂ DỄ DÀNG TRỞ THÀNH SONG NGỮ?
https://hpjunior.vn/2021/01/cac-mau-cau-giao-tiep-voi-con-bang-tieng-anh-reading-doc-sach/
CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP VỚI CON BẰNG TIẾNG ANH| READING: ĐỌC SÁCH

Chuyên mục: Dịch báo song ngữ Thẻ: dịch báo song ngữ/ HP JUNiOR

Bài viết trước « BỘ TỔNG HỢP CÁC MẪU CÂU VỀ CHILD DISCIPLINE – KỈ LUẬT CHO BÉ BẰNG TIẾNG ANH
Bài viết sau Dạy song ngữ cho trẻ: NHỮNG HIỂU LẦM VÀ SỰ THẬT (Phần 2) »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Kết nối

       

Bài viết mới nhất

  • BỘ TÀI LIỆU TỔNG HỢP TRÒ CHƠI CHO BÉ TỪ 1.5-3 TUỔI
  • Tóm tắt hành trình phát triển song ngữ của trẻ từ 4-5 tuổi (Dựa trên kinh nghiệm thực tế khi Hương dạy song ngữ cho Mỡ)
  • TÀI LIỆU SONG NGỮ HỮU ÍCH DO CÔ LAN HƯƠNG SỬ DỤNG TRONG 4 NĂM QUA
  • THẾ GIỚI KỲ DIỆU CỦA ÂM THANH – BƯỚC ĐỆM ĐẦU TIÊN CHO TRẺ TẬP NÓI
  • NHỮNG THÓI QUEN TUYỆT VỜI ĐỂ LUYỆN TẬP NÓI VÀ NGÔN NGỮ TẠI NHÀ
  • NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM KHI CON LUYỆN TẬP NÓI CHUYỆN TẠI NHÀ

Bình luận mới nhất

  • Lê Huyền trong CÁC MẪU CÂU GIAO TIẾP VỚI CON KHÔNG-PHẢI-AI-CŨNG-BIẾT (PHẦN 5)
  • Nguyen Huyen trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • kim Vân trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)
  • Trần Thị Huế trong Review sách cho bé 2 – 5 tuổi – Everybody Up (phần 2)

Copyright by Dạy con song ngữ - HP JUNiOR © 2025 · Đăng nhập