Hiệp hội Ngôn ngữ học Hoa Kỳ (LSA)
Liệu bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai sau khi trẻ đã học được ngôn ngữ thứ nhất sẽ tốt hơn?
Chắc chắn là không rồi, đặc biệt là với trường hợp của những gia đình song ngữ mà có ngôn ngữ thứ 2 có vẻ “ít quan trọng” với trẻ. Giới thiệu ngôn ngữ thứ 2 cho trẻ muộn hơn chỉ khiến trẻ nghĩ ngôn ngữ thứ 2 không đủ quan trọng và không đáng để cố gắng học. Ba mẹ nghĩ sao nếu dạy con song ngữ từ sớm, cùng xem Sự tiếp xúc với ngôn ngữ 2 từ sớm tác động tới khả năng của trẻ sơ sinh như thế nào?
Vợ chồng tôi nói những ngôn ngữ khác nhau. Liệu chúng tôi có nên chỉ nói ngôn ngữ gốc của bản thân với trẻ nếu chúng tôi muốn dạy con mình song ngữ?
Rất nhiều chuyên gia đề nghị áp dụng phương pháp OPOL – mỗi người một ngôn ngữ ở những gia đình song ngữ (Xem thêm về OPOL tại đây). Ý tưởng là người mẹ luôn nói ngôn ngữ gốc của cô ấy với con, và người ba cũng luôn nói ngôn ngữ gốc của mình với trẻ. Đó là một cơ sở tốt cho gia đình song ngữ, nhưng nó không phải là phương pháp duy nhất, và thậm chí OPOL có thể chuyển biến xấu đi.
Một vài những vấn đề với phương pháp 1 người-1 ngôn ngữ OPOL
Một vấn đề chính là sự cân bằng trong ngôn ngữ. Trẻ nhỏ cần được nghe cả 2 ngôn ngữ thường xuyên và trong nhiều ngữ cảnh. Nếu trẻ không bao giờ nghe ngôn ngữ phụ ngoại trừ từ ba hoặc mẹ, trẻ có thể không có đủ lượng tiếp xúc (exposure) với ngôn ngữ đó để có thể phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên. Đặc biệt là nếu ba mẹ đều sử dụng được ngôn ngữ chính thì trẻ có thể cảm thấy không cần thiết phải học ngôn ngữ phụ. Trong những trường hợp như vậy thì ba mẹ cần tìm những nguồn tiếp xúc khác và những cách khác để khiến trẻ có cảm giác cần ngôn ngữ phụ. Ông bà, họ hàng hay người giữ trẻ nói đơn ngữ cũng rất có ích cho việc học ngôn ngữ của trẻ. Ba mẹ có thể tìm kiếm những nhà trẻ, sân chơi sử dụng ngoại ngữ, hoặc những video và băng truyện (Nuôi dạy trẻ con học song ngữ đúng cách). Đặc biệt là không chỉ xem TV mà chính sự tương tác với những người xung quanh cũng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tương tác xã hội ảnh hưởng thế nào đối với việc học ngôn ngữ của trẻ?
Một vấn đề khác đó là giữ cho mọi thứ được diễn ra một cách tự nhiên. Nếu trẻ cảm thấy mình bị ép buộc làm gì đó kì lạ, trẻ sẽ kháng cự lại. Rõ ràng là việc nói một ngôn ngữ trong vài ngày và lại nói một ngôn ngữ khác trong những ngày khác có vẻ khó để có thể thực thi và có thể tạo ra thái độ tiêu cực ở trẻ.
Vấn đề khác là nếu ba mẹ không nói được ngôn ngữ của đối phương, trẻ sẽ biết được là mỗi khi chúng nói chuyện với mẹ bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thì ba sẽ bị loại bỏ ra khỏi cuộc trò chuyện. Điều này có thể khiến trẻ không muốn nói một trong 2 ngôn ngữ của ba mẹ khi cả ba và mẹ đều ở đó. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì gia đình song ngữ sẽ thành công nếu cả ba và mẹ ít nhiều có thể hiểu được cả 2 ngôn ngữ. Như vậy thì không ai sẽ bị bỏ rơi trong cuộc trò chuyện ở nhà. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra tầm quan trọng về việc sử dụng ngôn ngữ một cách nhất quán ở nhà.
Con tôi từng nói ngôn ngữ ở nhà khá tốt, nhưng bây giờ khi trẻ đi học, trẻ lại trộn lẫn ngôn ngữ với tiếng Việt suốt, tôi nên làm gì trong trường hợp này?
Câu trả lời là hãy thư thả. Trộn lẫn ngôn ngữ là bình thường với những người nói cả 2 ngôn ngữ. Trộn ngôn ngữ không có nghĩa là trẻ sẽ quên đi 1 ngôn ngữ hay trẻ không thể phân biệt được 2 ngôn ngữ (Xem Tổng quan về trộn ngôn ngữ và chuyển đổi ngôn ngữ ở trẻ em). Nếu bạn mắng trẻ chỉ vì nói trộn với tiếng Việt, việc đó sẽ tạo nên thái độ tiêu cực với ngôn ngữ ở nhà và cũng chỉ làm mọi thứ tệ hơn. Thay vào đó, ba mẹ hãy tạo ra những tình huống mà khiến trẻ cảm thấy thực sự cần ngôn ngữ ở nhà – ví dụ như gọi điện thoại cho ông bà nói đơn ngữ.
Khi trẻ còn nhỏ, trẻ rõ ràng cần nhiều sự tiếp xúc hơn với ngôn ngữ gia đình hơn là tiếng Việt. Bây giờ khi trẻ đi học, trẻ sẽ tiếp xúc với mỗi tiếng Việt trong nhiều giờ mỗi ngày, và trẻ học nhiều thứ hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ nhưng bằng tiếng Anh. Trẻ rõ ràng không biết những chữ như “notebook” or “principal” trong ngôn ngữ ở nhà là gì. Hãy nhớ rằng cho dù nếu trẻ cuối cùng muốn học tiếng Việt như ngôn ngữ chính của mình, trẻ có thể vẫn rất giỏi khi học ngôn ngữ ở nhà. Xem thêm Sơ đồ ngôn ngữ trong não bộ của trẻ sơ sinh
Tài liệu liên quan:
- Những câu hỏi về nuôi dạy trẻ song ngữ (P.2)
- Những câu hỏi về nuôi dạy trẻ song ngữ (P.1)
- Những điều ba mẹ cần biết về song ngữ
- Những thách thức với gia đình nuôi dạy trẻ song ngữ
Nguồn: https://www.linguisticsociety.org/resource/faq-raising-bilingual-children
Tất cả các bài lược dịch trong trang web đều thuộc sở hữu trí tuệ cuả HP JUNiOR Team. Vui lòng không sao chép hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của HP JUNiOR.
Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây
Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.
Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: https://hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-
➜ Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ https://bit.ly/39NIFWw
➜ Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:
Khoá cơ bản: https://hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: https://hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
➜ Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ:https://bit.ly/3hEMtuB
➜ Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: https://hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: https://hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/
Lan Hương – mẹ của Mỡ
Thạc sĩ Giáo dục – ĐH Queensland, Australia
Trả lời