Antonella Sorace, Bob Ladd. Sách Raising Bilingual Children.
5. Liệu có phải trẻ tiếp xúc với 2 ngôn ngữ từ khi sinh ra, trẻ sẽ học được cả hai?
Không, nhưng trẻ CÓ THỂ làm được điều đó mà không gặp bất cứ khó khăn nào, và việc tiếp xúc với 2 ngôn ngữ cũng không gây hại gì cho trẻ. Điều khó khăn khi cho trẻ học 2 ngôn ngữ từ nhỏ chính là phải cung cấp cho trẻ những sự tiếp xúc một cách tự nhiên với cả 2 ngôn ngữ. Hầu hết, 1 trong 2 ngôn ngữ mà ba mẹ muốn trẻ học sẽ theo cách nào đó “quan trọng hơn”, và vấn đề chính là tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ sử dụng ngôn ngữ “ít quan trọng hơn” một cách không bị ép buộc hay thiếu tự nhiên. Nếu có thể thì cách tốt nhất là đặt trẻ vào trường hợp mà trẻ chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ “ít quan trọng”, như vậy trẻ sẽ không trộn ngôn ngữ hoặc nói ngôn ngữ “quan trọng hơn”.
Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm về: Sơ đồ ngôn ngữ trong não bộ của trẻ sơ sinh để chắc chắn hơn về quyết định của mình.
6. Vậy 1 ngôn ngữ “quan trọng hơn” là như thế nào?
1 ngôn ngữ được cho là quan trọng hơn với trẻ khi trẻ cần sử dụng ngôn ngữ đó thường xuyên hơn những ngôn ngữ khác. Ví dụ như, nếu gia đình người Mỹ và người Việt sống ở Mỹ và nói tiếng Anh với nhau, trẻ sẽ nhận thấy tiếng Anh được sử dụng còn tiếng Việt thì không và sẽ nghĩ là tiếng Anh thì quan trọng hơn so với tiếng Việt. Nhưng nếu gia đình đó chuyển đến sống ở Việt Nam, trẻ sẽ nhận ra là tiếng Việt được sử dụng trong hầu hết các tình huống còn tiếng Anh thì không, trẻ sẽ cho rằng tiếng Việt là quan trọng hơn. Một vài trẻ thì lại rất nhạy cảm với những sự khác biệt và có thể cảm thấy miễn cưỡng khi sử dụng ngôn ngữ “ít quan trọng hơn” – đặc biệt là nếu những đứa trẻ khác cũng không sử dụng ngôn ngữ “ít quan trọng hơn” đó. Vài trẻ khác thì trông có vẻ như không thấy phiền gì.
Khi nói về 1 ngôn ngữ trở nên “quan trọng hơn”, chúng ta chỉ đang nói về tầm nhìn, suy nghĩ của trẻ. Tuy nhiên, kể cả với người lớn, những người song ngữ cũng có xu hướng nổi trội hơn về 1 ngôn ngữ. Thậm chí nếu chỉ có ít sự khác biệt giữa 2 ngôn ngữ, hầu hết những người song ngữ vẫn cảm thấy có vẻ thoải mái hơn khi dùng 1 ngôn ngữ so với ngôn ngữ khác trong những tình huống cụ thể hoặc khi nói về những chủ đề cụ thể.
7. Liệu có tốt hơn nếu bắt đầu dạy trẻ ngôn ngữ thứ 2 sau khi trẻ đã rành ngôn ngữ thứ nhất?
Rõ ràng là không, đặc biệt là trong những gia đình song ngữ khi mà ngôn ngữ thứ 2 có vẻ “ít quan trọng hơn” với trẻ. Giới thiệu ngôn ngữ thứ 2 về sau chỉ khiến trẻ cảm thấy ngôn ngữ đó ít quan trọng và không đáng để cố gắng học ngôn ngữ đó.
Mặt khác, trong hoàn cảnh song ngữ (ví dụ như cặp đôi người việt sống ở Mỹ), sẽ không có vấn đề gì khi cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên và từ từ với điều kiện là gia đình sống ở Mỹ và cho trẻ đi học các trường ở Mỹ. Như vậy trẻ sẽ không gặp khó khăn hay rủi ro gì để có thể học được thành thạo tiếng Anh. Thực ra thì 1 vấn đề phổ biến hơn là trẻ thỉnh thoảng chối bỏ ngôn ngữ ở nhà để dùng mỗi ngôn ngữ bên ngoài mà thôi.
8. Khi ba và mẹ nói 2 ngôn ngữ khác nhau, liệu ba mẹ có nên dạy trẻ nói ngôn ngữ mẹ đẻ của bản thân nếu ba mẹ muốn trẻ trở thành song ngữ?
Rất nhiều chuyên gia đề nghị ba mẹ trong gia đình song ngữ sử dụng phương pháp “Mỗi người 1 ngôn ngữ” (one-parent-one-language là gì?). Ý tưởng được sử dụng chính là Mẹ luôn nói ngôn ngữ gốc của mình với trẻ, và Ba luôn nói ngôn ngữ gốc của mình với trẻ. Đó có thể nói là nền tảng tốt cho 1 gia đình song ngữ thành công. Nhưng phương pháp này không phải phương pháp duy nhất, và chậm chí phương pháp mỗi người 1 ngôn ngữ đôi khi có thể thất bại. Tất nhiên, cũng có nhiều cách để giúp con học ngoại ngữ như nghe loa, nói chuyện hàng ngày, và phương pháp nào nên được ưu tiên, ba mẹ hãy xem Ảnh hưởng của tương tác xã hội đối với việc học ngôn ngữ của trẻ – tắm ngôn ngữ có lợi hay không?
Bài viết liên quan:
- 4 lời khuyên để dạy tiếng Anh cho trẻ không sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ
- Những câu hỏi về nuôi dạy trẻ song ngữ (Phần 1)
- Dạy song ngữ cho trẻ: những hiểu lầm và sự thật (Phần 1)
- Dạy song ngữ cho trẻ: những hiểu lầm và sự thật (Phần 2)
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
https://www.facebook.com/tranlan.huong.1/
Trả lời