Lauren Lowry – Nhà nghiên cứu học về ngôn ngữ nói được chứng nhận bởi Hanen
Những lầm tưởng về việc học song ngữ
1. Song ngữ gây nên sự chậm phát triển ngôn ngữ
SAI. Mặc dù vốn từ của trẻ song ngữ đối với từng ngôn ngữ riêng lẻ có thể ít hơn mức thông thường, nhưng tổng số từ vựng của trẻ (từ cả hai ngôn ngữ) ước chừng sẽ tương đương với trẻ đơn ngữ. Trẻ song ngữ có thể nói từ đầu tiên chậm hơn một chút so với trẻ nói một ngôn ngữ, nhưng vẫn trong độ tuổi tập nói thông thường (từ 8 – 15 tháng). Cho đến khi trẻ song ngữ bắt đầu hình thành những câu ngắn, trẻ sẽ phát triển khả năng ngữ pháp theo phương thức và độ tuổi giống hệt với trẻ chỉ học một ngôn ngữ. Bản thân việc học song ngữ không hề gây chậm nói. Nhưng nếu một đứa trẻ song ngữ biểu hiện rõ rệt về việc chậm nói, trẻ có thể đã mắc chứng rối loạn ngôn ngữ (xem thêm Giải thích về Rối loạn phát triển ngôn ngữ (DLD))và cần được khám bởi chuyên gia nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ.
2. Nếu trẻ trộn lẫn hai ngôn ngữ trong khi nói nghĩa là trẻ đang bị rối và gặp khó khăn trong việc học song ngữ
SAI. Khi trẻ em sử dụng cả hai ngôn ngữ trong cùng một câu hoặc cuộc hội thoại, đây được xem là “trộn ngôn ngữ” hoặc “chuyển ngữ”. Ví dụ khi trẻ “trộn ngôn ngữ Anh – Pháp” thì “big bobo” có nghĩa là “cắt” hoặc khi nói “je veux aller manger tomato”, trẻ đang muốn ám chỉ “con muốn ăn cà chua”. Ba mẹ đôi khi lo lắng rằng sự pha trộn này là dấu hiệu của việc chậm phát triển ngôn ngữ hoặc sự bối rối ở trẻ song ngữ. Tuy nhiên, việc “trộn ngôn ngữ” là một quy trình tự nhiên trong quá trình học ngôn ngữ thứ hai. Rất nhiều người lớn sử dụng hai ngôn ngữ thường “trộn ngôn ngữ” khi nói chuyện với những người học song ngữ khác. Vậy đáng lẽ ra, sự pha trộn này ở trẻ em học ngôn ngữ thứ hai nên được khuyến khích khi trẻ giao tiếp. (Tổng quan về trộn ngôn ngữ và chuyển đổi ngôn ngữ ở trẻ em)
Nhiều nhà nghiên cứu coi việc “trộn ngôn ngữ” là dấu hiệu cho thấy trình độ song ngữ ở trẻ. Ví dụ: trẻ song ngữ sẽ điều chỉnh lượng ngôn ngữ được trộn một cách tự nhiên tùy thuộc vào đối tượng giao tiếp của trẻ. Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất phương pháp “trộn ngôn ngữ” trong trường hợp trẻ học song ngữ biết một từ trong ngôn ngữ này nhưng không biết nó là gì trong ngôn ngữ còn lại. Ngoài ra, đôi khi “trộn ngôn ngữ” cũng là cách để trẻ nhấn mạnh điều gì đó, thể hiện cảm xúc hoặc làm nổi bật những gì mà người khác đã nói bằng ngôn ngữ khác. Ví dụ: “Y luego él dijo STOP” (tiếng Tây Ban Nha xen lẫn tiếng Anh: “Và rồi anh ấy nói DỪNG LẠI!”). Vì vậy, việc “trộn ngôn ngữ” là thiết yếu và nên được khuyến khích trong quá trình trẻ học song ngữ.
3. Trẻ chưa được xem là “song ngữ” khi trẻ chưa thành thạo cả hai ngôn ngữ được học
SAI. Thật ra, rất hiếm để tìm thấy một người có thể thông thạo cả hai ngôn ngữ. Hầu hết những người học song ngữ đều có một ngôn ngữ chính (dominant language), một ngôn ngữ với mức độ thông thạo chuyên sâu hơn. Ngôn ngữ chính thường bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh mà người đó sinh sống và có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, hoàn cảnh, trình độ học vấn, mạng xã hội, việc làm và rất nhiều yếu tố khác. Vậy Ảnh hưởng của tương tác xã hội đối với việc học ngôn ngữ của trẻ – tắm ngôn ngữ có lợi hay không?
4. Mọi người phải học ngôn ngữ thứ hai từ khi còn nhỏ để có thể trở thành người học song ngữ
SAI. Có một lý thuyết gọi là “thời điểm tới hạn” cho rằng: có một khoảng thời gian (thời thơ ấu) khi đó ngôn ngữ thứ hai dễ học nhất. Lý thuyết này đã khiến nhiều người tin rằng tốt hơn hết là học ngôn ngữ thứ hai khi còn nhỏ. Trẻ nhỏ được phát hiện có khả năng phát âm giống người bản xứ hơn so với trẻ lớn hoặc người lớn học ngôn ngữ thứ hai. Và trẻ dường như đạt được các kỹ năng ngữ pháp dài hạn tốt hơn những người học song ngữ lớn tuổi. Nhưng những phát hiện khác đã đặt ra nhiều câu hỏi cho lý thuyết “thời điểm tới hạn”. Ví dụ:
Trẻ lớn hơn (ở độ tuổi trung học cơ sở) đã được chứng minh là có lợi thế khi học tiếng Anh “học thuật”. Ngôn ngữ “học thuật” đề cập đến từ vựng chuyên ngành, ngữ pháp và khả năng đàm thoại cần thiết để học và hiểu ở trường. Điều này có thể dễ dàng hơn đối với trẻ lớn vì trẻ đã được học kỹ năng nhận thức nâng cao hơn so với trẻ nhỏ và có nhiều kinh nghiệm hơn với việc học và đọc viết. Trẻ lớn và người lớn dường như có lợi thế ban đầu khi học từ vựng và ngữ pháp cho ngôn ngữ thứ hai. Do đó, trong khi những đứa trẻ nhỏ tuổi có thể trở nên “giống người bản xứ” hơn trong thời gian dài, nhưng trẻ lớn hơn có thể tiếp thu từ vựng, ngữ pháp và ngôn ngữ học thuật dễ dàng hơn trong giai đoạn đầu học ngôn ngữ.
5. Ba mẹ nên áp dụng phương pháp “Một người, một ngôn ngữ” khi bắt đầu cho trẻ tiếp xúc với hai ngôn ngữ
SAI. Đây là phương pháp mà mỗi phụ huynh sẽ giao tiếp với con mình bằng một ngôn ngữ khác nhau. Mặc dù đây cũng là một lựa chọn để dạy trẻ song ngữ, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy rằng đó là cách duy nhất hoặc tốt nhất giúp trẻ thành thạo ngôn ngữ thứ hai, hoặc liệu phương pháp này có làm giảm quá trình “trộn ngôn ngữ”. Ba mẹ không nên lo lắng nếu cả hai cùng nói tiếng mẹ đẻ với trẻ. hoặc trộn hai ngôn ngữ khi giao tiếp với con mình, vì nghiên cứu cho thấy trẻ sẽ tự động kết hợp các ngôn ngữ, bất kể cách tiếp cận của ba mẹ. Có nhiều cách để dạy trẻ trở thành song ngữ. Do đó, ba mẹ nên nói chuyện với con mình theo cách thoải mái và tự nhiên nhất. Tất nhiên ba mẹ có thể áp dụng và tham khảo Phương pháp mỗi người 1 ngôn ngữ (OPOL).
6. Nếu ba mẹ muốn trẻ nói ngôn ngữ được sử dụng trong cộng đồng, ba mẹ nên ngừng nói tiếng mẹ đẻ với con mình
SAI. Một số cha mẹ cố gắng nói ngôn ngữ chính (ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng) với trẻ vì họ muốn con mình học ngôn ngữ đó, ngay cả khi bản thân họ không thông thạo ngôn ngữ đó. Điều này có nghĩa là các cuộc trò chuyện và tương tác giữa ba mẹ và con không tạo cảm giác tự nhiên hoặc thoải mái cho trẻ. Hơn nữa, sự lo lắng của ba mẹ cũng ảnh hưởng tới việc học ngoại ngữ của trẻ. Ngoài ra, không có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng thường xuyên ngôn ngữ thứ hai trong gia đình là điều cần thiết để trẻ học song ngữ. Hơn nữa, nếu không có kiến thức về ngôn ngữ chung của gia đình, trẻ có thể bị cô lập khỏi các thành viên trong gia đình chỉ nói tiếng mẹ đẻ. Trẻ em cũng có nguy cơ đánh mất tiếng mẹ đẻ nếu ngôn ngữ này không được sử dụng thường xuyên trong gia đình.
Cách hỗ trợ trẻ học song ngữ
Có nhiều cách để cải thiện khả năng sử dụng song ngữ của trẻ:
- Hãy làm những gì mà ba mẹ cảm thấy thoải mái cho gia đình và bản thân mình. Đừng cố gắng nói một ngôn ngữ khác với trẻ nếu ba mẹ không cảm thấy tự tin hoặc không thông thạo ngôn ngữ đó. Ba mẹ có thể làm gì cho trẻ trong trường hợp này? Ba mẹ xem thêm tại đây
- Đừng lo lắng nếu trẻ trộn lẫn hai ngôn ngữ của mình. Đây là một quy trình bình thường của việc học song ngữ. Hãy cố gắng tạo cho trẻ nhiều cơ hội để nghe, nói, chơi và tương tác bằng ngôn ngữ mẹ đẻ trong gia đình. Ba mẹ có thể áp dụng phương pháp: Giúp trẻ học ngoại ngữ 1 tiếng mỗi ngày
- Nếu ba mẹ cho rằng con mình bị chậm phát triển ngôn ngữ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa ngôn ngữ nói để được tư vấn về những cách tốt nhất để giúp trẻ tiếp thu nhiều hơn một ngôn ngữ.
Bài được lược dịch từ: http://www.hanen.org/Helpful-Info/Articles/Bilingualism-in-Young-Children–Separating-Fact-fr.aspx
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời