Teach me to talk – Laura Mize, pediatric speech-language pathologist – nhà âm ngữ trị liệu, chuyên khoa nhi tại Kentucky – Mỹ
Tương tác xã hội là nền tảng của tất cả những phương pháp trị liệu và đó cũng là điều đầu tiên mà ba mẹ nên bắt đầu.
Bạn đang gặp khó khăn để thuyết phục trẻ chơi các trò chơi với bạn? Đây là 3 vấn đề phổ biến thường gặp và hãy học một vài mẹo để cải thiện các vấn đề này và cách để áp dụng tất cả các mẹo trong một trò chơi vô cùng đơn giản với giỏ đựng đồ.
- Trẻ tránh né và cố rời khỏi hay thậm chí chạy ra khỏi chỗ chơi và trẻ sẽ tìm mọi cách để tránh việc giao tiếp
=> Giải pháp cho việc này là ba mẹ đừng để trẻ đi và tất nhiên ba mẹ không nên ngăn cản trẻ bằng cách cố định trẻ vào một cái ghế cao và buộc trẻ ngồi ở đó. Điều đầu tiên mà ba mẹ cần làm là điều chỉnh bản thân và điều này có nghĩa là nếu ba mẹ muốn trẻ ở lại chơi cùng thì ba mẹ phải thể hiện sự vui vẻ nhiều nhất có thể. Việc này đồng nghĩa là ba mẹ cần làm mọi thứ có thể để làm cho gương mặt và giọng nói vui vẻ và dễ chịu nhất có thể.
Điều tiếp theo mà ba mẹ cần làm là xác định được trẻ thích cái gì và sau đó điều chỉnh phương pháp để đáp ứng được mong muốn của trẻ. Thường thì hầu như việc trẻ né tránh không phải là trẻ né ba mẹ mà là trẻ muốn một cái gì đó khác (thường là vận động). Vì vậy ba mẹ có thể làm ra trò chơi mà có sự vận động trong đó. Vậy thì ba mẹ có thể thử những trò như đuổi bắt khi mà trẻ chạy phía trước, sau đó ba mẹ bế trẻ lên và giữ lại và tạo ra sự tiếp xúc cơ thể. Ba mẹ có thể chơi những trò đuổi bắt khác nhưng dù là trò nào thì điều quan trọng là ba mẹ phải chơi cùng trẻ. Bên cạng đó, ba mẹ cũng có thể thử chơi những trò như nhảy nhót (jumping) ở trên giường hay trên bạt lò xo. Thay vì chỉ ngồi nhìn trẻ chơi thì ba mẹ hãy là một phần trong trò chơi của trẻ bằng cách nắm tay trẻ và làm mọi thứ để chơi cùng với trẻ.
2. Trẻ không hiểu cách chơi nên trẻ không có động lực để chơi: trẻ không hiểu bạn đang muốn làm gì. Trẻ không hiểu được bạn muốn nói gì và như vậy có thể dẫn đến sự chậm trễ trong phát triển ngôn ngữ. Hoặc là ba mẹ đang yêu cầu trẻ làm việc gì đó quá khó.
=> Giải pháp: Luôn làm trò chơi thật đơn giản ví dụ như hát một bài hát ngắn gồm vài từ vựng hoặc chơi một trò chơi với thật ít bước (Hát cũng là một cách để nền tảng ngôn ngữ cho trẻ, xem cụ thể tại đây). Phần lớn trẻ không hiểu trò chơi hay không hiểu ba mẹ đang muốn làm gì là bởi vì trẻ chưa nhận đủ những sự lặp đi lặp lại. Điều này cũng có nghĩa là ba mẹ phải tạo đủ cơ hội cho trẻ nhận thức được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo hay sẽ có gì trong trò chơi. Vì vậy ba mẹ có thể làm được gì? Ba mẹ chỉ cần tiếp tục chơi, chơi đi chơi lại cho đến khi trẻ thực sự biết chơi và sau đó trẻ sẽ bắt đầu thích trò chơi đó
3. Trẻ mắc những vấn đề về kĩ năng mềm khiến trẻ cảm thấy trò chơi khó khăn
=> Giải pháp: Ba mẹ phải chú trọng việc dạy trẻ những kĩ năng mềm mà trẻ còn đang thiếu. Ví dụ khi mà trẻ thiếu sự tương tác bằng mắt với ba mẹ, ba mẹ hãy giúp trẻ học để tạo ra tương tác bằng mắt. Hay là khi trẻ không thể ngồi yên một chỗ hoặc hay đi loanh quanh khi chia sẻ về việc gì, ba mẹ có thể dạy trẻ tăng độ tập trung (Xem thêm Làm gì để giúp trẻ tăng mức độ tập trung?). Để được như vậy thì ba mẹ phải cực kì chú tâm vào việc dạy những kĩ năng này để giúp trẻ có đủ khả năng để ở lại chơi cùng.
Dưới đây là một trò chơi vô cùng đơn giản với giỏ đựng đồ đạc mà có thể giải quyết được 3 vấn đề thường gặp nêu trên
- Với vấn đề đầu tiên, như đã chia sẻ thì ba mẹ sẽ không giam giữ trẻ mà chỉ tạo ra một ranh giới hoặc một nơi để trẻ chơi bên trong. Như vậy trong game này, ba mẹ đặt trẻ ngồi vào bên trong giỏ đựng đồ và đây là cách rất hiệu quả để giải quyết việc trẻ muốn chạy đi đâu khác; bởi vì ba mẹ có thể giữ và ngăn không cho trẻ chạy ra ngoài. Ba mẹ sẽ chỉ cần tạo ra quy tắc hoặc là một sự sắp đặt như là một phần của thói quen hàng ngày mà ba mẹ đang sử dụng.
- Vấn đề số 2 về việc trẻ không hiểu ba mẹ muốn làm gì. Với trò chơi này, bước đầu tiên chính là đặt trẻ ngồi vào trong giỏ đựng đồ. Bước 2, hãy làm việc gì đó thật đơn giản và thú vị dụ như là game đếm số hoặc những trò thật dễ và nhanh chóng. Ba mẹ có thể chơi một game nhỏ gọi là 1 2 3 và việc cần làm là ngồi trên sàn đối diện với trẻ và giữ trẻ trong tầm mắt. Sau đó tạo ra một sự thích thú trên gương mặt và giọng nói và chỉ nói những từ như “One”, “ two”, “Three”, “OUT” và sau đó nghiêng giỏ đồ để “đổ” trẻ ra khỏi đó. Lợi ích của trò chơi này là trò chơi cực kì ngắn nhưng nó tạo ra được sự chuyển động bằng cách đẩy giỏ đồ tới lui với trẻ ngồi bên trong và sau đó đổ trẻ ra ngoài.
- Vấn đề số 3 về kĩ năng mềm. Như đã nói ở trên, đặt trẻ ngồi trong tầm mắt và khi trẻ không có tương tác bằng mắt với ba mẹ, ba mẹ hãy cố gắng di chuyển vào tầm mắt của trẻ. Nếu trẻ gặp vấn đề về việc tập trung, thì trò chơi này sẽ có giúp ba mẹ giải quyết vấn đề này. Trẻ ngồi ở một ví trí là bên trong giỏ đồ vì vậy trẻ sẽ không có nhiều lựa chọn. Và nếu trẻ cố gắng quay qua một hướng nào khác, ba mẹ có thể quay giỏ đồ về vị trí mà trẻ chỉ có thể tập trung nhìn vào ba mẹ và cứ như vậy dù trẻ có quay đi đâu chăng nữa thì ba mẹ vẫn nằm trong tầm mắt của trẻ.
Cuối cùng thì ba mẹ hãy nhớ là bắt đầu trò chơi một cách nhanh chóng để trẻ không có thời gian suy nghĩ đến việc rời xa ba mẹ. Vì vậy hãy chơi trò chơi nhanh nhất có thể.
Một khi trẻ thực sự thích trò 1 2 3 thì sau đó ba mẹ có thể cho trẻ chơi trò chơi phức tạp hơn ví dụ như “ROW ROW YOUR BOAT”. Ba mẹ chỉ cần hát bài hát và làm gì đó với giỏ đồ như lắc lư hay đẩy giỏ đồ tới lui để mô phỏng một chiếc thuyền.
Ba mẹ có thể tham khảo thêm:
- Làm gì khi trẻ không muốn nói chuyện trước?
- Dạy cho trẻ mới biết đi về các bộ phận cơ thể
- 100 từ vựng đầu tiên – nâng cấp vốn từ vựng của trẻ với các từ và kí hiệu
- Cách để nhận biết một đứa trẻ đã sẵn sàng học ngôn ngữ ký hiệu– Những điều kiện tiên quyết trong việc dạy ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ chậm nói
- Sự chậm trễ nhận thức có ý nghĩa gì đối với sự phát triển ngôn ngữ?
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời